Chính phủ "bảo lưu" quan điểm không đặt tên quá 25 chữ
Đặt tên quá dài gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong hoàn thiện thủ tục cho người dân
Chiều 25/6 Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
Quyền đối với họ, tên là một trong những nội dung từng được tranh luận sôi nổi tại các phiên thảo luận trước về dự án bộ luật này.
Tại báo cáo giải trình vừa hoàn thành ngày 24/6, Chính phủ cho biết Ủy ban Pháp luật – cơ quan thẩm tra dự án luật – và đa số các vị đại biểu khi thảo luận tổ tán thành với quy định: “Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự vì quy định như vậy là phù hợp với Hiến pháp.
Tuy nhiên cơ quan thẩm tra và một số vị đại biểu lại không tán thành quy định tên của công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số bằng một ký tự mà phải là chữ. Họ tên của một người không được vượt quá 25 chữ cái.
Lý do không tán thành là quy định hạn chế về cách đặt tên, độ dài của tên là không cần thiết. Hơn nữa, việc đặt tên bằng số, bằng một ký tự hay quá dài cũng không ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.
Vì vậy, đề nghị làm rõ hơn nội dung này để đảm bảo thể chế hóa quy định của Hiến pháp về tôn trọng quyền con người, quyền công dân.
Đồng ý với lý do trên nhưng theo Chính phủ, thực tiễn thi hành pháp luật cho thấy, do pháp luật chưa có định hướng cụ thể về việc đặt tên cho người dân dẫn tới phát sinh không ít vướng mắc, bất cập giữa việc bảo đảm quyền tự do đặt tên của người dân, sự thuận tiện của người dân trong tham gia giao lưu dân dự và công tác quản lý nhà nước có liên quan.
Chẳng hạn, trường hợp đặt tên quá dài thì khi đăng ký khai sinh, cấp sổ bảo hiểm xã hội, cấp bằng lái xe, làm sổ tiết kiệm đã gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền cũng như các cơ quan liên quan trong việc hoàn thiện thủ tục cho người dân.
Mặt khác, thủ tục để thay đổi tên cũng không đơn giản và khi thay đổi tên cũng làm thay đổi tất cả các giấy tờ có liên quan.
Chính phủ cũng nêu lại quá trình xây dựng dự án Luật Hộ tịch và trong quá trình lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật cũng có ý kiến đại biểu và nhân dân cho rằng, việc đặt họ, tên tuy là một quyền nhân thân của cá nhân nhưng nhà nước cũng cần phải đề ra những quy định cần thiết để định hướng cho cá nhân trong việc thực hiện quyền này và cũng để đồng bộ với quy định có liên quan của Luật Quốc tịch Việt Nam.
“Trên cơ sở như vậy, Chính phủ đề nghị được giữ quy định như dự thảo bộ luật”, báo cáo nêu rõ.
Bên cạnh nội dung trên, Chính phủ cũng thể hiện chính kiến về vấn đề được tranh cãi sôi nổi tại nghị trường liên quan đến quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Khác với một số vị đại biểu, Chính phủ cho rằng quy định này không mâu thuẫn với hiến định: thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Hai quy định nêu trên có hai đối tượng áp dụng khác nhau, mục đích cũng khác nhau. Quy định tại Bộ luật Dân sự có mục đích bảo vệ quyền dân sự của tổ chức, cá nhân còn quy định của Hiến pháp là bảo vệ tính độc lập của tòa án trong hoạt động xét xử của mình, Chính phủ lập luận.
Quyền đối với họ, tên là một trong những nội dung từng được tranh luận sôi nổi tại các phiên thảo luận trước về dự án bộ luật này.
Tại báo cáo giải trình vừa hoàn thành ngày 24/6, Chính phủ cho biết Ủy ban Pháp luật – cơ quan thẩm tra dự án luật – và đa số các vị đại biểu khi thảo luận tổ tán thành với quy định: “Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự vì quy định như vậy là phù hợp với Hiến pháp.
Tuy nhiên cơ quan thẩm tra và một số vị đại biểu lại không tán thành quy định tên của công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số bằng một ký tự mà phải là chữ. Họ tên của một người không được vượt quá 25 chữ cái.
Lý do không tán thành là quy định hạn chế về cách đặt tên, độ dài của tên là không cần thiết. Hơn nữa, việc đặt tên bằng số, bằng một ký tự hay quá dài cũng không ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.
Vì vậy, đề nghị làm rõ hơn nội dung này để đảm bảo thể chế hóa quy định của Hiến pháp về tôn trọng quyền con người, quyền công dân.
Đồng ý với lý do trên nhưng theo Chính phủ, thực tiễn thi hành pháp luật cho thấy, do pháp luật chưa có định hướng cụ thể về việc đặt tên cho người dân dẫn tới phát sinh không ít vướng mắc, bất cập giữa việc bảo đảm quyền tự do đặt tên của người dân, sự thuận tiện của người dân trong tham gia giao lưu dân dự và công tác quản lý nhà nước có liên quan.
Chẳng hạn, trường hợp đặt tên quá dài thì khi đăng ký khai sinh, cấp sổ bảo hiểm xã hội, cấp bằng lái xe, làm sổ tiết kiệm đã gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền cũng như các cơ quan liên quan trong việc hoàn thiện thủ tục cho người dân.
Mặt khác, thủ tục để thay đổi tên cũng không đơn giản và khi thay đổi tên cũng làm thay đổi tất cả các giấy tờ có liên quan.
Chính phủ cũng nêu lại quá trình xây dựng dự án Luật Hộ tịch và trong quá trình lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật cũng có ý kiến đại biểu và nhân dân cho rằng, việc đặt họ, tên tuy là một quyền nhân thân của cá nhân nhưng nhà nước cũng cần phải đề ra những quy định cần thiết để định hướng cho cá nhân trong việc thực hiện quyền này và cũng để đồng bộ với quy định có liên quan của Luật Quốc tịch Việt Nam.
“Trên cơ sở như vậy, Chính phủ đề nghị được giữ quy định như dự thảo bộ luật”, báo cáo nêu rõ.
Bên cạnh nội dung trên, Chính phủ cũng thể hiện chính kiến về vấn đề được tranh cãi sôi nổi tại nghị trường liên quan đến quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Khác với một số vị đại biểu, Chính phủ cho rằng quy định này không mâu thuẫn với hiến định: thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Hai quy định nêu trên có hai đối tượng áp dụng khác nhau, mục đích cũng khác nhau. Quy định tại Bộ luật Dân sự có mục đích bảo vệ quyền dân sự của tổ chức, cá nhân còn quy định của Hiến pháp là bảo vệ tính độc lập của tòa án trong hoạt động xét xử của mình, Chính phủ lập luận.