Cải cách thể chế và thượng tôn pháp luật
Phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu có lẽ là dòng chữ quen thuộc nhất trong các bản báo cáo của Chính phủ
Những đột phá về cải cách thể chế mà trước mắt là đòi hỏi tính thượng tôn pháp luật cần được đề cao và có những biện pháp triệt để nhằm đảm bảo rằng các quy định của pháp luật phải được tuân thủ không có ngoại lệ.
Thông điệp này đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tại bản báo cáo về tình hình kinh tế xã hội vừa hoàn thành cuối tháng 4, trong bối cảnh các cuộc bàn thảo về cải cách thể chế đã và đang được tiến hành trên diện rộng.
Thượng tôn pháp luật, dĩ nhiên đó không chỉ là đòi hỏi của cải cách thể chế và cũng chẳng phải là điều mới mẻ gì. Nhưng, khi được thể hiện tại báo cáo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ chuẩn bị để trình Quốc hội, vẫn có ý nghĩa riêng của nó.
Bởi, tái cơ cấu nền kinh tế hô hào rất quyết liệt song chưa nhúc nhích gì đáng kể, cải cách thể chế kinh tế nói rất nhiều làm chẳng được bao nhiêu, như nhận xét của nhiều chuyên gia, suy cho cùng đều có nguyên nhân từ tính thượng tôn pháp luật chưa phải ở đâu và lúc nào cũng được đề cao.
Ngay tại bản bảo cáo nói trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đánh giá, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi.
Và đây có lẽ cũng là dòng chữ quen thuộc nhất trong phần tồn tại, hạn chế tại các bản báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội trong các kỳ họp gần đây.
Còn ở không ít diễn đàn do các cơ quan của Quốc hội chủ trì, các chuyên gia độc lập cũng đã chỉ rõ những cản trở đổi với quá trình cải cách thể chế đều liên quan đến việc pháp luật bị xem nhẹ. Đó là nạn chạy chức chạy quyền, mua quan bán chức đã trở nên phổ biến, theo nhận xét của chuyên gia Võ Đại Lược.
Đó là bởi “thế lực doanh nghiệp nhà nước là kinh khủng”, và “nếu nói nhóm lợi ích của Việt Nam thì đây là số một, và là lực cản rất trực tiếp đối với cải cách thể chế”, theo đánh giá của chuyên gia Phạm Chi Lan.
Đó còn là bộ máy hành chính, trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, cũng đòi hỏi người dân và doanh nghiệp chi thêm ngoài pháp luật một tỷ lệ không nhỏ, như chuyên gia Lê Đăng Doanh đã viết trong một bản tham luận gửi đến Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014 mới đây.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh có lẽ cũng đã được nghe không dưới một lần những nhận xét nói trên.
Bản báo cáo do ông ký viết rằng, thượng tôn pháp luật trước hết phải được thể hiện trong chính các cơ quan, tổ chức và công chức chịu trách nhiệm thi hành chính sách, rồi mới đến tuyên truyền giáo dục cho người dân ý thức tuân thủ luật pháp.
Vẫn nằm trong nội dung tạo dựng nền tảng pháp lý và động lực bước đầu cho cải cách thể chế trong trung và dài hạn nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Bộ trưởng Vinh còn đề cập giải pháp đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Như, ngăn chặn, làm triệt tiêu các điều kiện và cơ hội phát sinh tham nhũng trong việc hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực nhà nước, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi trên cơ sở xây dựng nền công vụ hiệu quả, minh bạch, phục vụ nhân dân và xã hội. Từng bước xóa bỏ tệ hối lộ trong quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước và trong giao dịch thương mại.
Một giải pháp mạnh mẽ nữa cũng được nhấn mạnh. Đó là kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thì hành pháp luật, không đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật, không phù hợp với thực tiễn và không khả thi.
Những thông điệp mạnh mẽ về cải cách thể chế từ Chính phủ nói chung và Bộ trưởng Vinh nói riêng đã dần trở nên quen thuộc. Song, điều đang được cả đại biểu Quốc hội và cử tri rất trông đợi là hành động của Chính phủ, trong đó có cá nhân Bộ trưởng để rút ngắn khoảng cách giữa các giải pháp tại báo cáo và hành động trên thực tế.
