Bộ đầu tiên thực hiện rút gọn báo chí theo quy hoạch
Bộ Giao thông Vận tải sẽ chỉ còn giữ lại báo Giao thông và tạp chí Giao thông Vận tải
Sau khi đề án quy hoạch báo chí được Bộ Chính trị thông qua, Bộ Giao thông Vận tải đã trở thành cơ quan đầu tiên tiến hành "rút gọn" hệ thống báo, tạp chí trực thuộc.
Một cuộc họp về vấn đề này đã được tổ chức vào chiều 23/3 với sự tham gia của Bộ trưởng Đinh La Thăng và nhiều lãnh đạo quan trọng của bộ này.
Trước đó, bản đề án "Sắp xếp, quy hoạch và tổ chức lại các báo, tạp chí trong ngành giao thông vận tải" đã được xây dựng để lấy ý kiến các bên liên quan.
Theo ông Nguyễn Bá Kiên, Tổng biên tập báo Giao thông, đơn vị được giao xây dựng đề án thì "tất cả các cơ quan đã có ý kiến trả lời, cơ bản thống nhất với chủ trương sáp nhập các báo, tạp chí về báo Giao thông cũng như phương án tổ chức, sắp xếp nhân sự, định hướng hoạt động của báo sau khi sáp nhập”.
Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự sau khi sáp nhập các báo, tạp chí về báo Giao thông sẽ được chia làm hai giai đoạn. Trước mắt, báo Giao thông sẽ tiếp nhận các cán bộ, phóng viên của các cơ quan trên có nguyện vọng chuyển công tác sang Báo Giao thông.
Tiếp đó, sau 3 tháng, báo Giao thông sẽ sắp xếp lại nhân sự trên cơ sở đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhu cầu công tác để phân loại và bố trí, sắp xếp lại cán bộ, phóng viên, nhân viên phù hợp với tình hình thực tế.
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh việc thực hiện đề án “Sắp xếp, quy hoạch và tổ chức lại các báo, tạp chí trong ngành giao thông vận tải” với mục tiêu tập trung lại để bộ này chỉ còn hai cơ quan báo chí là báo Giao thông và tạp chí Giao thông Vận tải là yêu cầu cấp thiết, nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ, đồng thời nâng cao chất lượng tuyên truyền, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của ngành.
“Bộ Giao thông vận tải quyết liệt thực hiện chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về sắp xếp hệ thống báo chí gắn với đổi mới mô hình, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí, khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý, xa rời tôn chỉ mục đích; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới”, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết.
Bộ trưởng yêu cầu, sau khi có sự thống nhất với Bộ Thông tin và Truyền thông, sẽ đình bản báo Đường sắt, các tạp chí Hàng không, Đăng kiểm, Đường bộ, Hàng hải, Đường thủy nội địa. Tất cả nhân sự có nghiệp vụ báo chí của các cơ quan này sẽ được chuyển về báo Giao thông.
Các cơ quan chủ quản của 6 đơn vị nói trên phải sắp xếp công việc phù hợp tại đơn vị mình cho các nhân sự còn lại. Riêng tạp chí Công nghiệp tàu thủy xem xét phương án chuyển về cơ quan chủ quản mới là Hội Khoa học công nghiệp tàu thủy.
Báo cáo của Bộ Thông tin Truyền thông cuối năm 2014 cho thấy, hiện cả nước có 845 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in, 646 tạp chí, 1 hãng thông tấn quốc gia, 98 báo - tạp chí điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình. Cả nước có gần 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ nhà báo, và khoảng 5 nghìn phóng viên hoạt động báo chí, nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ.
Một cuộc họp về vấn đề này đã được tổ chức vào chiều 23/3 với sự tham gia của Bộ trưởng Đinh La Thăng và nhiều lãnh đạo quan trọng của bộ này.
Trước đó, bản đề án "Sắp xếp, quy hoạch và tổ chức lại các báo, tạp chí trong ngành giao thông vận tải" đã được xây dựng để lấy ý kiến các bên liên quan.
Theo ông Nguyễn Bá Kiên, Tổng biên tập báo Giao thông, đơn vị được giao xây dựng đề án thì "tất cả các cơ quan đã có ý kiến trả lời, cơ bản thống nhất với chủ trương sáp nhập các báo, tạp chí về báo Giao thông cũng như phương án tổ chức, sắp xếp nhân sự, định hướng hoạt động của báo sau khi sáp nhập”.
Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự sau khi sáp nhập các báo, tạp chí về báo Giao thông sẽ được chia làm hai giai đoạn. Trước mắt, báo Giao thông sẽ tiếp nhận các cán bộ, phóng viên của các cơ quan trên có nguyện vọng chuyển công tác sang Báo Giao thông.
Tiếp đó, sau 3 tháng, báo Giao thông sẽ sắp xếp lại nhân sự trên cơ sở đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhu cầu công tác để phân loại và bố trí, sắp xếp lại cán bộ, phóng viên, nhân viên phù hợp với tình hình thực tế.
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh việc thực hiện đề án “Sắp xếp, quy hoạch và tổ chức lại các báo, tạp chí trong ngành giao thông vận tải” với mục tiêu tập trung lại để bộ này chỉ còn hai cơ quan báo chí là báo Giao thông và tạp chí Giao thông Vận tải là yêu cầu cấp thiết, nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ, đồng thời nâng cao chất lượng tuyên truyền, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của ngành.
“Bộ Giao thông vận tải quyết liệt thực hiện chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về sắp xếp hệ thống báo chí gắn với đổi mới mô hình, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí, khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý, xa rời tôn chỉ mục đích; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới”, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết.
Bộ trưởng yêu cầu, sau khi có sự thống nhất với Bộ Thông tin và Truyền thông, sẽ đình bản báo Đường sắt, các tạp chí Hàng không, Đăng kiểm, Đường bộ, Hàng hải, Đường thủy nội địa. Tất cả nhân sự có nghiệp vụ báo chí của các cơ quan này sẽ được chuyển về báo Giao thông.
Các cơ quan chủ quản của 6 đơn vị nói trên phải sắp xếp công việc phù hợp tại đơn vị mình cho các nhân sự còn lại. Riêng tạp chí Công nghiệp tàu thủy xem xét phương án chuyển về cơ quan chủ quản mới là Hội Khoa học công nghiệp tàu thủy.
Báo cáo của Bộ Thông tin Truyền thông cuối năm 2014 cho thấy, hiện cả nước có 845 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in, 646 tạp chí, 1 hãng thông tấn quốc gia, 98 báo - tạp chí điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình. Cả nước có gần 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ nhà báo, và khoảng 5 nghìn phóng viên hoạt động báo chí, nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ.