Chứng khoán chiều 17/7: Vốn ngoại rót ròng trở lại
Một đợt tăng giá khá tốt đầu phiên chiều nay rốt cục cũng lại thất bại và thị trường không mạnh hơn phiên sáng bao nhiêu
Một đợt tăng giá khá tốt đầu phiên chiều nay rốt cục cũng lại thất bại và thị trường không mạnh hơn phiên sáng bao nhiêu. Thanh khoản tiếp tục sụt giảm mạnh và điểm sáng duy nhất là khối ngoại đã mua ròng trở lại.
VN-Index dao động khá mạnh trong buổi chiều với điểm số cao nhất lại lên trên 630 điểm, đạt 631,67 điểm, nghĩa là cao hơn cả đỉnh cao trong phiên sáng. Như vậy riêng phiên hôm nay chỉ số đã có tới 2 lần cố gắng vượt ngưỡng 630 điểm nhưng đều bất thành.
VN-Index đóng cửa lùi về 628,63 điểm, chỉ tăng 0,28% so với tham chiếu.
Nếu nhìn vào biến động của các chỉ số hôm nay cũng như riêng phiên chiều, có thể hiểu vì sao VN-Index lại yếu đi như vậy. Chỉ số VN30 đồng dạng với VN-Index và có một nhịp điều chỉnh về cuối phiên. Trong khi đó chỉ số VNSmallcap lại tăng liên tục. Ngay cả chỉ số Midcap cũng mạnh hơn hai chỉ số chính.
Thể hiện trên giao dịch hôm nay, các cổ phiếu blue-chips tăng giảm đan xen, trong khi nhiều cổ phiếu nhỏ tăng rất khá, đặc biệt tại HSX. Độ rộng thị trường mở rộng bất chấp VN-Index tăng rất nhẹ. HSX ghi nhận 131 mã tăng/81 mã giảm.
Những cổ phiếu lớn giảm giá đa phần có sức ảnh hưởng mạnh: BID giảm 1,55%, PVD giảm 1,75%, SSI giảm 1,14%, VIC giảm 0,23%, STB giảm 1,55%. Trong khi đó xét về vốn hóa, số tăng giá chỉ có BVH, MSN, DPM, HAG, HPG là lớn.
Ngược lại với sự phân hóa của các blue-chips, số rất lớn cổ phiếu nhỏ tăng nóng. Tính chung hai sàn, có 26 mã kịch trần, còn số tăng trên 5% cũng rất nhiều. Tuy thế sức kéo đối với điểm số ở nhóm này là quá nhỏ.
Thanh khoản thị trường phiên chiều rất kém, chỉ giao dịch thêm 914,9 tỷ đồng. Phải nhấn mạnh rằng trong 15 phiên chiều vừa qua, chưa có ngày nào giá trị khớp lệnh lại dưới 1.000 tỷ. Hôm nay là mức thấp kỷ lục trong vòng 17 phiên chiều. Đã có sự suy giảm rất mạnh về thanh khoản hôm nay.
Điểm sáng của thị trường hôm nay là vẫn có dòng vốn ngoại chảy ròng vào thị trường qua khớp lệnh. Nếu tính cả thỏa thuận thì khối này vẫn là bán ròng. Tuy nhiên chỉ giao dịch khớp lệnh mới tác động lên giá hàng ngày và nếu so với phiên bán ròng hôm qua, đó đã là một thay đổi tích cực.
Tại HSX, khối ngoại đẩy mạnh mua vào khớp lệnh, đạt 157,6 tỷ đồng, tăng nhẹ 10% so với hôm qua. Điều quan trọng hơn là khối này giảm bán, chỉ còn 126,6 tỷ đồng, từ đó dẫn đến mua ròng khá cao. Tuy nhiên giao dịch thỏa thuận lại là bán ròng 69,9 tỷ đồng. Sàn HNX được mua ròng 12,9 tỷ.
Nếu nhìn một cách dễ dãi thì mua khớp lệnh ròng trở lại là điều tích cực. Điều chưa chắc chắn là chủ yếu nhờ khối ngoại giảm bán hơn là tăng mua. Tính chung hai sàn, quy mô mua khớp lệnh tăng chưa tới 2% so với hôm qua, trong khi bán ra giảm 42%.
Do quy mô mua vẫn yếu, nên chỉ có 5 cổ phiếu được rót vốn ròng trên 5 tỷ đồng là DPM, CTG, SSI, HAG và MSN. Trong số này chỉ có DPM được khối ngoại đỡ giá rõ nét nhất. Khoảng 54% thanh khoản của DPM là do khối ngoại mua, giúp giá tăng 2,2% so với tham chiếu và cả phiên chiều không bị điều chỉnh.
Phía bán ra, LIX bất ngờ nằm trong số các mã bị bán ròng đáng chú ý. Có tới trên 89% khối lượng giao dịch của LIX hôm nay là do khối ngoại bán, tương đương 400.610 cổ phiếu, hay 15,5 tỷ đồng. Khối ngoại bán ra phần lớn trong khi nhà đầu tư trong nước là bên mua chính ở vào phiên mà cổ phiếu này đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử niêm yết. Mức vốn rút ròng khỏi LIX là 15,2 tỷ đồng.
