05:27 21/09/2021

Các nhà đầu tư đã thay đổi ra sao sau vụ “siêu lừa” Theranos?

Gia Bảo

Khi Elizabeth Holme, nhà sáng lập của start-up từng có định giá lên tới 9 tỷ USD Theranos đang phải hầu tòa với tội danh lừa đảo thì với giới đầu tư, quan điểm “xuống tiền” đã ít nhiều cũng thay đổi sau vụ lừa đáng kinh ngạc...

Elizabeth Holmes từng được ví như "Steve Jobs phiên bản nữ".
Elizabeth Holmes từng được ví như "Steve Jobs phiên bản nữ".

Elizabeth Holmes, người từng được ví như "Steve Jobs phiên bản nữ" hiện đang phải đối diện với các phiên tòa xét xử tại tòa án Liên bang San Jose, Mỹ với tội danh lừa đảo các nhà đầu tư và bệnh nhân.

Holmes và Ramesh "Sunny" Balwani, cựu chủ tịch công ty Theranos, và là bạn trai cũ của cô đang phải đối mặt với các cáo buộc hình sự xuất phát từ cáo buộc rằng họ tham gia vào một âm mưu lừa đảo các nhà đầu tư. Phiên tòa xét xử Holmes dự kiến ​​kéo dài 13 tuần. 

Elizabeth Holmes, người từng được ví như "Steve Jobs phiên bản nữ"  và bạn trai hiện đang phải hầu tòa với tội danh lừa đảo các nhà đầu tư và bệnh nhân.
Elizabeth Holmes, người từng được ví như "Steve Jobs phiên bản nữ"  và bạn trai hiện đang phải hầu tòa với tội danh lừa đảo các nhà đầu tư và bệnh nhân.

Cả hai bị cáo đều không thừa nhận bất kỳ cáo buộc nào và phải đối mặt với mức án 20 năm tù giam. Theo các nhà quan sát, dù bị trừng phạt, Theranos tạo ra "vết nhơ" trong giới khởi nghiệp và “các đám khói mù” ở thung lũng Silicon.

GIỚI ĐẦU TƯ THẬN TRỌNG VỚI NHỮNG THỨ "QUÁ TỐT" 

Elizabeth Holmes từng nổi lên như một hiện tượng tại thung lũng Silicon khi sáng lập– một "kỳ lân" trong lĩnh vực công nghệ y tế ở tuổi 19.  Với sứ mệnh tạo ra một giải pháp thay thế rẻ hơn, hiệu quả hơn cho xét nghiệm máu truyền thống, công ty Theranos do Holmes khởi tạo tuyên bố về việc sở hữu các công nghệ có khả năng kiểm tra các bệnh như ung thư và tiểu đường chỉ với một vài giọt máu. 

Với Holmes - nữ giám đốc xinh đẹp và được giới truyền thông ưu ái, công ty đã huy động được hơn 700 triệu đô la và được định giá 9 tỷ đô la vào thời điểm đỉnh cao. Các nhà đầu tư danh tiếng bao gồm “ông trùm truyền thông” Rupert Murdoch, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, gia tộc giàu nhất trên thế giới - Walton và cựu Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos... 

Theranos đã bị các quan chức chính phủ đưa vào tầm ngắm sau khi Wall Street Journal công bố cuộc điều tra đầu tiên về các tuyên bố và thực tiễn đáng ngờ của công ty vào tháng 10/2015, bước đầu vén màn một vụ “siêu lừa” lịch sử tại thung lũng Silicon.

Tháng 6/2018, “nữ tỷ phú tự thân” Holmes đã bị chính phủ Mỹ buộc tội với nhiều tội danh gian lận và âm mưu thực hiện hành vi gian lận điện tử khi đã phóng đại hoặc làm giả thông tin về công nghệ, số liệu kinh doanh, cũng như tình hình tài chính của Theranos. “Kỳ lân” này nhanh chóng sụp đổ, và tài sản của Holmes ngay lập tức cũng rớt về 0.

Cái bóng về Theranos vẫn phủ lên giới đầu tư cũng như các suy nghĩ của họ cho tới hiện tại. Ngày nay, sự cường điệu xung quanh công nghệ mới thường không đủ để thu hút các nhà đầu tư tham gia.

