Chuyển dịch tại VietinBank
Hoạt động kinh doanh của VietinBank có sự chuyển dịch rõ nét trong năm 2015
Ngày 6/1, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2015. Chuyển dịch trong cơ cấu kinh doanh được xem là một kết quả nổi bật.
Trao đổi với VnEconomy bên lề hội nghị trên, ông Lê Đức Thọ, Tổng giám đốc VietinBank cho biết, cơ cấu lại hoạt động để tạo sự dịch chuyển trong kinh doanh là yêu cầu trọng tâm của ngân hàng trong năm 2015 và 2016.
Cơ cấu lại để đa dạng hóa khách hàng, đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Riêng tại VietinBank, sự dịch chuyển trong năm 2015 cũng thể hiện rõ nét.
Cụ thể như về hoạt động cho vay. Đến cuối 2015, tổng dư nợ của VietiBank ở mức 674.000 tỷ đồng, tăng tới 24,2% so với năm 2014 và đạt 109,9% kế hoạch. Trong đó, cho vay nền kinh tế đạt 537.000 tỷ đồng, tăng 22,1% so với đầu năm.
Sự dịch chuyển trong cho vay tại VietinBank gắn với dự nợ bán lẻ tăng trưởng mạnh nhất, với 51% so với năm 2014; dư nợ khách hàng doanh nghiệp tăng 15,3%, trong đó phân khúc khách hàng vừa và nhỏ có sự tăng trưởng bứt phá ở mức 26% và khách hàng doanh nghiệp FDI tăng mạnh 37,5% so với năm 2014.
Tỷ trọng dư nợ bán lẻ trong tổng dư nợ cho vay của VietinBank cũng tăng khá mạnh, từ mức 18,1% năm 2014 lên mức 22,4% năm 2015.
Về huy động vốn, đến cuối 2015, tổng nguồn vốn huy động của VietinBank đạt 702.000 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2014 và đạt 103,8% kế hoạch. Trong đó, nguồn huy động từ khách hàng doanh nghiệp tăng trưởng 11,6%; từ khách hàng cá nhân tăng 17%; nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng tăng 22,7%.
“Thời gian qua VietinBank đã tổ chức thành công các chương trình gặp gỡ nhà đầu tư, chuẩn bị các phương án huy động vốn quốc tế trong thời gian tới”, ông Thọ cho biết thêm.
Riêng trong năm 2015, VietinBank đã phát hành thành công hơn 8.000 tỷ đồng trái phiếu thứ cấp, bổ sung lượng vốn tự có nhằm nâng cao tỷ lệ an toàn vốn, đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và tiệm cận các chuẩn mực của Basel 2.
Một điểm được chú ý trong kết quả kinh doanh VietinBank năm qua là tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống ở mức rất thấp so với bình quân toàn ngành, chỉ 0,85%.
Về tỷ lệ nợ xấu nói trên, Tổng giám đốc Lê Đức Thọ cho biết, VietinBank đã áp dụng nhiều giải pháp, trong đó có một phần bán lại cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) như các ngân hàng khác, nhưng quan trọng nhất là ngân hàng đã thu hồi được một lượng lớn nợ xấu cao nhất trong nhiều năm qua.
Ông Thọ không tiết lộ con số cụ thể. Còn theo tìm hiểu của VnEconomy, quy mô thu hồi được nói trên lên tới khoảng 2.800 tỷ đồng.
Về kết quả chung, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VietinBank năm 2015 báo cáo tại hội nghị trên là 7.360 tỷ đồng, đạt 100,8% kế hoạch, tiếp tục đứng đầu hệ thống ngân hàng Việt Nam về con số tuyệt đối. Tỷ suất sinh lời ROAE và ROAA lần lượt là 10,2% và 1,0%.
Năm 2015, VietinBank được chỉ định tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank) và Ngân hàng Đại Dương (OceanBank). Hiện người của VietinBank đã tham gia trực tiếp trong cơ cấu quản trị và điều hành hai ngân hàng này, cũng như có sự hỗ trợ, phối hợp trong hoạt động kinh doanh.
Ông Lê Đức Thọ cho biết, hoạt động của GP.Bank và OceanBank đã dần đi vào ổn định và đạt được những kết quả khả quan. Chất lượng tài sản từng bước được nâng cao, đặc biệt OceanBank đã giảm mạnh tỷ lệ nợ xấu, kết quả thu hồi xử lý nợ có vấn đề, nợ ngoại bảng ở mức cao, đạt hơn 5.000 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh có sự cải thiện đáng kể.
Riêng trưởng hợp sáp nhập Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), VietinBank và PG Bank đang hoàn tất các công tác chuẩn bị cuối cùng cho việc sáp nhập; các bước còn lại là thủ tục, còn thời gian qua hai bên đã thành lập ban trù bị để vận hành hoạt động của PG Bank hàng ngày.
Cũng tại hội nghị trên, bước đầu VietinBank xác định một số chỉ tiêu cơ bản cho năm 2016, với tổng tài sản tăng trưởng khoảng 15-17%, vốn huy động tăng 18-20%, dư nợ tín dụng tăng trưởng khoảng 18-20%; tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; lợi nhuận trước thuế cao hơn so với năm 2015.
