Bổ sung thêm 3 phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
Phó thủ tướng yêu cầu việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất phải đảm bảo vừa nhanh, chất lượng nhưng phải rẻ nhất
“Đơn vị tư vấn phải khẩn trương hoàn thiện các phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/2 đồng thời khi hoàn thiện được các phương án, cần công khai cho mọi người dân được biết”.
Chỉ đạo trên được Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đưa ra tại buổi làm việc với Công ty Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC) thuộc Bộ Quốc phòng – đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao tư vấn các phương án điều chỉnh quy hoạch nhằm mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 9/2.
Tại các cuộc khảo sát, làm việc trước đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ra “đề bài” quy hoạch, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất bảo đảm 40-50 triệu hành khách/năm. Theo ý kiến các bộ, ngành và các chuyên gia hàng không thì đây là “ngưỡng” mà sân bay Tân Sơn Nhất có thể đáp ứng. Tổng công suất của sân bay Tân Sơn Nhất đến năm 2020 là 25 triệu, nhưng thực tế đang phải phục vụ 32,5 triệu lượt hành khách/năm.
Do đó, tại cuộc họp, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ 4 yêu cầu đối với việc cải tạo, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất.
Yêu cầu đầu tiên là phải nhanh để có thể để khắc phục ngay tình trạng ùn tắc “từ trên trời xuống dưới đất, từ trong ra ngoài” như hiện nay. “Không thể chọn phương án thi công kéo dài 3 - 5 năm hoặc lâu hơn. Mọi công đoạn thực hiện đầu tư nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất phải được thực hiện nhanh nhất, ngay trong năm 2017, để năm 2018 có thể đưa vào sử dụng được”, Phó thủ tướng yêu cầu.
Yêu cầu thứ hai là phải rẻ. “Yêu cầu phải rẻ nhất, vì rẻ mới hiệu quả. Vốn đầu tư công hiện đang rất khó khăn, do đó phải hạn chế ở mức thấp nhất nguồn vốn nhà nước, thay vào đó cần có giải pháp để khuyến khích xã hội hoá, huy động vốn của các doanh nghiệp cho đầu tư, từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng đầu tư, giảm thất thoát”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Yêu cầu thứ ba là phải bảo đảm chất lượng công trình, cả về mỹ quan, cảnh quan, môi trường. Yêu cầu thứ tư là phải bảo đảm an toàn cả trong quá trình đầu tư xây dựng, khai thác, sử dụng công trình; bảo đảm an toàn, an ninh hàng không.
Đáng chú ý, trong cuộc họp hôm 20/1 vừa qua, trong số 3 phương án đơn vị tư vấn đưa ra, Phó thủ tướng đã định hướng lựa chọn phương án với vốn đầu tư chỉ khoảng 20.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tại cuộc họp ngày 9/2, đơn vị tư vấn đã báo cáo thêm 3 phương án 2B, 2C, 2D trong đó có phương án phải sử dụng vốn đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng. Cụ thể, hương án 2B sẽ xây dựng đường cất hạ cánh số 3 về phía Bắc, xây dựng các đường lăn thoát nhanh nối giữa đường cất hạ cánh mới và sân đỗ, xây dựng nhà ga T4 ở phía Bắc, nhà ga lưỡng dụng T3 ở phía Nam... Phương án này có thể nâng công suất lên 48-50 triệu hành khách/năm, chi phí khoảng 93.000 tỷ đồng, xây dựng trong 10-12 năm.
Phương án 2C tương tự phương án 2B, nhưng xây dựng nhà ga T4 công suất lớn hơn, khoảng 25-30 triệu lượt hành khách/năm. Phương án này sẽ nâng công suất Tân Sơn Nhất lên 68-70 triệu lượt hành khách/năm, tiêu tốn khoảng 131 ngàn tỷ đồng, xây dựng trong hơn 15 năm.
