Chủ tịch Quốc hội: “Cảnh giác với thông tin không chính thức”
Chủ tịch Quốc hội báo cáo Quốc hội một số vấn đề về việc lấy phiếu tín nhiệm, sáng 14/11
Các vị đại biểu cần cảnh giác với thông tin không chính thức, loại ra thông tin chưa đủ căn cứ để đánh giá tín nhiệm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh khi báo cáo Quốc hội một số vấn đề về việc lấy phiếu tín nhiệm, sáng 14/11.
Chủ tịch nhấn mạnh, các chức danh được lấy phiếu do Quốc hội bầu và phê chuẩn là những đồng chí được Quốc hội tin tưởng giao nhiệm vị lãnh đạo nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của chúng ta nên có thể nói là rất nhạy cảm.
"Do tính chất nhạy cảm như vậy, nên đồng bào cử tri cả nước đặt niềm tin ở từng vị đại biểu, nên phải tiến hành rất thận trọng khách quan, công tâm", Chủ tịch nói.
Với lần thứ hai lấy phiếu, theo Chủ tịch có thuận lợi hơn lần thứ nhất do có thời gian và có kinh nghiệm, điều rất quan trọng là qua thảo luận Quốc hội đánh giá công tác hành pháp tư pháp và lập pháp của đất nước đều có chuyển biển tích cực.
Đồng thời, trong thảo luận Quốc hội cũng đã tiếp thu ý kiến đồng bào đã chỉ ra một cách thận trọng những vấn đề yếu kém, bức xúc gay gắt và nhìn thấy biện pháp khắc phục.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, căn cứ để đánh giá tín nhiệm lần này là báo cáo của các vị thuộc diện được lấy phiếu. hai là tình hình mọi mặt của đất nước, các hoạt động chất vấn và ý kiến của đồng bào cử tri cả nước.
“Nhưng điều quan trọng tôi muốn báo cáo, nói Quốc hội đánh giá thực chất là từng vị đại biểu Quốc hội đánh giá, từng vị chứ không phải Quốc hội rồi thảo luận rồi biểu quyết, nên trọng trách rơi vào từng vị đại biểu, nên đòi hỏi thận trọng khách quan công tâm chính xác đặt vào từng vị”, Chủ tịch nói.
Ông Hùng cũng lưu ý các đại biểu cần tự mình căn cứ vào vào nhận thực đánh giá của chính mình của đồng bào và thông tin chính thức, cảnh giác với những thông tin không chính thức.
Ông cũng cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa nhận được đề nghị nào của các vị đại biểu yêu cầu báo cáo giải trình việc này việc kia nên các vị đại biểu cần loại ra thông tin chưa đủ căn cứ để đánh giá tín nhiệm.
“Việc này quan trọng lắm, nếu chủng ta nhầm lẫn thông tin hay phán đoán thì kết quả đánh giá sẽ không chính xác, tôi mong các vị đại biểu chú ý việc đó”.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng rằng Quốc hội sẽ thực hiện thắng lợi trọng trách của mình, sẽ rất khách quan công tâm và chính xác trong lần lấy phiếu này.
Báo cáo về quy trình, ông cho biết sẽ chốt thời gian 30 phút để các vị đại biểu ngồi yên tĩnh để ghi phiếu. Và kết quả kiểm phiếu sẽ công khai trước Quốc hội vào chiều 15/11.
Sau phát biểu của Chủ tịch, trước khi tiến hành thảo luận ở từng đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội đã biểu quyết danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm.
Với cách làm chưa có gì thay đổi so với lần thứ nhất, các mức đánh giá được thể hiện trên phiếu vẫn là tín nhiệm, tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp.
Tại lần lấy phiếu thứ nhất, số phiếu "tín nhiệm cao" dành cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là 330, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là 210, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là 328.
Ở các vị còn lại, số phiếu tín nhiệm cao của các vị khối lập pháp chênh lệch đáng kể so với khối hành pháp.
Tuy nhiên, theo dự đoán của nhiều vị đại biểu với báo chí thì khoảng cách này có thể sẽ được rút ngắn khi lần lấy phiếu thứ hai ở thời điểm gần hết nhiệm kỳ sẽ có đánh giá toàn diện hơn, sâu sắc hơn ở từng chức danh.
