Bộ Công Thương lên tiếng về “siêu dự án” trên sông Hồng
Bộ Công Thương cho biết sẽ ủng hộ dự án trên sông Hồng để tránh lãng phí tài nguyên nước
“Xin lưu ý, đây không phải là dự án thủy điện, mà là dự án giao thông xuyên Á, người ta có làm đập, làm âu thuyền để dâng nước lên cho tàu thuyền có thể đi từ Việt Trì lên Lào Cai. Khi nước dâng lên, họ có thể tận dụng kết hợp với việc phát điện nên đây không phải dự án thủy điện”.
Đó là khẳng định của Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng Đỗ Đức Quân trước câu hỏi của báo giới về dự án giao thông - thuỷ điện trên sông Hồng do Công ty TNHH Xuân Thiện (Ninh Bình) đề xuất đang gây xôn xao dư luận.
Trao đổi tại cuộc họp báo của Bộ Công Thương chiều 6/5, lãnh đạo Tổng cục Năng lượng cho hay, cho đến thời điểm này, “chưa có một dự án thuỷ điện nào trên sông Hồng nằm trong quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt”.
Đối với đề xuất của Công ty Xuân Thiện, dự án mới đang ở giai đoạn nghiên cứu và xin chủ trương, sau khi đi vào cụ thể mới làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan.
Tuy nhiên, với chức năng của mình, ông Quân khẳng định Bộ Công Thương sẽ quan tâm đến vấn đề xây dựng thủy điện, dù đây là các thủy điện nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến lưới điện quốc gia.
“Quan điểm của Bộ Công Thương là nếu để làm thủy điện thì đây là dự án nhỏ nhằm tận dụng tài nguyên nước và được Chính phủ cho phép làm thì Bộ Công Thương ủng hộ, không để lãng phí nguồn nước. Chúng tôi cũng đã nhắc nhở các bên liên quan về vấn đề môi trường, di dân, tái định cư, thay đổi dòng chảy hay nạo vét lòng sông”, ông Quân nói.
Đại diện Tổng cục Năng lượng cũng khẳng định, nếu như dự án được Chính phủ phê duyệt, giá bán điện hợp lý… thì có thể xây dựng thủy điện được.
Trao đổi thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết dự án xuất phát từ đề xuất của Công ty TNHH Xuân Thiện, thuộc Tập đoàn Xuân Thành. Với những vấn đề có liên quan, Bộ Công Thương sẽ được xem xét kỹ, về tính khả thi đến những ảnh hưởng môi trường bởi Việt Nam đã có những hệ lụy tiêu cực khi phát triển thuỷ điện.
“Chúng ta đã phải trả giá rất nhiều về môi trường, hạn hán, mưa lũ khi cho phát triển thuỷ điện nên phải hết sức lưu ý khi triển khai bất kì dự án nào cũng phải đánh giá tác động của môi trường”, Thứ trưởng Hải nói.
Trước đó, ngày 5/5, Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nguyễn Xuân Tự cũng khẳng định, dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện mới ở mức sơ khai, ý tưởng đề xuất.
Ông Nguyễn Xuân Tự cũng thừa nhận, dự án này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến môi trường nhưng ảnh hưởng như thế nào trong quá trình nạo vét lòng sông, xây đập thủy điện… Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có báo cáo đánh giá chi tiết tác động môi trường ở các bước sau.
Theo đề xuất của chủ đầu tư, mục tiêu của dự án là sẽ mở ra một tuyến vận tải thông suốt trên sông Hồng từ Lạch Giang (Nam Định) qua Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái tới Quý Xa (Lào Cai).
Trên tuyến giao thông này sẽ xây dựng 7 cảng là Phố Mới, Apatit, Quý Xa (Lào Cai), cảng Văn Phú (Yên Bái), cảng Ngọc Tháp, Cổ Tiết (Phú Thọ), cảng phía Bắc (Hà Nội). Chủ đầu tư còn nêu rõ dự án này sẽ giúp tăng cường giao lưu thương mại, vận tải xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng đề xuất xây dựng 6 đập thủy điện và âu tàu để nâng mực nước cho tàu trọng tải lớn qua lại. Đây là các công trình thủy điện với tổng công suất thiết kế khoảng 228 MW, cung cấp 912 triệu kWh/năm.
Còn theo chủ đầu tư, dự án nói trên được đề xuất thực hiện theo dạng hợp đồng BOO (Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh).
Tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới khoảng 24.500 tỷ đồng, tương đương 1,1 tỷ USD. Trong đó, chi phí xây dựng là 8.207 tỷ đồng, chi phí thiết bị 4.558 tỷ đồng, chi phí bồi thường tái định cư 1.230 tỷ và dự phòng khoảng 6.549 tỷ đồng… Cơ cấu vốn gồm 30% tự có của doanh nghiệp, còn lại 70% là vay thương mại.
Đó là khẳng định của Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng Đỗ Đức Quân trước câu hỏi của báo giới về dự án giao thông - thuỷ điện trên sông Hồng do Công ty TNHH Xuân Thiện (Ninh Bình) đề xuất đang gây xôn xao dư luận.
Trao đổi tại cuộc họp báo của Bộ Công Thương chiều 6/5, lãnh đạo Tổng cục Năng lượng cho hay, cho đến thời điểm này, “chưa có một dự án thuỷ điện nào trên sông Hồng nằm trong quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt”.
Đối với đề xuất của Công ty Xuân Thiện, dự án mới đang ở giai đoạn nghiên cứu và xin chủ trương, sau khi đi vào cụ thể mới làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan.
Tuy nhiên, với chức năng của mình, ông Quân khẳng định Bộ Công Thương sẽ quan tâm đến vấn đề xây dựng thủy điện, dù đây là các thủy điện nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến lưới điện quốc gia.
“Quan điểm của Bộ Công Thương là nếu để làm thủy điện thì đây là dự án nhỏ nhằm tận dụng tài nguyên nước và được Chính phủ cho phép làm thì Bộ Công Thương ủng hộ, không để lãng phí nguồn nước. Chúng tôi cũng đã nhắc nhở các bên liên quan về vấn đề môi trường, di dân, tái định cư, thay đổi dòng chảy hay nạo vét lòng sông”, ông Quân nói.
Đại diện Tổng cục Năng lượng cũng khẳng định, nếu như dự án được Chính phủ phê duyệt, giá bán điện hợp lý… thì có thể xây dựng thủy điện được.
Trao đổi thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết dự án xuất phát từ đề xuất của Công ty TNHH Xuân Thiện, thuộc Tập đoàn Xuân Thành. Với những vấn đề có liên quan, Bộ Công Thương sẽ được xem xét kỹ, về tính khả thi đến những ảnh hưởng môi trường bởi Việt Nam đã có những hệ lụy tiêu cực khi phát triển thuỷ điện.
“Chúng ta đã phải trả giá rất nhiều về môi trường, hạn hán, mưa lũ khi cho phát triển thuỷ điện nên phải hết sức lưu ý khi triển khai bất kì dự án nào cũng phải đánh giá tác động của môi trường”, Thứ trưởng Hải nói.
Trước đó, ngày 5/5, Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nguyễn Xuân Tự cũng khẳng định, dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện mới ở mức sơ khai, ý tưởng đề xuất.
Ông Nguyễn Xuân Tự cũng thừa nhận, dự án này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến môi trường nhưng ảnh hưởng như thế nào trong quá trình nạo vét lòng sông, xây đập thủy điện… Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có báo cáo đánh giá chi tiết tác động môi trường ở các bước sau.
Theo đề xuất của chủ đầu tư, mục tiêu của dự án là sẽ mở ra một tuyến vận tải thông suốt trên sông Hồng từ Lạch Giang (Nam Định) qua Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái tới Quý Xa (Lào Cai).
Trên tuyến giao thông này sẽ xây dựng 7 cảng là Phố Mới, Apatit, Quý Xa (Lào Cai), cảng Văn Phú (Yên Bái), cảng Ngọc Tháp, Cổ Tiết (Phú Thọ), cảng phía Bắc (Hà Nội). Chủ đầu tư còn nêu rõ dự án này sẽ giúp tăng cường giao lưu thương mại, vận tải xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng đề xuất xây dựng 6 đập thủy điện và âu tàu để nâng mực nước cho tàu trọng tải lớn qua lại. Đây là các công trình thủy điện với tổng công suất thiết kế khoảng 228 MW, cung cấp 912 triệu kWh/năm.
Còn theo chủ đầu tư, dự án nói trên được đề xuất thực hiện theo dạng hợp đồng BOO (Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh).
Tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới khoảng 24.500 tỷ đồng, tương đương 1,1 tỷ USD. Trong đó, chi phí xây dựng là 8.207 tỷ đồng, chi phí thiết bị 4.558 tỷ đồng, chi phí bồi thường tái định cư 1.230 tỷ và dự phòng khoảng 6.549 tỷ đồng… Cơ cấu vốn gồm 30% tự có của doanh nghiệp, còn lại 70% là vay thương mại.