Các ngân hàng sẽ không được gửi - nhận tiền gửi lẫn nhau?
Đây là một nội dung được Ngân hàng Nhà nước đưa ra lấy ý kiến để hoàn thiện một văn bản mới
Đây là một nội dung được Ngân hàng Nhà nước đưa ra lấy ý kiến để hoàn thiện một văn bản mới về hoạt động cho vay và mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo thông tư về nội dung trên. Điểm đáng chú ý là dự thảo này bổ sung quy định tổ chức tín dụng không được thực hiện hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn với các tổ chức tín dụng khác.
Sở dĩ bổ sung quy định trên, theo cơ quan soạn thảo, là do xuất phát từ thực tế hoạt động cũng như hành lang pháp lý hiện nay.
Cụ thể, Quyết định 1310 hiện hành chỉ quy định hoạt động vay mượn lẫn nhau trên liên ngân hàng nhưng Luật Tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004 cho phép các tổ chức tín dụng được thực hiện các hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi lẫn nhau và thực tế các tổ chức tín dụng cũng đang chủ yếu thực hiện hoạt động này.
Tuy nhiên, Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 vừa được ban hành và sẽ có hiệu lực từ 2011 thì không có điều khoản nào quy định việc các tổ chức tín dụng được gửi tiền - nhận tiền gửi lẫn nhau. Tại Chương IV Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 quy định về hoạt động của tổ chức tín dụng, quy định các tổ chức tín dụng được vay vốn lẫn nhau (Điều 100, tiết c khoản 1 Điều 108, khoản 3 Điều 112, tiết b khoản 4 Điều 118, khoản 2 Điều 119), không quy định về hoạt động gửi tiền lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng, chỉ quy định việc mở tài khoản thanh toán lẫn nhau của các tổ chức tín dụng nhằm phục vụ cho mục đích thanh toán.
“Như vậy, kể từ ngày 1/1/2011 khi Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực thi hành, các tổ chức tín dụng phải chấm dứt toàn bộ hoạt động gửi tiền và nhận tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác mà chỉ duy trì hình thức cho vay và đi vay tổ chức tín dụng khác”, Ban soạn thảo cho biết.
Dự thảo trên cũng bổ sung hoạt động mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng. Theo giải thích của Ban soạn thảo, thực chất đây là các giao dịch tiền tệ liên ngân hàng. Về bản chất, giao dịch mua có kỳ hạn giấy tờ có giá chính là hoạt động vay mượn lẫn nhau của các tổ chức tín dụng trên liên ngân hàng được bảo đảm bằng giấy tờ có giá.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN quy định về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng với khách hàng trong đó bao gồm cả hoạt động mua, bán giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng với nhau. Tuy nhiên, để thống nhất quản lý các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng thì cần thiết phải quy định các nội dung liên quan đến hoạt động liên ngân hàng trong một thông tư để tiện cho việc tham chiếu thực hiện.
Về nguyên tắc giao dịch cho vay, đi vay, dự thảo đưa ra quy định tất cả các giao dịch liên ngân hàng phải thực hiện thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia. Điều này được giải thích là để phù hợp với các quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay, đi vay trên thị trường liên ngân hàng và tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước trong theo dõi, giám sát thị trường liên ngân hàng.
Một điểm khác đáng chú ý là quy định về mục đích đi vay trên thị trường liên ngân hàng. Theo dự thảo, ngoài mục đích để đảm bảo bù đắp thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả và dự trữ bắt buộc thì tổ chức tín dụng được sử dụng để cho vay khách hàng là tổ chức, cá nhân (bao gồm cả cho vay lại các tổ chức tín dụng khác). Quy định này nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng sử dụng linh hoạt nguồn vốn hoạt động kinh doanh của mình và đảm bảo an toàn cho hoạt động này.
Về tỷ lệ an toàn trong hoạt động liên ngân hàng, quy định dự kiến là tổng số tiền đi vay (bao gồm cả phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn của tổ chức tín dụng khác) của một tổ chức tín dụng tối đa gấp 3 lần (đối với ngân hàng) và 1,5 lần (đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô) so với vốn tự có của tổ chức tín dụng đó. Điều này được giải thích: Vốn tự có của tổ chức tín dụng là nguồn vốn ổn định, thể hiện nguồn lực tự có của tổ chức tín dụng, vì vậy, để hạn chế việc các tổ chức tín dụng đi vay quá mức trên thị trường liên ngân hàng so với quy mô hoạt động và nguồn vốn tự có của mình, khuyến khích tổ chức tín dụng tham gia thị trường liên ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh khoản, hạn chế việc đi vay để cho vay lại.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo thông tư về nội dung trên. Điểm đáng chú ý là dự thảo này bổ sung quy định tổ chức tín dụng không được thực hiện hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn với các tổ chức tín dụng khác.
