Chứng khoán thế giới: Khan hiếm màu xanh
Ngày 26/3, chứng khoán thế giới nhìn chung đồng loạt giảm điểm, dù màu xanh vẫn “le lói” xuất hiện ở châu Á
Ngày 26/3, chứng khoán thế giới nhìn chung đồng loạt giảm điểm, dù màu xanh vẫn “le lói” xuất hiện ở châu Á.
Chứng khoán châu Á: Điều chỉnh giảm
Chứng khoán châu Á đã có những diễn biến bình lặng khi biên độ tăng giảm không đáng kể sau khi đã tăng điểm mạnh vào phiên trước đó. Nhưng nhìn chung, các chỉ số chính đều giảm điểm.
Những lo ngại của các nhà xuất khẩu lớn của Nhật khi đồng Yên tăng giá đã tác động khiến chỉ số Nikkei 225 giảm nhẹ. Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 giảm 38,59 điểm, tương ứng -0,30 %, đóng cửa ở mức 12.706,63.
Trong khi đó, dù mức tăng không đáng kể nhưng chỉ số Hang Seng đã có phiên tăng điểm thứ hai trong tuần với mức tăng 0,68%. Cùng tăng điểm với thị trường Hồng Kông có thị trường Hàn Quốc với mức tăng của chỉ số KOSPI Composite là 0,28%.
Các chỉ số lớn còn lại của châu Á đều giảm nhẹ, chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,31%, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,63%, chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,17%.
Chứng khoán châu Âu: Ngày không vui
Chứng khoán châu Âu đã đón nhận nhiều thông tin không mấy tốt lành từ Mỹ, hơn nữa những không tin không khả quan về tình hình hoạt động của lĩnh vực khai mỏ, ngân hàng, dược phẩm đã kéo các chỉ số xuống.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 28,70 điểm, tương đương -0,5%, đóng cửa ở mức 5.660,40. Như vậy, trong năm nay chỉ số này đã giảm 12%.
Trong khi đó chỉ số DAX của Đức cũng trong đà giảm điểm khi mất đi 35,45 điểm, tương ứng với -0,54%, đóng cửa ở mức 6.489,26.
Điểm qua thị trường Pháp, chỉ số CAC 40 giảm 15,32 điểm (-0,33%), đóng cửa phiên giao dịch thứ Tư ở mức 4.676,68.
Chứng khoán Mỹ: Mất điểm trước giờ G
Đúng như lịch trình công bố thông tin, các nhà đầu tư đã nhận được những báo cáo về tình hình dự trữ dầu thô, doanh thu bán nhà (nhà mới xây), các đơn đặt hàng của đồ dùng lâu bền (Durable Goods) và thu nhập của hãng Oracle.
Nội dung cụ thể của các thông báo cho thấy, mức dự trữ dầu thô của Mỹ tuần trước đạt 311,8 triệu thùng, trong khi mức dự báo là 1,7 tỷ thùng. Thông tin này khiến giá dầu thô giao tháng 5 tại NYmex tăng lên 106,16 USD/thùng.
Tiếp theo, các đơn đặt hàng của đồ dùng lâu bền trong tháng 2 đã giảm 1,7%, trong khi các chuyên gia kinh tế dự đoán sẽ tăng 0,8%.
Trong khi đó, “đại gia” cung cấp phần mềm Oracle đã công bố thu nhập trên mỗi cổ phiếu tăng 30%, đúng như mong đợi của giới phân tích.
Một “điểm sáng” nho nhỏ là báo cáo về doanh thu địa ốc đã không giảm như những ước lượng trước đó, phần nào làm vơi đi nỗi lo về “sức khoẻ” nền kinh tế Mỹ.
Những thông tin trên đã tác động đến cả 3 chỉ số chính và kéo 3 chỉ số này đi xuống.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 109,74 điểm, tương đương -0,88%, đóng cửa ở mức 12.422,86.
Chỉ số Nasdaq cũng giảm 16,69 điểm, tương ứng với -0,71%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 2.324,36.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hôm thứ Tư giảm 11,86 điểm, tương đương -0,88%, đóng cửa cuối ngày giao dịch ở mức 1.341,13 .
Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế vẫn duy trì quan điểm rằng: thông tin về tăng trưởng GDP - dự kiến sẽ thông báo vào thứ Năm - sẽ là thông tin quyết định để biết “sức khoẻ” nền kinh tế Mỹ.
Chứng khoán châu Á: Điều chỉnh giảm
Chứng khoán châu Á đã có những diễn biến bình lặng khi biên độ tăng giảm không đáng kể sau khi đã tăng điểm mạnh vào phiên trước đó. Nhưng nhìn chung, các chỉ số chính đều giảm điểm.
