“Chính phủ chưa lựa chọn đối tác cho đường sắt cao tốc”
Băn khoăn về dự án đường sắt cao tốc vẫn trở lại trong một số chất vấn trực tiếp dành cho người đứng đầu ngành giao thông
Đến lúc này, Chính phủ vẫn chưa lựa chọn đối tác cụ thể cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng cho biết khi trả lời đại biểu Nguyễn Minh Thuyết tại diễn đàn Quốc hội, chiều 10/6.
Mặc dù vừa được Quốc hội thảo luận trọn một ngày, song những băn khoăn về dự án đường sắt cao tốc vẫn trở lại trong một số chất vấn trực tiếp dành cho người đứng đầu ngành giao thông.
Không thể theo phương thức BOT
Giả thiết được đại biểu Thuyết nêu ra là chủ trương làm đường sắt cao tốc được Quốc hội thông qua nhưng sau đó phía Nhật Bản và Ngân hàng Thế giới không cho vay tiền, trong khi nước khác có thể cho vay tiền làm với giá rẻ hơn, thì Chính phủ có sẵn sàng bàn giao hợp đồng không?
Bộ trưởng Dũng trả lời, “đến bây giờ cũng chưa lựa chọn đối tác cụ thể, nếu Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư thì trong bước lập dự án đầu tư chúng tôi sẽ có trách nhiệm đi sâu hơn một bước nữa về thỏa thuận việc tài trợ, hướng hợp tác với các đối tác”.
“Những doanh nghiệp nào, nước nào có công nghệ hợp lý và có những điều kiện về vốn thích hợp mà chúng ta có thể hợp tác được thì hoàn toàn có thể kêu gọi tham gia dự án. Chính phủ cũng chưa cố định một đối tác nào hay một doanh nghiệp cụ thể nào để tham gia dự án này”, Bộ trưởng “chốt”.
Cũng liên quan đến đường sắt cao tốc, đại biểu Ngô Văn Minh đặt vấn đề, đường bộ đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) được, “Bộ trưởng có nghĩ đường sắt cao tốc cũng theo hình thức này được không?”.
“Phương án BOT không khả thi trừ khi các doanh nghiệp trong nước của chúng ta thực hiện với sự tài trợ của nhà nước. Theo PPP nghĩa là công tư hợp doanh thì có thể thực hiện được”, Bộ trưởng phân tích.
Vì sao xe du lịch lại thành xe van?
Câu chuyện trách nhiệm xung quanh 550 ô tô 4 chỗ Kia Morning và Daewoo Martiz chuyển thành xe bán tải mui kín (van) tại chất vấn của đại biểu Nguyễn Lân Dũng với Bộ trưởng Bộ Tài chính lại trở lại nghị trường chiều nay.
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng hỏi trách nhiệm của đăng kiểm giúp doanh nghiệp trốn thuế số tiền hơn 23 tỷ đồng khi chuyển đổi như đã nói trên sẽ do ai xử lý?
Theo Bộ trưởng Ninh, “việc này nếu khép vào tội trốn thuế thì còn phải xem xét thêm, nhưng chúng tôi kết luận là gian lận thương mại, bởi vì loại xe như thế, nhưng tháo ghế ở đằng sau ra gọi là xe tải van”. Ông cũng cho biết sẽ xem xét tiếp việc này vì hiện còn đang phải thảo luận giữa các cơ quan đăng kiểm, Bộ Tài chính, công an và “rất phức tạp”.
Chiều nay, đại biểu Phạm Lễ Chi tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Dũng về trách nhiệm quản lý trước hiện tượng xe du lịch “hô biến” thành xe van.
Bộ trưởng trả lời: sau khi phát hiện ra thì Bộ Tài chính có ý kiến, Bộ Giao thông Vận tải cũng đồng quan điểm với Bộ Tài chính và thực hiện kiểm tra, đăng kiểm, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc áp thuế cho đúng.
Đại biểu Chi chưa hài lòng, vì từ tháng 9/2009 đã có 36 doanh nghiệp, có 151 tờ khai hải quan đã được mở đối với 550 cái xe này. “Vậy chả lẽ trong khoảng thời gian dài như thế chờ khi Bộ Tài chính có ý kiến thì Bộ Giao thông vận tải mới biết hay sao?
