Chứng khoán và những con số “6”… chưa may mắn!
6 phiên tăng điểm trước Tết, thế nhưng 6 phiên giao dịch với mức giảm trên 4% sau Tết, lạm phát trên 6%... Số 6 không còn là “lộc”
6 phiên tăng điểm trước Tết, thế nhưng 6 phiên giao dịch với mức giảm trên 4% sau Tết, lạm phát trên 6%... Số 6 không còn là “lộc”.
Điều gì đang xảy ra với những con số 6 này?
Ai cũng muốn số điện thoại, số xe ô tô, xe máy, điện thoại của mình có số 6 và nhiều số 6. Vì quan niệm, họ coi số 6 là con số may mắn. Với rất nhiều nhà đầu tư, 6 phiên giao dịch trước dịp Tết vừa qua là 6 ngày đẹp, vui, hạnh phúc, với những cung bậc cảm xúc tràn đầy.
Cung bậc đó nay đã khác… Hiện tại, số “6 - lộc” đang trở thành con số của niềm tiếc nuối.
Nhiều người từng hy vọng vào lượng tiền sẽ “bơm vào” sau Tết và thông tin vĩ mô sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán sẽ đưa VN-Index tăng mạnh, nhưng trên thực tế thì câu “Thị trường luôn luôn đúng” vẫn trường tồn.
Với niềm lạc quan khi chứng kiến VN-Index tăng lên 15,51 điểm sau trong phiên giao dịch cuối cùng của năm Đinh Hợi, nhà đầu tư có một cái Tết bình an. Sau Tết, trong phiên giao dịch khai xuân (12/2), sắc đỏ phổ biến trên bảng điện tử chưa đủ làm nhà đầu tư lo lắng, nhưng 3, 4 phiên sau và cho đến ngày 4/3, cảm xúc của nhà đầu tư đã không còn chỉ dừng ở nỗi lo, mà đã tiệm cận với thất vọng.
Cụ thể, sau Tết, thị trường vỏn vẹn hai phiên tăng điểm (+0,68%, +4,07%) nhưng có tới 14 phiên giảm điểm, từ 859,62 điểm xuống 608,88 điểm, VN - Index mất 29,2% trong 16 phiên giao dịch! Từ con số này, nhìn thấy một sự ngẫu nhiên của con số 6: có tới 6 phiên VN-Index sụt giảm trên 4%/phiên.
Một con số 6 “đáng ghét” khác lại xuất hiện, nhưng lần này lại ngự trị ở lĩnh vực kinh tế vĩ mô: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hai tháng đầu năm tăng 6,02% so với tháng 12/2007! Và con số nói trên cũng góp phần tác động xấu đến thị trường chứng khoán.
Cuối 2006, đầu 2007, khi VN-Index vượt qua 800, rồi 1.100 điểm, nhiều cảnh báo từ cơ quan chức năng, chuyên gia… rằng “bong bóng”, “bong bóng sắp vỡ”, giá cổ phiếu vượt quá giá trị thật, hệ số giá/thu nhập một cổ phiếu (P/E) quá cao…. Nhưng bất chấp tất cả, VN-Index vẫn lên tới “đỉnh” 1.170,67 điểm của ngày 12/3/2007.
Cuối 2007, đầu 2008, xu hướng lại ngược lại. Dù được “động viên” bằng “giá tâm lý”, nhiều chuyên gia cho ý kiến rằng giá trị cổ phiếu đang thấp hơn giá trị thật, hệ số P/E quá thấp…, nhưng tất cả vẫn dường như vô nghĩa. VN-Index đang tiến gần 600 điểm. Hệ số P/E của rất nhiều doanh nghiệp niêm yết đã xuống dưới 10 lần. Bất chấp mọi dự báo về những mức đáy “không thể vượt qua”, giá vẫn lùi lũi xuống.
Mới tham gia thị trường chứng khoán từ cuối năm 2007, với số vốn bỏ ra là 100 triệu đồng, anh Minh, một nhân viên kế toán hy vọng sẽ gia tăng số tiền đầu tư của mình vì thấy giá nhiều blue-chip “rẻ” quá. Nhưng chứng kiến sàn liên tục “đỏ lửa” trong những phiên giao dịch vừa qua, anh quyết định cắt lỗ. Khi người viết hỏi về khả năng đầu tư tiếp, anh gọn lỏn: “Không…”.
Lạc quan hơn, anh Trần Công Thắng bắt đầu “chơi” chứng khoán từ tháng 7/2006, chứng kiến nhiều lần thị trường lên xuống thất thường nhưng vẫn “bám chặt trận địa”. Anh Thắng nói: “Tôi đang chờ cơ hội để đầu tư, dù thị trường đang đi xuống tôi vẫn lạc quan trong dài hạn. Tôi cũng từng bị ảnh hưởng tâm lý nhưng bây giờ quyết định của tôi là quyết định dựa trên những tính toán và phân tích. Vẫn mua, trở thành cổ đông, hàng năm nhận cổ tức, coi như khoản đầu tư dài hạn”.
Anh Thắng đưa ra ví dụ: nhiều cổ phiếu có mức giá dưới 30.000 đồng/cổ phiếu nhưng có thu nhập trên mỗi cổ phiếu hàng năm tăng trưởng 20%/năm. Anh cho rằng đây là cách đầu tư an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.