Trao đổi với VnEconomy bên lề hội nghị trên, ông Lê Đức Thọ, Tổng giám đốc VietinBank cho biết, cơ cấu lại hoạt động để tạo sự dịch chuyển trong kinh doanh là yêu cầu trọng tâm của ngân hàng trong năm 2015 và 2016.
Cơ cấu lại để đa dạng hóa khách hàng, đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Riêng tại VietinBank, sự dịch chuyển trong năm 2015 cũng thể hiện rõ nét.
Cụ thể như về hoạt động cho vay. Đến cuối 2015, tổng dư nợ của VietiBank ở mức 674.000 tỷ đồng, tăng tới 24,2% so với năm 2014 và đạt 109,9% kế hoạch. Trong đó, cho vay nền kinh tế đạt 537.000 tỷ đồng, tăng 22,1% so với đầu năm.
Sự dịch chuyển trong cho vay tại VietinBank gắn với dự nợ bán lẻ tăng trưởng mạnh nhất, với 51% so với năm 2014; dư nợ khách hàng doanh nghiệp tăng 15,3%, trong đó phân khúc khách hàng vừa và nhỏ có sự tăng trưởng bứt phá ở mức 26% và khách hàng doanh nghiệp FDI tăng mạnh 37,5% so với năm 2014.
Tỷ trọng dư nợ bán lẻ trong tổng dư nợ cho vay của VietinBank cũng tăng khá mạnh, từ mức 18,1% năm 2014 lên mức 22,4% năm 2015.
Về huy động vốn, đến cuối 2015, tổng nguồn vốn huy động của VietinBank đạt 702.000 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2014 và đạt 103,8% kế hoạch. Trong đó, nguồn huy động từ khách hàng doanh nghiệp tăng trưởng 11,6%; từ khách hàng cá nhân tăng 17%; nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng tăng 22,7%.
“Thời gian qua VietinBank đã tổ chức thành công các chương trình gặp gỡ nhà đầu tư, chuẩn bị các phương án huy động vốn quốc tế trong thời gian tới”, ông Thọ cho biết thêm.
Riêng trong năm 2015, VietinBank đã phát hành thành công hơn 8.000 tỷ đồng trái phiếu thứ cấp, bổ sung lượng vốn tự có nhằm nâng cao tỷ lệ an toàn vốn, đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và tiệm cận các chuẩn mực của Basel 2.
Một điểm được chú ý trong kết quả kinh doanh VietinBank năm qua là tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống ở mức rất thấp so với bình quân toàn ngành, chỉ 0,85%.
Về tỷ lệ nợ xấu nói trên, Tổng giám đốc Lê Đức Thọ cho biết, VietinBank đã áp dụng nhiều giải pháp, trong đó có một phần bán lại cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) như các ngân hàng khác, nhưng quan trọng nhất là ngân hàng đã thu hồi được một lượng lớn nợ xấu cao nhất trong nhiều năm qua.
Ông Thọ không tiết lộ con số cụ thể. Còn theo tìm hiểu của VnEconomy, quy mô thu hồi được nói trên lên tới khoảng 2.800 tỷ đồng.
Về kết quả chung, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VietinBank năm 2015 báo cáo tại hội nghị trên là 7.360 tỷ đồng, đạt 100,8% kế hoạch, tiếp tục đứng đầu hệ thống ngân hàng Việt Nam về con số tuyệt đối. Tỷ suất sinh lời ROAE và ROAA lần lượt là 10,2% và 1,0%.
Năm 2015, VietinBank được chỉ định tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank) và Ngân hàng Đại Dương (OceanBank). Hiện người của VietinBank đã tham gia trực tiếp trong cơ cấu quản trị và điều hành hai ngân hàng này, cũng như có sự hỗ trợ, phối hợp trong hoạt động kinh doanh.
Ông Lê Đức Thọ cho biết, hoạt động của GP.Bank và OceanBank đã dần đi vào ổn định và đạt được những kết quả khả quan. Chất lượng tài sản từng bước được nâng cao, đặc biệt OceanBank đã giảm mạnh tỷ lệ nợ xấu, kết quả thu hồi xử lý nợ có vấn đề, nợ ngoại bảng ở mức cao, đạt hơn 5.000 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh có sự cải thiện đáng kể.
Riêng trưởng hợp sáp nhập Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), VietinBank và PG Bank đang hoàn tất các công tác chuẩn bị cuối cùng cho việc sáp nhập; các bước còn lại là thủ tục, còn thời gian qua hai bên đã thành lập ban trù bị để vận hành hoạt động của PG Bank hàng ngày.
Cũng tại hội nghị trên, bước đầu VietinBank xác định một số chỉ tiêu cơ bản cho năm 2016, với tổng tài sản tăng trưởng khoảng 15-17%, vốn huy động tăng 18-20%, dư nợ tín dụng tăng trưởng khoảng 18-20%; tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; lợi nhuận trước thuế cao hơn so với năm 2015.