BlackBerry sẽ trở lại với bàn phím vật lý
BlackBerry đang phải vật lộn với việc lôi kéo khách hàng trở lại, trước sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ như Apple, Samsung
Hãng điện thoại BlackBerry, vốn đang phải vật lộn với việc tìm kiếm khách hàng cho dòng điện thoại cảm ứng, dự kiến sẽ quay lại tập trung vào các dòng điện thoại trang bị bàn phím vật lý, theo hãng tin Bloomberg.
“Cá nhân tôi yêu thích bàn phím vật lý”, Giám đốc điều hành John Chen của BlackBerry trả lời trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Bloomberg tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng quốc tế ở Las Vegas (Mỹ). Theo ông Chen, trong tương lai, phần lớn các dòng điện thoại của công ty sẽ sử dụng bàn phím vật lý, hơn là màn hình cảm ứng.
Ông Chen đảm nhận chiếc ghế Giám đốc điều hành BlackBerry từ tháng 11 năm ngoái. Ông đang cố gắng tái thiết lại công ty, sau khi dòng sản phẩm chạy nền tảng BlackBerry 10 thất bại trong việc lôi kéo khách hàng và khiến công ty hao tốn không ít tiền của. Một phần trong kế hoạch trở lại này của ông là BlackBerry sẽ tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp và cơ quan chính phủ.
Theo giới phân tích, việc tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp và chính phủ sẽ dễ dàng hơn đối với BlackBerry, bởi nhóm người dùng này luôn cần bàn phím vật lý để gửi nhận email một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn là việc chạm bấm trên các bàn phím ảo của màn hình cảm ứng. Hơn nữa, cơ chế bảo mật của BlackBerry vẫn rất nổi trội, thích hợp với nhóm khách hàng này.
Trang công nghệ Cnet cho biết, trong bức thư gửi tới kênh truyền hình CNBC hồi cuối năm 2013, Giám đốc điều hành John Chen từng viết rằng, "nhiều cơ quan chính phủ, những đối tượng có nhu cầu an ninh nghiêm ngặt nhất, vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào BlackBerry để đảm bảo cơ sở hạ tầng thiết bị di động của họ".
“Đối với các cơ quan chính phủ, BlackBerry có vai trò không thể thay thế - Chúng tôi là nhà cung cấp dịch vụ quản lý thiết bị di động duy nhất có đủ thẩm quyền để hoạt động trên mạng lưới Bộ Quốc phòng Mỹ. Điều này có nghĩa Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ được phép sử dụng BlackBerry. Trên toàn cầu, cả bảy thành viên G-7 cũng là khách hàng của BlackBerry”, ông Chen cho hay.
Trong ngày hôm qua (6/1), BlackBerry thông báo cựu Giám đốc HTC Ron Louks sẽ gia nhập công ty và nắm giữ chức vụ lãnh đạo mảng thiết bị và giải pháp mới nổi. Trong thông cáo báo chí của mình, BlackBerry cho biết, ông Louks sẽ tập trung vào lộ trình sản phẩm dài hạn của BlackBerry, bao gồm phần cứng, phần mềm, thiết kế cũng như các nỗ lực hợp tác phát triển.
Ngoài ra, tháng trước, ông Chen đã công bố một thỏa thuận 5 năm với Tập đoàn Công nghệ Foxconn. Theo đó, Foxconn sẽ phụ trách sản xuất smartphone cho BlackBerry tại các nhà máy ở Indonesia và Mexico nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường đang phát triển nhanh.
Giám đốc điều hành John Chen cho biết, “việc hợp tác với Foxconn sẽ giúp BlackBerry tập trung vào những gì có thể làm tốt nhất, thiết kế mang tính biểu tượng, bảo mật tốt nhất thế giới, phát triển phần mềm quản lý doanh nghiệp qua thiết bị di động. Nhờ sử dụng quy mô sản xuất của Foxconn chúng tôi sẽ cạnh tranh hiệu quả hơn với những nhà sản xuất khác”.
“Cá nhân tôi yêu thích bàn phím vật lý”, Giám đốc điều hành John Chen của BlackBerry trả lời trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Bloomberg tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng quốc tế ở Las Vegas (Mỹ). Theo ông Chen, trong tương lai, phần lớn các dòng điện thoại của công ty sẽ sử dụng bàn phím vật lý, hơn là màn hình cảm ứng.
Ông Chen đảm nhận chiếc ghế Giám đốc điều hành BlackBerry từ tháng 11 năm ngoái. Ông đang cố gắng tái thiết lại công ty, sau khi dòng sản phẩm chạy nền tảng BlackBerry 10 thất bại trong việc lôi kéo khách hàng và khiến công ty hao tốn không ít tiền của. Một phần trong kế hoạch trở lại này của ông là BlackBerry sẽ tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp và cơ quan chính phủ.
Theo giới phân tích, việc tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp và chính phủ sẽ dễ dàng hơn đối với BlackBerry, bởi nhóm người dùng này luôn cần bàn phím vật lý để gửi nhận email một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn là việc chạm bấm trên các bàn phím ảo của màn hình cảm ứng. Hơn nữa, cơ chế bảo mật của BlackBerry vẫn rất nổi trội, thích hợp với nhóm khách hàng này.
Trang công nghệ Cnet cho biết, trong bức thư gửi tới kênh truyền hình CNBC hồi cuối năm 2013, Giám đốc điều hành John Chen từng viết rằng, "nhiều cơ quan chính phủ, những đối tượng có nhu cầu an ninh nghiêm ngặt nhất, vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào BlackBerry để đảm bảo cơ sở hạ tầng thiết bị di động của họ".
“Đối với các cơ quan chính phủ, BlackBerry có vai trò không thể thay thế - Chúng tôi là nhà cung cấp dịch vụ quản lý thiết bị di động duy nhất có đủ thẩm quyền để hoạt động trên mạng lưới Bộ Quốc phòng Mỹ. Điều này có nghĩa Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ được phép sử dụng BlackBerry. Trên toàn cầu, cả bảy thành viên G-7 cũng là khách hàng của BlackBerry”, ông Chen cho hay.
Trong ngày hôm qua (6/1), BlackBerry thông báo cựu Giám đốc HTC Ron Louks sẽ gia nhập công ty và nắm giữ chức vụ lãnh đạo mảng thiết bị và giải pháp mới nổi. Trong thông cáo báo chí của mình, BlackBerry cho biết, ông Louks sẽ tập trung vào lộ trình sản phẩm dài hạn của BlackBerry, bao gồm phần cứng, phần mềm, thiết kế cũng như các nỗ lực hợp tác phát triển.
Ngoài ra, tháng trước, ông Chen đã công bố một thỏa thuận 5 năm với Tập đoàn Công nghệ Foxconn. Theo đó, Foxconn sẽ phụ trách sản xuất smartphone cho BlackBerry tại các nhà máy ở Indonesia và Mexico nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường đang phát triển nhanh.
Giám đốc điều hành John Chen cho biết, “việc hợp tác với Foxconn sẽ giúp BlackBerry tập trung vào những gì có thể làm tốt nhất, thiết kế mang tính biểu tượng, bảo mật tốt nhất thế giới, phát triển phần mềm quản lý doanh nghiệp qua thiết bị di động. Nhờ sử dụng quy mô sản xuất của Foxconn chúng tôi sẽ cạnh tranh hiệu quả hơn với những nhà sản xuất khác”.