Châu Âu tung hàng loạt tàu chiến chặn người di cư
Dòng người di cư ùn ùn đổ tới đã tạo ra một cuộc khủng hoảng trong EU
Liên minh Châu Âu (EU) đang bắt đầu một chiến dịch mới trên Địa Trung Hải nhằm chặn những con tàu buôn người tìm cách đưa người di cư vào châu lục này, hãng BBC đưa tin.
Trong chiến dịch mang tên Sophia, tàu hải quân của EU có thể tiếp cận, lục soát, bắt giữ và yêu cầu quay đầu đối với những tàu thuyền bị nghi ngờ được dùng cho mục đích buôn người.
Cho đến trước chiến dịch này, EU mới chỉ tập trung vào hoạt động tuần tra và cứu hộ người di cư trên Địa Trung Hải.
Từ đầu năm đến nay, hơn 130.000 người di cư và tị nạn đã đổ tới châu Âu từ bờ biển phía Bắc của châu Phi. Trong đó, 2.700 người đã chết đuối.
Tuy nhiên, một số lượng lớn hơn người di cư và tị nạn - chủ yếu là người Syria chạy trốn khỏi cuộc nội chiến ở nước này - di chuyển theo một con đường khác để vào châu Âu.
Họ đi đường bộ qua Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó tham gia một hành trình ngắn trên biển để tới Hy Lạp, rồi tiếp tục đi bằng đường bộ để tới các nước ở Trung và Bắc Âu. Trong đó, nước Đức là đích đến được những người di cư ưa thích hơn cả.
Dòng người di cư ùn ùn đổ tới đã tạo ra một cuộc khủng hoảng trong EU, nơi các quốc gia thành viên mâu thuẫn về cách thức đối phó với người di cư.
Vào tháng 6 năm nay, EU đã mở một chiến dịch mang tên EU Navfor Med, sử dụng các hệ thống trinh sát hải quân để xác định tàu buôn người và theo dõi xu hướng của dòng người di cư từ Libya tới Italy và Malta. Hành trình của người di cư từ Libya tới Italy được xem là hành trình nguy hiểm nhất, khiến nhiều người thiệt mạng nhất.
Chiến dịch mới mở Sophia sẽ triển khai 6 chiến hạm, trong đó có tàu khu trục HMS Richmond của Anh, nhằm phá vỡ hoạt động buôn người trên Địa Trung Hải. Bộ chỉ huy của chiến dịch được đặt tại thủ đô Rome của Italy.
Theo chuẩn đô đốc Herve Blejean, phó chỉ huy chiến dịch Sophia, 4 chiến hạm nữa sẽ sớm được triển khai, nâng tổng số tàu chiến tham gia chiến dịch lên 10 tàu. Nhân sự tham gia chiến dịch đều là những người chuyên nghiệp, sẵn sàng ứng phó với bất kỳ mối đe dọa hay sự phản kháng nào từ những kẻ buôn người.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo rằng chiến dịch chống buôn người của EU trên Địa Trung Hải sẽ thất bại chừng nào khối này còn chưa chặn được hoạt động của các băng đảng tội phạm ở châu Âu.
Theo ông Eugenio Ambrosi, chuyên gi Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), các tổ chức tội phạm buôn người xuyên quốc gia cũng chính là những tổ chức buôn bán vũ khí và ma túy.
“Những con tàu không phải là lý do cho việc buôn người. Gốc rễ của những kẻ buôn người vẫn còn đó”, ông Ambrosi nói, nhấn mạnh việc chiến dịch của EU mới chỉ nhằm vào những con tàu chở người di cư.
Trong chiến dịch mang tên Sophia, tàu hải quân của EU có thể tiếp cận, lục soát, bắt giữ và yêu cầu quay đầu đối với những tàu thuyền bị nghi ngờ được dùng cho mục đích buôn người.
Cho đến trước chiến dịch này, EU mới chỉ tập trung vào hoạt động tuần tra và cứu hộ người di cư trên Địa Trung Hải.
Từ đầu năm đến nay, hơn 130.000 người di cư và tị nạn đã đổ tới châu Âu từ bờ biển phía Bắc của châu Phi. Trong đó, 2.700 người đã chết đuối.
Tuy nhiên, một số lượng lớn hơn người di cư và tị nạn - chủ yếu là người Syria chạy trốn khỏi cuộc nội chiến ở nước này - di chuyển theo một con đường khác để vào châu Âu.
Họ đi đường bộ qua Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó tham gia một hành trình ngắn trên biển để tới Hy Lạp, rồi tiếp tục đi bằng đường bộ để tới các nước ở Trung và Bắc Âu. Trong đó, nước Đức là đích đến được những người di cư ưa thích hơn cả.
Dòng người di cư ùn ùn đổ tới đã tạo ra một cuộc khủng hoảng trong EU, nơi các quốc gia thành viên mâu thuẫn về cách thức đối phó với người di cư.
Vào tháng 6 năm nay, EU đã mở một chiến dịch mang tên EU Navfor Med, sử dụng các hệ thống trinh sát hải quân để xác định tàu buôn người và theo dõi xu hướng của dòng người di cư từ Libya tới Italy và Malta. Hành trình của người di cư từ Libya tới Italy được xem là hành trình nguy hiểm nhất, khiến nhiều người thiệt mạng nhất.
Chiến dịch mới mở Sophia sẽ triển khai 6 chiến hạm, trong đó có tàu khu trục HMS Richmond của Anh, nhằm phá vỡ hoạt động buôn người trên Địa Trung Hải. Bộ chỉ huy của chiến dịch được đặt tại thủ đô Rome của Italy.
Theo chuẩn đô đốc Herve Blejean, phó chỉ huy chiến dịch Sophia, 4 chiến hạm nữa sẽ sớm được triển khai, nâng tổng số tàu chiến tham gia chiến dịch lên 10 tàu. Nhân sự tham gia chiến dịch đều là những người chuyên nghiệp, sẵn sàng ứng phó với bất kỳ mối đe dọa hay sự phản kháng nào từ những kẻ buôn người.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo rằng chiến dịch chống buôn người của EU trên Địa Trung Hải sẽ thất bại chừng nào khối này còn chưa chặn được hoạt động của các băng đảng tội phạm ở châu Âu.
Theo ông Eugenio Ambrosi, chuyên gi Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), các tổ chức tội phạm buôn người xuyên quốc gia cũng chính là những tổ chức buôn bán vũ khí và ma túy.
“Những con tàu không phải là lý do cho việc buôn người. Gốc rễ của những kẻ buôn người vẫn còn đó”, ông Ambrosi nói, nhấn mạnh việc chiến dịch của EU mới chỉ nhằm vào những con tàu chở người di cư.