“Thực ra khi mới nhập các loại xe này vào, chúng tôi không được thông tin và đăng kiểm nhìn nhận cũng chưa được chính xác. Còn áp thuế như thế nào thì trách nhiệm của Bộ Tài chính, chúng tôi sẽ cùng nhau phối hợp để thực hiện trong thời gian tới”, Bộ trưởng nói.
Đã tiết giảm hàng trăm dự án của Vinashin
Ngay đầu phiên chất vấn đại biểu Vũ Quang Hải đã nêu việc mua con tàu trên 1 nghìn tỷ đồng sau đó đưa vào khai thác không có hiệu quả ảnh hưởng đến tình hình tài chính của tập đoàn Vinashin.
Theo Bộ trưởng Dũng sau khi quyết định mua con tàu đó thì Vinashin đã gặp một rủi ro về khủng hoảng kinh tế nên mới khó khăn như vậy.
Cho rằng câu trả lời này chưa thỏa đáng, đại biểu Lê Quốc Dung nói có nhiều thông tin là tàu chỉ chạy được một chuyến rồi hỏng. Vị đại biểu này cũng nêu thực tế hiện nay cung ứng vốn cho tập đoàn này rất lớn, nhưng qua giám sát thấy dàn trải quá nhiều dự án, quá nhiều địa bàn, quá nhiều công trình, sản phẩm dở dang, không có sản phẩm hoàn chỉnh để bán thu hồi vốn, và tình trạng này còn kéo dài.
“Bây giờ giải quyết như thế nào, trách nhiệm của ai và trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu?”, đại biểu Dung chất vấn.
Thừa nhận Vinashin đầu tư ra các lĩnh vực khác khá nhiều vượt quá tiềm năng tài chính mà tập đoàn này “không tính được hết”, nhưng Bộ trưởng cũng cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính vừa rồi “càng làm trầm trọng thêm vấn đề của Vinashin”.
Vị “tư lệnh” ngành giao thông vận tải cũng cho biết Chính phủ đã có những chương trình giúp Vinashin xử lý những khiếm khuyết, khó khăn về tài chính. Bộ cũng đã tiết giảm hàng trăm dự án đầu tư mà Vinashin đã lên kế hoạch xuống còn 18 dự án cấp bách nhất, quan trọng nhất và đang được thực hiện để giới hạn lại kế hoạch đầu tư và giới hạn lại khả năng tài chính để đáp ứng được cho Vinashin.
Mặc dù vừa được Quốc hội thảo luận trọn một ngày, song những băn khoăn về dự án đường sắt cao tốc vẫn trở lại trong một số chất vấn trực tiếp dành cho người đứng đầu ngành giao thông.
Không thể theo phương thức BOT
Giả thiết được đại biểu Thuyết nêu ra là chủ trương làm đường sắt cao tốc được Quốc hội thông qua nhưng sau đó phía Nhật Bản và Ngân hàng Thế giới không cho vay tiền, trong khi nước khác có thể cho vay tiền làm với giá rẻ hơn, thì Chính phủ có sẵn sàng bàn giao hợp đồng không?
Bộ trưởng Dũng trả lời, “đến bây giờ cũng chưa lựa chọn đối tác cụ thể, nếu Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư thì trong bước lập dự án đầu tư chúng tôi sẽ có trách nhiệm đi sâu hơn một bước nữa về thỏa thuận việc tài trợ, hướng hợp tác với các đối tác”.
“Những doanh nghiệp nào, nước nào có công nghệ hợp lý và có những điều kiện về vốn thích hợp mà chúng ta có thể hợp tác được thì hoàn toàn có thể kêu gọi tham gia dự án. Chính phủ cũng chưa cố định một đối tác nào hay một doanh nghiệp cụ thể nào để tham gia dự án này”, Bộ trưởng “chốt”.
Cũng liên quan đến đường sắt cao tốc, đại biểu Ngô Văn Minh đặt vấn đề, đường bộ đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) được, “Bộ trưởng có nghĩ đường sắt cao tốc cũng theo hình thức này được không?”.
“Phương án BOT không khả thi trừ khi các doanh nghiệp trong nước của chúng ta thực hiện với sự tài trợ của nhà nước. Theo PPP nghĩa là công tư hợp doanh thì có thể thực hiện được”, Bộ trưởng phân tích.
Vì sao xe du lịch lại thành xe van?