Và quan trọng hơn là thời gian qua, một số thành viên Chính phủ đã có những thay đổi tích cực trong cả tư duy và hành động, được cử tri ghi nhận.
Chủ tịch nhấn mạnh, các chức danh được lấy phiếu do Quốc hội bầu và phê chuẩn là những đồng chí được Quốc hội tin tưởng giao nhiệm vị lãnh đạo nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của chúng ta nên có thể nói là rất nhạy cảm.
"Do tính chất nhạy cảm như vậy, nên đồng bào cử tri cả nước đặt niềm tin ở từng vị đại biểu, nên phải tiến hành rất thận trọng khách quan, công tâm", Chủ tịch nói.
Với lần thứ hai lấy phiếu, theo Chủ tịch có thuận lợi hơn lần thứ nhất do có thời gian và có kinh nghiệm, điều rất quan trọng là qua thảo luận Quốc hội đánh giá công tác hành pháp tư pháp và lập pháp của đất nước đều có chuyển biển tích cực.
Đồng thời, trong thảo luận Quốc hội cũng đã tiếp thu ý kiến đồng bào đã chỉ ra một cách thận trọng những vấn đề yếu kém, bức xúc gay gắt và nhìn thấy biện pháp khắc phục.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, căn cứ để đánh giá tín nhiệm lần này là báo cáo của các vị thuộc diện được lấy phiếu. hai là tình hình mọi mặt của đất nước, các hoạt động chất vấn và ý kiến của đồng bào cử tri cả nước.
“Nhưng điều quan trọng tôi muốn báo cáo, nói Quốc hội đánh giá thực chất là từng vị đại biểu Quốc hội đánh giá, từng vị chứ không phải Quốc hội rồi thảo luận rồi biểu quyết, nên trọng trách rơi vào từng vị đại biểu, nên đòi hỏi thận trọng khách quan công tâm chính xác đặt vào từng vị”, Chủ tịch nói.
Ông Hùng cũng lưu ý các đại biểu cần tự mình căn cứ vào vào nhận thực đánh giá của chính mình của đồng bào và thông tin chính thức, cảnh giác với những thông tin không chính thức.
Ông cũng cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa nhận được đề nghị nào của các vị đại biểu yêu cầu báo cáo giải trình việc này việc kia nên các vị đại biểu cần loại ra thông tin chưa đủ căn cứ để đánh giá tín nhiệm.
“Việc này quan trọng lắm, nếu chủng ta nhầm lẫn thông tin hay phán đoán thì kết quả đánh giá sẽ không chính xác, tôi mong các vị đại biểu chú ý việc đó”.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng rằng Quốc hội sẽ thực hiện thắng lợi trọng trách của mình, sẽ rất khách quan công tâm và chính xác trong lần lấy phiếu này.
Báo cáo về quy trình, ông cho biết sẽ chốt thời gian 30 phút để các vị đại biểu ngồi yên tĩnh để ghi phiếu. Và kết quả kiểm phiếu sẽ công khai trước Quốc hội vào chiều 15/11.
Sau phát biểu của Chủ tịch, trước khi tiến hành thảo luận ở từng đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội đã biểu quyết danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm.
Với cách làm chưa có gì thay đổi so với lần thứ nhất, các mức đánh giá được thể hiện trên phiếu vẫn là tín nhiệm, tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp.
Tại lần lấy phiếu thứ nhất, số phiếu "tín nhiệm cao" dành cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là 330, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là 210, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là 328.
Ở các vị còn lại, số phiếu tín nhiệm cao của các vị khối lập pháp chênh lệch đáng kể so với khối hành pháp.
Tuy nhiên, theo dự đoán của nhiều vị đại biểu với báo chí thì khoảng cách này có thể sẽ được rút ngắn khi lần lấy phiếu thứ hai ở thời điểm gần hết nhiệm kỳ sẽ có đánh giá toàn diện hơn, sâu sắc hơn ở từng chức danh.
Và quan trọng hơn là thời gian qua, một số thành viên Chính phủ đã có những thay đổi tích cực trong cả tư duy và hành động, được cử tri ghi nhận.