Phương án 2D là xây dựng thêm nhà ga T5, nâng tổng công suất lên 78 - 80 triệu khách/năm. Thời gian xây dựng của phương án này là trên 15 năm, với kinh phí khoảng 185,5 ngàn tỷ đồng.
Chỉ đạo trên được Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đưa ra tại buổi làm việc với Công ty Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC) thuộc Bộ Quốc phòng – đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao tư vấn các phương án điều chỉnh quy hoạch nhằm mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 9/2.
Tại các cuộc khảo sát, làm việc trước đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ra “đề bài” quy hoạch, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất bảo đảm 40-50 triệu hành khách/năm. Theo ý kiến các bộ, ngành và các chuyên gia hàng không thì đây là “ngưỡng” mà sân bay Tân Sơn Nhất có thể đáp ứng. Tổng công suất của sân bay Tân Sơn Nhất đến năm 2020 là 25 triệu, nhưng thực tế đang phải phục vụ 32,5 triệu lượt hành khách/năm.
Do đó, tại cuộc họp, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ 4 yêu cầu đối với việc cải tạo, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất.
Yêu cầu đầu tiên là phải nhanh để có thể để khắc phục ngay tình trạng ùn tắc “từ trên trời xuống dưới đất, từ trong ra ngoài” như hiện nay. “Không thể chọn phương án thi công kéo dài 3 - 5 năm hoặc lâu hơn. Mọi công đoạn thực hiện đầu tư nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất phải được thực hiện nhanh nhất, ngay trong năm 2017, để năm 2018 có thể đưa vào sử dụng được”, Phó thủ tướng yêu cầu.
Yêu cầu thứ hai là phải rẻ. “Yêu cầu phải rẻ nhất, vì rẻ mới hiệu quả. Vốn đầu tư công hiện đang rất khó khăn, do đó phải hạn chế ở mức thấp nhất nguồn vốn nhà nước, thay vào đó cần có giải pháp để khuyến khích xã hội hoá, huy động vốn của các doanh nghiệp cho đầu tư, từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng đầu tư, giảm thất thoát”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Yêu cầu thứ ba là phải bảo đảm chất lượng công trình, cả về mỹ quan, cảnh quan, môi trường. Yêu cầu thứ tư là phải bảo đảm an toàn cả trong quá trình đầu tư xây dựng, khai thác, sử dụng công trình; bảo đảm an toàn, an ninh hàng không.
Đáng chú ý, trong cuộc họp hôm 20/1 vừa qua, trong số 3 phương án đơn vị tư vấn đưa ra, Phó thủ tướng đã định hướng lựa chọn phương án với vốn đầu tư chỉ khoảng 20.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tại cuộc họp ngày 9/2, đơn vị tư vấn đã báo cáo thêm 3 phương án 2B, 2C, 2D trong đó có phương án phải sử dụng vốn đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng. Cụ thể, hương án 2B sẽ xây dựng đường cất hạ cánh số 3 về phía Bắc, xây dựng các đường lăn thoát nhanh nối giữa đường cất hạ cánh mới và sân đỗ, xây dựng nhà ga T4 ở phía Bắc, nhà ga lưỡng dụng T3 ở phía Nam... Phương án này có thể nâng công suất lên 48-50 triệu hành khách/năm, chi phí khoảng 93.000 tỷ đồng, xây dựng trong 10-12 năm.
Phương án 2C tương tự phương án 2B, nhưng xây dựng nhà ga T4 công suất lớn hơn, khoảng 25-30 triệu lượt hành khách/năm. Phương án này sẽ nâng công suất Tân Sơn Nhất lên 68-70 triệu lượt hành khách/năm, tiêu tốn khoảng 131 ngàn tỷ đồng, xây dựng trong hơn 15 năm.
Phương án 2D là xây dựng thêm nhà ga T5, nâng tổng công suất lên 78 - 80 triệu khách/năm. Thời gian xây dựng của phương án này là trên 15 năm, với kinh phí khoảng 185,5 ngàn tỷ đồng.