Châu Âu tăng cường trừng phạt quân ly khai ở Ukraine
Tuy vậy, 28 nước thành viên EU đang bất đồng quan điểm về việc có nên áp thêm lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga
Liên minh châu Âu (EU) hôm qua (17/11) tuyên bố sẽ bổ sung thêm một số cá nhân thuộc lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine vào diện bị đóng băng tài sản và hạn chế đi lại. Tuy nhiên, khối này chưa có thêm động thái nào nhằm siết chặt hơn lệnh trừng phạt Nga, bất chấp bạo lực gia tăng mạnh ở miền Đông Ukraine trong thời gian gần đây.
Theo tin từ Reuters, trong cuộc họp diễn ra tại Brussels, Bỉ, các ngoại trưởng EU đã đề nghị đưa thêm một số cá nhân thuộc lực lượng nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraine vào danh sách bị EU trừng phạt. Lệnh trừng phạt mới dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối tháng này.
“Lệnh trừng phạt là một công cụ hiệu quả trong một chiến lược lớn”, đại diện cấp cao về đối ngoại và an ninh EU Federica Mogherini, nói trong một cuộc họp báo. Bà Mogherini cho biết sẽ tới thăm Kiev ngay khi một chính phủ mới được thành lập và để ngỏ khả năng thăm Moscow “nếu điều kiện cho phép”.
Hiện tại, đã có khoảng 120 cá nhân người Nga và Ukraine, bao gồm các quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp, nằm trong lệnh đóng băng tài sản và hạn chế đi lại của EU.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây xung quanh cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine đã gia tăng trở lại sau khi lực lượng ly khai ở khu vực này tổ chức bầu cử vào hôm 2/11. Bên cạnh đó, lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine cũng liên tục bị vi phạm. Gần đây, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khẳng định Nga đã gửi xe tăng vào binh sỹ vào lãnh thổ Ukraine để tiếp viên cho lực lượng nổi dậy. Phía Nga bác bỏ cáo buộc này.
Trong một tuyên bố được đưa ra hôm qua, ngoại trưởng các nước thành viên EU kêu gọi “dừng ngay việc vi phạm lệnh ngừng bắn, rút toàn bộ lực lượng nước ngoài bất hợp pháp” ra khỏi lãnh thổ Ukraine.
Tuy vậy, 28 nước thành viên EU đang bất đồng quan điểm về việc có nên áp thêm lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga. Một số nước trong khối lo ngại rằng, việc trừng phạt bổ sung Nga - nhà cung cấp năng lượng chính của EU - sẽ gây khó khăn kinh tế cho chính nền kinh tế châu Âu.
Những gì mà các ngoại trưởng EU thể hiện trong cuộc gặp lần này cho thấy, việc tăng cường trừng phạt Nga hay không sẽ được bàn thảo trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo EU ở Brussels vào ngày 18-19/12 tới. Hiện EU đã trừng phạt các ngành kinh tế chủ chốt của Nga gồm tài chính, năng lượng và quốc phòng.
Ngoại trưởng Ba Lan Grzegorz Schetyna nói rằng, EU nên chuẩn bị siết trừng phạt Nga ngay từ bây giờ để lệnh trừng phạt mới có thể đưa ra ngay lập tức nếu Moscow có hành động gây hấn ở Ukraine.
Một số nước EU gồm các nước Baltic, Anh, Ba Lan và Thụy Điển luôn muốn trừng phạt Moscow mạnh tay hơn, trong khi các nước như Áo, Hy Lạp và Cyprus tỏ ra lưỡng lự.
Theo tin từ Reuters, trong cuộc họp diễn ra tại Brussels, Bỉ, các ngoại trưởng EU đã đề nghị đưa thêm một số cá nhân thuộc lực lượng nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraine vào danh sách bị EU trừng phạt. Lệnh trừng phạt mới dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối tháng này.
“Lệnh trừng phạt là một công cụ hiệu quả trong một chiến lược lớn”, đại diện cấp cao về đối ngoại và an ninh EU Federica Mogherini, nói trong một cuộc họp báo. Bà Mogherini cho biết sẽ tới thăm Kiev ngay khi một chính phủ mới được thành lập và để ngỏ khả năng thăm Moscow “nếu điều kiện cho phép”.
Hiện tại, đã có khoảng 120 cá nhân người Nga và Ukraine, bao gồm các quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp, nằm trong lệnh đóng băng tài sản và hạn chế đi lại của EU.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây xung quanh cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine đã gia tăng trở lại sau khi lực lượng ly khai ở khu vực này tổ chức bầu cử vào hôm 2/11. Bên cạnh đó, lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine cũng liên tục bị vi phạm. Gần đây, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khẳng định Nga đã gửi xe tăng vào binh sỹ vào lãnh thổ Ukraine để tiếp viên cho lực lượng nổi dậy. Phía Nga bác bỏ cáo buộc này.
Trong một tuyên bố được đưa ra hôm qua, ngoại trưởng các nước thành viên EU kêu gọi “dừng ngay việc vi phạm lệnh ngừng bắn, rút toàn bộ lực lượng nước ngoài bất hợp pháp” ra khỏi lãnh thổ Ukraine.
Tuy vậy, 28 nước thành viên EU đang bất đồng quan điểm về việc có nên áp thêm lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga. Một số nước trong khối lo ngại rằng, việc trừng phạt bổ sung Nga - nhà cung cấp năng lượng chính của EU - sẽ gây khó khăn kinh tế cho chính nền kinh tế châu Âu.
Những gì mà các ngoại trưởng EU thể hiện trong cuộc gặp lần này cho thấy, việc tăng cường trừng phạt Nga hay không sẽ được bàn thảo trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo EU ở Brussels vào ngày 18-19/12 tới. Hiện EU đã trừng phạt các ngành kinh tế chủ chốt của Nga gồm tài chính, năng lượng và quốc phòng.
Ngoại trưởng Ba Lan Grzegorz Schetyna nói rằng, EU nên chuẩn bị siết trừng phạt Nga ngay từ bây giờ để lệnh trừng phạt mới có thể đưa ra ngay lập tức nếu Moscow có hành động gây hấn ở Ukraine.
Một số nước EU gồm các nước Baltic, Anh, Ba Lan và Thụy Điển luôn muốn trừng phạt Moscow mạnh tay hơn, trong khi các nước như Áo, Hy Lạp và Cyprus tỏ ra lưỡng lự.