Những lo ngại của các nhà xuất khẩu lớn của Nhật khi đồng Yên tăng giá đã tác động khiến chỉ số Nikkei 225 giảm nhẹ. Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 giảm 38,59 điểm, tương ứng -0,30 %, đóng cửa ở mức 12.706,63.
Trong khi đó, dù mức tăng không đáng kể nhưng chỉ số Hang Seng đã có phiên tăng điểm thứ hai trong tuần với mức tăng 0,68%. Cùng tăng điểm với thị trường Hồng Kông có thị trường Hàn Quốc với mức tăng của chỉ số KOSPI Composite là 0,28%.
Các chỉ số lớn còn lại của châu Á đều giảm nhẹ, chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,31%, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,63%, chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,17%.
Chứng khoán châu Âu: Ngày không vui
Chứng khoán châu Âu đã đón nhận nhiều thông tin không mấy tốt lành từ Mỹ, hơn nữa những không tin không khả quan về tình hình hoạt động của lĩnh vực khai mỏ, ngân hàng, dược phẩm đã kéo các chỉ số xuống.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 28,70 điểm, tương đương -0,5%, đóng cửa ở mức 5.660,40. Như vậy, trong năm nay chỉ số này đã giảm 12%.
Trong khi đó chỉ số DAX của Đức cũng trong đà giảm điểm khi mất đi 35,45 điểm, tương ứng với -0,54%, đóng cửa ở mức 6.489,26.
Điểm qua thị trường Pháp, chỉ số CAC 40 giảm 15,32 điểm (-0,33%), đóng cửa phiên giao dịch thứ Tư ở mức 4.676,68.
Chứng khoán Mỹ: Mất điểm trước giờ G
Đúng như lịch trình công bố thông tin, các nhà đầu tư đã nhận được những báo cáo về tình hình dự trữ dầu thô, doanh thu bán nhà (nhà mới xây), các đơn đặt hàng của đồ dùng lâu bền (Durable Goods) và thu nhập của hãng Oracle.
Nội dung cụ thể của các thông báo cho thấy, mức dự trữ dầu thô của Mỹ tuần trước đạt 311,8 triệu thùng, trong khi mức dự báo là 1,7 tỷ thùng. Thông tin này khiến giá dầu thô giao tháng 5 tại NYmex tăng lên 106,16 USD/thùng.
Tiếp theo, các đơn đặt hàng của đồ dùng lâu bền trong tháng 2 đã giảm 1,7%, trong khi các chuyên gia kinh tế dự đoán sẽ tăng 0,8%.
Trong khi đó, “đại gia” cung cấp phần mềm Oracle đã công bố thu nhập trên mỗi cổ phiếu tăng 30%, đúng như mong đợi của giới phân tích.
Một “điểm sáng” nho nhỏ là báo cáo về doanh thu địa ốc đã không giảm như những ước lượng trước đó, phần nào làm vơi đi nỗi lo về “sức khoẻ” nền kinh tế Mỹ.
Những thông tin trên đã tác động đến cả 3 chỉ số chính và kéo 3 chỉ số này đi xuống.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 109,74 điểm, tương đương -0,88%, đóng cửa ở mức 12.422,86.
Chỉ số Nasdaq cũng giảm 16,69 điểm, tương ứng với -0,71%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 2.324,36.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hôm thứ Tư giảm 11,86 điểm, tương đương -0,88%, đóng cửa cuối ngày giao dịch ở mức 1.341,13 .
Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế vẫn duy trì quan điểm rằng: thông tin về tăng trưởng GDP - dự kiến sẽ thông báo vào thứ Năm - sẽ là thông tin quyết định để biết “sức khoẻ” nền kinh tế Mỹ.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.532,60 | 12.422,86 | -109,74 | -0,88 |
Nasdaq | 2.341,05 | 2.324,36 | -16,69 | -0,71 | |
S&P 500 | 1.352,99 | 1.341,13 | -11,86 | -0,88 | |
Anh | FTSE 100 | 5.689,10 | 5.660,40 | -28,70 | -0,50 |
Đức | DAX | 6.524,71 | 6.489,26 | -35,45 | -0,54 |
Pháp | CAC 40 | 4.692,00 | 4.676,68 | -15,32 | -0,33 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.795,09 | 8.768,02 | -27,07 | -0,31 |
Nhật | Nikkei 225 | 12.745,22 | 12.706,63 | -38,59 | -0,30 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.464,52 | 22.617,01 | +152,49 | +0,68 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.674,93 | 1.679,67 | +4,74 | +0,28 |
Singapore | Straits Times | 3.000,19 | 2.995,22 | -4,97 | -0,17 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.629,62 | 3.606,86 | -27,07 | -0,31 |