Ngoài ra có VIC, PVD, IJC nằm trong số bị bán ròng khá mạnh của khối ngoại. Cả ba cổ phiếu không có tiến triển giá tích cực, trong đó VIC giảm 0,23%, PVD giảm 1,75%.
VN-Index dao động khá mạnh trong buổi chiều với điểm số cao nhất lại lên trên 630 điểm, đạt 631,67 điểm, nghĩa là cao hơn cả đỉnh cao trong phiên sáng. Như vậy riêng phiên hôm nay chỉ số đã có tới 2 lần cố gắng vượt ngưỡng 630 điểm nhưng đều bất thành.
VN-Index đóng cửa lùi về 628,63 điểm, chỉ tăng 0,28% so với tham chiếu.
Nếu nhìn vào biến động của các chỉ số hôm nay cũng như riêng phiên chiều, có thể hiểu vì sao VN-Index lại yếu đi như vậy. Chỉ số VN30 đồng dạng với VN-Index và có một nhịp điều chỉnh về cuối phiên. Trong khi đó chỉ số VNSmallcap lại tăng liên tục. Ngay cả chỉ số Midcap cũng mạnh hơn hai chỉ số chính.
Thể hiện trên giao dịch hôm nay, các cổ phiếu blue-chips tăng giảm đan xen, trong khi nhiều cổ phiếu nhỏ tăng rất khá, đặc biệt tại HSX. Độ rộng thị trường mở rộng bất chấp VN-Index tăng rất nhẹ. HSX ghi nhận 131 mã tăng/81 mã giảm.
Những cổ phiếu lớn giảm giá đa phần có sức ảnh hưởng mạnh: BID giảm 1,55%, PVD giảm 1,75%, SSI giảm 1,14%, VIC giảm 0,23%, STB giảm 1,55%. Trong khi đó xét về vốn hóa, số tăng giá chỉ có BVH, MSN, DPM, HAG, HPG là lớn.
Ngược lại với sự phân hóa của các blue-chips, số rất lớn cổ phiếu nhỏ tăng nóng. Tính chung hai sàn, có 26 mã kịch trần, còn số tăng trên 5% cũng rất nhiều. Tuy thế sức kéo đối với điểm số ở nhóm này là quá nhỏ.
Thanh khoản thị trường phiên chiều rất kém, chỉ giao dịch thêm 914,9 tỷ đồng. Phải nhấn mạnh rằng trong 15 phiên chiều vừa qua, chưa có ngày nào giá trị khớp lệnh lại dưới 1.000 tỷ. Hôm nay là mức thấp kỷ lục trong vòng 17 phiên chiều. Đã có sự suy giảm rất mạnh về thanh khoản hôm nay.
Điểm sáng của thị trường hôm nay là vẫn có dòng vốn ngoại chảy ròng vào thị trường qua khớp lệnh. Nếu tính cả thỏa thuận thì khối này vẫn là bán ròng. Tuy nhiên chỉ giao dịch khớp lệnh mới tác động lên giá hàng ngày và nếu so với phiên bán ròng hôm qua, đó đã là một thay đổi tích cực.
Tại HSX, khối ngoại đẩy mạnh mua vào khớp lệnh, đạt 157,6 tỷ đồng, tăng nhẹ 10% so với hôm qua. Điều quan trọng hơn là khối này giảm bán, chỉ còn 126,6 tỷ đồng, từ đó dẫn đến mua ròng khá cao. Tuy nhiên giao dịch thỏa thuận lại là bán ròng 69,9 tỷ đồng. Sàn HNX được mua ròng 12,9 tỷ.
Nếu nhìn một cách dễ dãi thì mua khớp lệnh ròng trở lại là điều tích cực. Điều chưa chắc chắn là chủ yếu nhờ khối ngoại giảm bán hơn là tăng mua. Tính chung hai sàn, quy mô mua khớp lệnh tăng chưa tới 2% so với hôm qua, trong khi bán ra giảm 42%.
Do quy mô mua vẫn yếu, nên chỉ có 5 cổ phiếu được rót vốn ròng trên 5 tỷ đồng là DPM, CTG, SSI, HAG và MSN. Trong số này chỉ có DPM được khối ngoại đỡ giá rõ nét nhất. Khoảng 54% thanh khoản của DPM là do khối ngoại mua, giúp giá tăng 2,2% so với tham chiếu và cả phiên chiều không bị điều chỉnh.
Phía bán ra, LIX bất ngờ nằm trong số các mã bị bán ròng đáng chú ý. Có tới trên 89% khối lượng giao dịch của LIX hôm nay là do khối ngoại bán, tương đương 400.610 cổ phiếu, hay 15,5 tỷ đồng. Khối ngoại bán ra phần lớn trong khi nhà đầu tư trong nước là bên mua chính ở vào phiên mà cổ phiếu này đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử niêm yết. Mức vốn rút ròng khỏi LIX là 15,2 tỷ đồng.
Ngoài ra có VIC, PVD, IJC nằm trong số bị bán ròng khá mạnh của khối ngoại. Cả ba cổ phiếu không có tiến triển giá tích cực, trong đó VIC giảm 0,23%, PVD giảm 1,75%.