Với việc Theranos được các nhà đầu tư tư nhân nắm giữ coi công nghệ đằng sau Edison như một “bí mật nhà nước”, như được mô tả trong hồ sơ Holmes trên tờ New Yorker năm 2014, các quỹ đầu tư mạo hiểm ngày nay thường muốn xem kết quả trước khi xuống tiền cho một công ty khởi nghiệp mới, theo tờ Time. Ông Gabe Otte, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Freenome, một công ty chẩn đoán sức khỏe từng chia sẻ rằng, công ty của ông đã không thể huy động được nguồn vốn nào mà không cần phải hiển thị dữ liệu”, ông Otte nói. 

"Đây phần lớn là do vụ Theranos. Công ty này từng huy động được cả trăm triệu USD mà chẳng phải đưa ra bất cứ dữ liệu nào", ông Otte nói thêm. 

VỐN VÀO CÔNG TY THIẾT BỊ Y TẾ DÈ DẶT HƠN 

Bob Kocher, Đối tác tại quỹ đầu tư Venrock chuyên tập trung vào các công ty công nghệ về chăm sóc sức khỏe cho biết, chính hành vi lừa dối có chủ đích này đã khiến vụ việc của Theranos trở thành một trường hợp độc nhất vô nhị ở Thung lũng công nghệ. 

 
Thung lũng Silicon hay có câu nói "fake it ‘til you make it" (tạm dịch: "nói dối cho tới khi bạn làm được"). Và phương châm này có lẽ đã ăn sâu vào trong suy nghĩ của Elizabeth Holmes.

Ông Kocher cũng cho biết, những quan ngại xung quanh Theranos cũng từng khiến vốn đầu tư mạo hiểm chảy ra khỏi các công ty thiết bị y tế trong một khoảng thời gian. “Kể từ sau vụ đổ bể của Theranos, dòng tiền đầu tư hướng vào lĩnh vực công nghệ sinh học và dịch vụ hỗ trợ công nghệ trong việc đầu tư chăm sóc sức khỏe nhiều hơn là lĩnh vực thiết bị y tế.

“Một phần, đó là do Theranos dẫn đến những quan ngại khác về khả năng kiểm tra kỹ dữ liệu. Vụ bê bối này cũng khiến các nhà đầu tư trong trở nên thận trọng và thực hiện kiểm tra chéo dữ liệu nhiều hơn trong lĩnh vực này”, ông Kocher nói. 

Thậm chí trong bối cảnh bùng phát của đại dịch COVID-19 tạo ra luồng quan tâm mới đến những “thử nghiệm trong phòng thí nghiệm”, các nhà đầu tư vẫn rất thận trọng về những tuyên bố nghe có vẻ quá tốt và khiến họ cảm giác như “không được thật lắm”.

Kể từ khi đại dịch xuất hiện, đã có một loạt các công ty chế tạo các bộ thử nghiệm tại nhà để kiểm tra Covid. Nhưng tất cả những công ty đó phải chịu sự giám sát nhiều hơn, đặc biệt đối với các tuyên bố khoa học và công nghệ cũng như dữ liệu mà họ công bố.

Khi có bất cứ tuyên bố nào về việc có thể phát hiện Covid-19 nhờ kiểm tra giọt bắn từ cuống họng, tôi nghĩ các nhà đầu tư sẽ có phản ứng như “Hãy xem dữ liệu và tìm hiểu xem điều đó có khả thi không. Hãy đảm bảo rằng bạn không chỉ bán tầm nhìn”, ông Kocher nói.

Thung lũng Silicon hay có câu nói "fake it ‘til you make it" (tạm dịch: "nói dối cho tới khi bạn làm được"). Và phương châm này có lẽ đã ăn sâu vào trong suy nghĩ của Elizabeth Holmes, dẫn đến những hậu quả cho hành động của Holmes ngày hôm nay. Theo giới quan sát, đây sẽ là một lời cảnh tỉnh và bài học không bao giờ cũ cho các nhà đầu tư mạo hiểm và doanh nhân trẻ ở Thung lũng Silicon.