Sở dĩ bổ sung quy định trên, theo cơ quan soạn thảo, là do xuất phát từ thực tế hoạt động cũng như hành lang pháp lý hiện nay.
Cụ thể, Quyết định 1310 hiện hành chỉ quy định hoạt động vay mượn lẫn nhau trên liên ngân hàng nhưng Luật Tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004 cho phép các tổ chức tín dụng được thực hiện các hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi lẫn nhau và thực tế các tổ chức tín dụng cũng đang chủ yếu thực hiện hoạt động này.
Tuy nhiên, Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 vừa được ban hành và sẽ có hiệu lực từ 2011 thì không có điều khoản nào quy định việc các tổ chức tín dụng được gửi tiền - nhận tiền gửi lẫn nhau. Tại Chương IV Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 quy định về hoạt động của tổ chức tín dụng, quy định các tổ chức tín dụng được vay vốn lẫn nhau (Điều 100, tiết c khoản 1 Điều 108, khoản 3 Điều 112, tiết b khoản 4 Điều 118, khoản 2 Điều 119), không quy định về hoạt động gửi tiền lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng, chỉ quy định việc mở tài khoản thanh toán lẫn nhau của các tổ chức tín dụng nhằm phục vụ cho mục đích thanh toán.
“Như vậy, kể từ ngày 1/1/2011 khi Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực thi hành, các tổ chức tín dụng phải chấm dứt toàn bộ hoạt động gửi tiền và nhận tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác mà chỉ duy trì hình thức cho vay và đi vay tổ chức tín dụng khác”, Ban soạn thảo cho biết.
Dự thảo trên cũng bổ sung hoạt động mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng. Theo giải thích của Ban soạn thảo, thực chất đây là các giao dịch tiền tệ liên ngân hàng. Về bản chất, giao dịch mua có kỳ hạn giấy tờ có giá chính là hoạt động vay mượn lẫn nhau của các tổ chức tín dụng trên liên ngân hàng được bảo đảm bằng giấy tờ có giá.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN quy định về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng với khách hàng trong đó bao gồm cả hoạt động mua, bán giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng với nhau. Tuy nhiên, để thống nhất quản lý các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng thì cần thiết phải quy định các nội dung liên quan đến hoạt động liên ngân hàng trong một thông tư để tiện cho việc tham chiếu thực hiện.
Về nguyên tắc giao dịch cho vay, đi vay, dự thảo đưa ra quy định tất cả các giao dịch liên ngân hàng phải thực hiện thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia. Điều này được giải thích là để phù hợp với các quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay, đi vay trên thị trường liên ngân hàng và tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước trong theo dõi, giám sát thị trường liên ngân hàng.
Một điểm khác đáng chú ý là quy định về mục đích đi vay trên thị trường liên ngân hàng. Theo dự thảo, ngoài mục đích để đảm bảo bù đắp thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả và dự trữ bắt buộc thì tổ chức tín dụng được sử dụng để cho vay khách hàng là tổ chức, cá nhân (bao gồm cả cho vay lại các tổ chức tín dụng khác). Quy định này nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng sử dụng linh hoạt nguồn vốn hoạt động kinh doanh của mình và đảm bảo an toàn cho hoạt động này.
Về tỷ lệ an toàn trong hoạt động liên ngân hàng, quy định dự kiến là tổng số tiền đi vay (bao gồm cả phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn của tổ chức tín dụng khác) của một tổ chức tín dụng tối đa gấp 3 lần (đối với ngân hàng) và 1,5 lần (đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô) so với vốn tự có của tổ chức tín dụng đó. Điều này được giải thích: Vốn tự có của tổ chức tín dụng là nguồn vốn ổn định, thể hiện nguồn lực tự có của tổ chức tín dụng, vì vậy, để hạn chế việc các tổ chức tín dụng đi vay quá mức trên thị trường liên ngân hàng so với quy mô hoạt động và nguồn vốn tự có của mình, khuyến khích tổ chức tín dụng tham gia thị trường liên ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh khoản, hạn chế việc đi vay để cho vay lại.