Cả hai động cơ máy bay TransAsia bị rơi đều gặp sự cố
Dữ liệu từ hộp đen cho thấy, động cơ bên phải của chiếc ATR 72-600 đã gặp vấn đề trước, rồi tiếp đó là động cơ bên trái
Nhà chức trách Đài Loan hôm nay (6/2) đã công bố kết quả ban đầu phân tích dữ liệu hộp đen chuyến bay của hãng TransAsia bị rơi cách đây 2 ngày. Theo đó, cả hai động cơ của chiếc máy bay xấu số đều gặp trục trặc chỉ 2 phút sau khi cất cánh, dẫn tới không tạo đủ lực đẩy, khiến máy bay rơi xuống.
Theo tin từ Reuters, dữ liệu từ hộp đen cho thấy, động cơ bên phải của chiếc ATR 72-600 đã gặp vấn đề trước, rồi tiếp đó là động cơ bên trái. Chiếc máy bay đã phát tín hiệu cảnh báo dừng 5 lần trước khi rơi xuống dòng sông Keelung ở Đài Bắc.
Thông tin này được Hội đồng An toàn Hàng không Đài Loan (ASC) công bố trong một buổi họp báo diễn ra chiều nay ở Đài Bắc.
Ông Thomas Wang, Giám đốc ASC, cho hay, đầu tiên, động cơ bên phải của máy bay trục trặc và giảm lực đẩy. Phát hiện điều này, phi công đã tắt động cơ bên trái và sau đó cố gắng khởi động lại động cơ này, nhưng động cơ bên trái vẫn không tạo đủ lực đẩy cho chiếc máy bay. Ông Wang không nêu rõ lý do vì sao mọi chuyện lại diễn ra như vậy.
“Động cơ đầu tiên gặp vấn đề ở thời điểm 37 giây sau khi cất cánh, khi máy bay ở độ cao 1.200 feet (khoảng 366 mét)”, ông Wang nói.
Theo vị quan chức này, cơ trưởng của chuyến bay đã thông báo có cháy xảy ra trong động cơ, nhưng thực ra động cơ không bị cháy. Cháy động cơ máy bay có thể xảy ra khi nguồn cung nhiên liệu đến động cơ bị gián đoạn hoặc khi có lỗi trong buồng đốt nhiên liệu.
“Sau đó, phi công đã nhấn nút tăng tốc động cơ thứ hai. Cả hai động cơ đều vẫn hoạt động, nhưng không động cơ nào tạo đủ lực đẩy”, ông Wang cho biết.
Theo ông Wang, chiếc máy bay hoàn toàn có thể bay với một động cơ. Chiếc máy bay gặp nạn được trang bị hai động cơ Pratt & Whitney PW127M.
Trên chuyến bay GE235 gặp nạn có 53 hành khách, trong đó 31 người là du khách Trung Quốc đại lục, và 5 thành viên phi hành đoàn.
Hôm nay, đã có thêm 4 thi thể nạn nhân được phát hiện, nâng tổng số người được xác định đã chết trong vụ tai nạn lên con số 35. Hiện 8 người vẫn còn mất tích. Số người may mắn thoát chết là 15 người.
Vụ tai nạn này nối dài thêm chuỗi thảm họa mà ngành hàng không châu Á phải hứng chịu từ năm ngoái.
Indonesia hiện vẫn đang nỗ lực tìm kiếm thi thể các nạn nhân còn lại trên chuyến bay QZ8501 của hãng AirAsia rơi xuống biển Java hôm 26/12. Trong số 162 người thiệt mạng trên chuyến bay này, đã có 96 thi thể được tìm thấy.
Theo tin từ Reuters, dữ liệu từ hộp đen cho thấy, động cơ bên phải của chiếc ATR 72-600 đã gặp vấn đề trước, rồi tiếp đó là động cơ bên trái. Chiếc máy bay đã phát tín hiệu cảnh báo dừng 5 lần trước khi rơi xuống dòng sông Keelung ở Đài Bắc.
Thông tin này được Hội đồng An toàn Hàng không Đài Loan (ASC) công bố trong một buổi họp báo diễn ra chiều nay ở Đài Bắc.
Ông Thomas Wang, Giám đốc ASC, cho hay, đầu tiên, động cơ bên phải của máy bay trục trặc và giảm lực đẩy. Phát hiện điều này, phi công đã tắt động cơ bên trái và sau đó cố gắng khởi động lại động cơ này, nhưng động cơ bên trái vẫn không tạo đủ lực đẩy cho chiếc máy bay. Ông Wang không nêu rõ lý do vì sao mọi chuyện lại diễn ra như vậy.
“Động cơ đầu tiên gặp vấn đề ở thời điểm 37 giây sau khi cất cánh, khi máy bay ở độ cao 1.200 feet (khoảng 366 mét)”, ông Wang nói.
Theo vị quan chức này, cơ trưởng của chuyến bay đã thông báo có cháy xảy ra trong động cơ, nhưng thực ra động cơ không bị cháy. Cháy động cơ máy bay có thể xảy ra khi nguồn cung nhiên liệu đến động cơ bị gián đoạn hoặc khi có lỗi trong buồng đốt nhiên liệu.
“Sau đó, phi công đã nhấn nút tăng tốc động cơ thứ hai. Cả hai động cơ đều vẫn hoạt động, nhưng không động cơ nào tạo đủ lực đẩy”, ông Wang cho biết.
Theo ông Wang, chiếc máy bay hoàn toàn có thể bay với một động cơ. Chiếc máy bay gặp nạn được trang bị hai động cơ Pratt & Whitney PW127M.
Trên chuyến bay GE235 gặp nạn có 53 hành khách, trong đó 31 người là du khách Trung Quốc đại lục, và 5 thành viên phi hành đoàn.
Hôm nay, đã có thêm 4 thi thể nạn nhân được phát hiện, nâng tổng số người được xác định đã chết trong vụ tai nạn lên con số 35. Hiện 8 người vẫn còn mất tích. Số người may mắn thoát chết là 15 người.
Vụ tai nạn này nối dài thêm chuỗi thảm họa mà ngành hàng không châu Á phải hứng chịu từ năm ngoái.
Indonesia hiện vẫn đang nỗ lực tìm kiếm thi thể các nạn nhân còn lại trên chuyến bay QZ8501 của hãng AirAsia rơi xuống biển Java hôm 26/12. Trong số 162 người thiệt mạng trên chuyến bay này, đã có 96 thi thể được tìm thấy.