Câu chuyện trách nhiệm xung quanh 550 ô tô 4 chỗ Kia Morning và Daewoo Martiz chuyển thành xe bán tải mui kín (van) tại chất vấn của đại biểu Nguyễn Lân Dũng với Bộ trưởng Bộ Tài chính lại trở lại nghị trường chiều nay.
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng hỏi trách nhiệm của đăng kiểm giúp doanh nghiệp trốn thuế số tiền hơn 23 tỷ đồng khi chuyển đổi như đã nói trên sẽ do ai xử lý?
Theo Bộ trưởng Ninh, “việc này nếu khép vào tội trốn thuế thì còn phải xem xét thêm, nhưng chúng tôi kết luận là gian lận thương mại, bởi vì loại xe như thế, nhưng tháo ghế ở đằng sau ra gọi là xe tải van”. Ông cũng cho biết sẽ xem xét tiếp việc này vì hiện còn đang phải thảo luận giữa các cơ quan đăng kiểm, Bộ Tài chính, công an và “rất phức tạp”.
Chiều nay, đại biểu Phạm Lễ Chi tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Dũng về trách nhiệm quản lý trước hiện tượng xe du lịch “hô biến” thành xe van.
Bộ trưởng trả lời: sau khi phát hiện ra thì Bộ Tài chính có ý kiến, Bộ Giao thông Vận tải cũng đồng quan điểm với Bộ Tài chính và thực hiện kiểm tra, đăng kiểm, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc áp thuế cho đúng.
Đại biểu Chi chưa hài lòng, vì từ tháng 9/2009 đã có 36 doanh nghiệp, có 151 tờ khai hải quan đã được mở đối với 550 cái xe này. “Vậy chả lẽ trong khoảng thời gian dài như thế chờ khi Bộ Tài chính có ý kiến thì Bộ Giao thông vận tải mới biết hay sao?
“Thực ra khi mới nhập các loại xe này vào, chúng tôi không được thông tin và đăng kiểm nhìn nhận cũng chưa được chính xác. Còn áp thuế như thế nào thì trách nhiệm của Bộ Tài chính, chúng tôi sẽ cùng nhau phối hợp để thực hiện trong thời gian tới”, Bộ trưởng nói.
Đã tiết giảm hàng trăm dự án của Vinashin
Ngay đầu phiên chất vấn đại biểu Vũ Quang Hải đã nêu việc mua con tàu trên 1 nghìn tỷ đồng sau đó đưa vào khai thác không có hiệu quả ảnh hưởng đến tình hình tài chính của tập đoàn Vinashin.
Theo Bộ trưởng Dũng sau khi quyết định mua con tàu đó thì Vinashin đã gặp một rủi ro về khủng hoảng kinh tế nên mới khó khăn như vậy.
Cho rằng câu trả lời này chưa thỏa đáng, đại biểu Lê Quốc Dung nói có nhiều thông tin là tàu chỉ chạy được một chuyến rồi hỏng. Vị đại biểu này cũng nêu thực tế hiện nay cung ứng vốn cho tập đoàn này rất lớn, nhưng qua giám sát thấy dàn trải quá nhiều dự án, quá nhiều địa bàn, quá nhiều công trình, sản phẩm dở dang, không có sản phẩm hoàn chỉnh để bán thu hồi vốn, và tình trạng này còn kéo dài.
“Bây giờ giải quyết như thế nào, trách nhiệm của ai và trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu?”, đại biểu Dung chất vấn.
Thừa nhận Vinashin đầu tư ra các lĩnh vực khác khá nhiều vượt quá tiềm năng tài chính mà tập đoàn này “không tính được hết”, nhưng Bộ trưởng cũng cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính vừa rồi “càng làm trầm trọng thêm vấn đề của Vinashin”.
Vị “tư lệnh” ngành giao thông vận tải cũng cho biết Chính phủ đã có những chương trình giúp Vinashin xử lý những khiếm khuyết, khó khăn về tài chính. Bộ cũng đã tiết giảm hàng trăm dự án đầu tư mà Vinashin đã lên kế hoạch xuống còn 18 dự án cấp bách nhất, quan trọng nhất và đang được thực hiện để giới hạn lại kế hoạch đầu tư và giới hạn lại khả năng tài chính để đáp ứng được cho Vinashin.