Con số 6 với chứng khoán, phải chăng, tuy chưa đem lại nhiều may mắn như kỳ vọng, nhưng đã có một cửa thoát hiểm là cổ tức? Biết đâu đấy (vì thị trường chứng khoán thường vẫn thế!), may mắn lại đang đến từ những khó khăn?
Điều gì đang xảy ra với những con số 6 này?
Ai cũng muốn số điện thoại, số xe ô tô, xe máy, điện thoại của mình có số 6 và nhiều số 6. Vì quan niệm, họ coi số 6 là con số may mắn. Với rất nhiều nhà đầu tư, 6 phiên giao dịch trước dịp Tết vừa qua là 6 ngày đẹp, vui, hạnh phúc, với những cung bậc cảm xúc tràn đầy.
Cung bậc đó nay đã khác… Hiện tại, số “6 - lộc” đang trở thành con số của niềm tiếc nuối.
Nhiều người từng hy vọng vào lượng tiền sẽ “bơm vào” sau Tết và thông tin vĩ mô sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán sẽ đưa VN-Index tăng mạnh, nhưng trên thực tế thì câu “Thị trường luôn luôn đúng” vẫn trường tồn.
Với niềm lạc quan khi chứng kiến VN-Index tăng lên 15,51 điểm sau trong phiên giao dịch cuối cùng của năm Đinh Hợi, nhà đầu tư có một cái Tết bình an. Sau Tết, trong phiên giao dịch khai xuân (12/2), sắc đỏ phổ biến trên bảng điện tử chưa đủ làm nhà đầu tư lo lắng, nhưng 3, 4 phiên sau và cho đến ngày 4/3, cảm xúc của nhà đầu tư đã không còn chỉ dừng ở nỗi lo, mà đã tiệm cận với thất vọng.
Cụ thể, sau Tết, thị trường vỏn vẹn hai phiên tăng điểm (+0,68%, +4,07%) nhưng có tới 14 phiên giảm điểm, từ 859,62 điểm xuống 608,88 điểm, VN - Index mất 29,2% trong 16 phiên giao dịch! Từ con số này, nhìn thấy một sự ngẫu nhiên của con số 6: có tới 6 phiên VN-Index sụt giảm trên 4%/phiên.
Một con số 6 “đáng ghét” khác lại xuất hiện, nhưng lần này lại ngự trị ở lĩnh vực kinh tế vĩ mô: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hai tháng đầu năm tăng 6,02% so với tháng 12/2007! Và con số nói trên cũng góp phần tác động xấu đến thị trường chứng khoán.
Cuối 2006, đầu 2007, khi VN-Index vượt qua 800, rồi 1.100 điểm, nhiều cảnh báo từ cơ quan chức năng, chuyên gia… rằng “bong bóng”, “bong bóng sắp vỡ”, giá cổ phiếu vượt quá giá trị thật, hệ số giá/thu nhập một cổ phiếu (P/E) quá cao…. Nhưng bất chấp tất cả, VN-Index vẫn lên tới “đỉnh” 1.170,67 điểm của ngày 12/3/2007.
Cuối 2007, đầu 2008, xu hướng lại ngược lại. Dù được “động viên” bằng “giá tâm lý”, nhiều chuyên gia cho ý kiến rằng giá trị cổ phiếu đang thấp hơn giá trị thật, hệ số P/E quá thấp…, nhưng tất cả vẫn dường như vô nghĩa. VN-Index đang tiến gần 600 điểm. Hệ số P/E của rất nhiều doanh nghiệp niêm yết đã xuống dưới 10 lần. Bất chấp mọi dự báo về những mức đáy “không thể vượt qua”, giá vẫn lùi lũi xuống.
Mới tham gia thị trường chứng khoán từ cuối năm 2007, với số vốn bỏ ra là 100 triệu đồng, anh Minh, một nhân viên kế toán hy vọng sẽ gia tăng số tiền đầu tư của mình vì thấy giá nhiều blue-chip “rẻ” quá. Nhưng chứng kiến sàn liên tục “đỏ lửa” trong những phiên giao dịch vừa qua, anh quyết định cắt lỗ. Khi người viết hỏi về khả năng đầu tư tiếp, anh gọn lỏn: “Không…”.
Lạc quan hơn, anh Trần Công Thắng bắt đầu “chơi” chứng khoán từ tháng 7/2006, chứng kiến nhiều lần thị trường lên xuống thất thường nhưng vẫn “bám chặt trận địa”. Anh Thắng nói: “Tôi đang chờ cơ hội để đầu tư, dù thị trường đang đi xuống tôi vẫn lạc quan trong dài hạn. Tôi cũng từng bị ảnh hưởng tâm lý nhưng bây giờ quyết định của tôi là quyết định dựa trên những tính toán và phân tích. Vẫn mua, trở thành cổ đông, hàng năm nhận cổ tức, coi như khoản đầu tư dài hạn”.
Anh Thắng đưa ra ví dụ: nhiều cổ phiếu có mức giá dưới 30.000 đồng/cổ phiếu nhưng có thu nhập trên mỗi cổ phiếu hàng năm tăng trưởng 20%/năm. Anh cho rằng đây là cách đầu tư an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.
Con số 6 với chứng khoán, phải chăng, tuy chưa đem lại nhiều may mắn như kỳ vọng, nhưng đã có một cửa thoát hiểm là cổ tức? Biết đâu đấy (vì thị trường chứng khoán thường vẫn thế!), may mắn lại đang đến từ những khó khăn?