Thông điệp này đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tại bản báo cáo về tình hình kinh tế xã hội vừa hoàn thành cuối tháng 4, trong bối cảnh các cuộc bàn thảo về cải cách thể chế đã và đang được tiến hành trên diện rộng.
Thượng tôn pháp luật, dĩ nhiên đó không chỉ là đòi hỏi của cải cách thể chế và cũng chẳng phải là điều mới mẻ gì. Nhưng, khi được thể hiện tại báo cáo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ chuẩn bị để trình Quốc hội, vẫn có ý nghĩa riêng của nó.
Bởi, tái cơ cấu nền kinh tế hô hào rất quyết liệt song chưa nhúc nhích gì đáng kể, cải cách thể chế kinh tế nói rất nhiều làm chẳng được bao nhiêu, như nhận xét của nhiều chuyên gia, suy cho cùng đều có nguyên nhân từ tính thượng tôn pháp luật chưa phải ở đâu và lúc nào cũng được đề cao.
Ngay tại bản bảo cáo nói trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đánh giá, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi.
Và đây có lẽ cũng là dòng chữ quen thuộc nhất trong phần tồn tại, hạn chế tại các bản báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội trong các kỳ họp gần đây.
Còn ở không ít diễn đàn do các cơ quan của Quốc hội chủ trì, các chuyên gia độc lập cũng đã chỉ rõ những cản trở đổi với quá trình cải cách thể chế đều liên quan đến việc pháp luật bị xem nhẹ. Đó là nạn chạy chức chạy quyền, mua quan bán chức đã trở nên phổ biến, theo nhận xét của chuyên gia Võ Đại Lược.
Đó là bởi “thế lực doanh nghiệp nhà nước là kinh khủng”, và “nếu nói nhóm lợi ích của Việt Nam thì đây là số một, và là lực cản rất trực tiếp đối với cải cách thể chế”, theo đánh giá của chuyên gia Phạm Chi Lan.
Đó còn là bộ máy hành chính, trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, cũng đòi hỏi người dân và doanh nghiệp chi thêm ngoài pháp luật một tỷ lệ không nhỏ, như chuyên gia Lê Đăng Doanh đã viết trong một bản tham luận gửi đến Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014 mới đây.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh có lẽ cũng đã được nghe không dưới một lần những nhận xét nói trên.
Bản báo cáo do ông ký viết rằng, thượng tôn pháp luật trước hết phải được thể hiện trong chính các cơ quan, tổ chức và công chức chịu trách nhiệm thi hành chính sách, rồi mới đến tuyên truyền giáo dục cho người dân ý thức tuân thủ luật pháp.
Vẫn nằm trong nội dung tạo dựng nền tảng pháp lý và động lực bước đầu cho cải cách thể chế trong trung và dài hạn nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Bộ trưởng Vinh còn đề cập giải pháp đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Như, ngăn chặn, làm triệt tiêu các điều kiện và cơ hội phát sinh tham nhũng trong việc hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực nhà nước, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi trên cơ sở xây dựng nền công vụ hiệu quả, minh bạch, phục vụ nhân dân và xã hội. Từng bước xóa bỏ tệ hối lộ trong quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước và trong giao dịch thương mại.
Một giải pháp mạnh mẽ nữa cũng được nhấn mạnh. Đó là kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thì hành pháp luật, không đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật, không phù hợp với thực tiễn và không khả thi.
Những thông điệp mạnh mẽ về cải cách thể chế từ Chính phủ nói chung và Bộ trưởng Vinh nói riêng đã dần trở nên quen thuộc. Song, điều đang được cả đại biểu Quốc hội và cử tri rất trông đợi là hành động của Chính phủ, trong đó có cá nhân Bộ trưởng để rút ngắn khoảng cách giữa các giải pháp tại báo cáo và hành động trên thực tế.