Chuyện người di cư không hòa nhập tại Thụy Điển
Thụy Điển là nước có chính sách nhập cư thoáng nhất châu Âu, nhưng nước này cũng đang thấy mệt mỏi
Mỗi sáng thức dậy, Jalai lại bật tivi để xem kênh truyền hình Syria, sau đó anh đi cầu nguyện ở nhà thờ của người Syria ngay bên kia đường.
Thế nhưng, Jalai đang không ở Syria, mà thực tế đang sống tại Sodertalje, một thị trấn của Thụy Điển cách thủ đô Stockholm khoảng 35 km. Số lượng người di cư Syria ở thị trấn này còn nhiều hơn so với cả Anh và Mỹ cộng lại, theo một bài viết trên tờ Financial Times.
Một người di cư Syria khác, đã sống ở thị trấn này từ khi nội chiến Syria bắt đầu được chưa lâu, nói: “Có nhiều ngày liền tôi không hề nói tiếng Thụy Điển, chẳng gặp người Thụy Điển nào”.
Chuyển đến sống ở một đất nước mới, dù không phải đối diện với cái chết, chiến tranh, nhưng cuộc sống của những người di cư thật sự khó khăn, bởi họ không hòa nhập và tìm kiếm việc làm.
Hay nói một cách khác, họ tự xây nên những ốc đảo của riêng họ giữa lòng Thụy Điển.
Không hòa nhập
Thị trấn Sodertalje có 92 nghìn dân, trong đó có đến 50% là người đến từ Syria và các vùng chiến sự khác trên thế giới đã chạy trốn khỏi quê hương sau nhiều năm chiến tranh, xung đột.
Rất nhiều người di cư đến Thụy Điển nhờ chính sách nhập cư khá thoáng của chính phủ nước này. Khá nhiều người trong số họ theo đạo Thiên Chúa, tôn giáo không được chấp nhận ở nhiều quốc gia Trung Đông và Bắc Phi. 10% dân số thị trấn không có việc làm.
Theo Financial Times, những khó khăn mà thị trấn Sodertalje đối mặt trong việc giúp người di cư hòa nhập cộng đồng là minh chứng cho thách thức mà toàn châu Âu đang phải đối mặt.
Thụy Điển hoàn toàn ủng hộ nhập cư, trong đợt khủng hoảng di cư mới đây, hàng ngàn người địa phương đã đổ ra đường chào đón, phát thuốc men quần áo cho người di cư Syria. Thế nhưng rồi giống như bao nhiêu nước khác, Thụy Điển gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân phối nhu yếu phẩm, giáo dục, cấp chỗ ở cũng như giúp họ hòa nhập cộng đồng.
Thị trấn Ronna nằm ở phía Bắc của thị trấn Sodertalje cũng là một nơi đón nhận rất nhiều người di cư. Ronna từng đón người di cư trong khoảng thời gian rất dài.
Đó là người Phần Lan đến đây từ thập niên 1950, người khu vực Balkan thập niên 1960 và sau đó là đến người Nam Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Syria, Bắc Iraq thời gian gần đây. Hiện nay khoảng 85% dân số thị trấn là người nước ngoài. Tỷ lệ thất nghiệp ở thị trấn lên đến 25%.
Trường học địa phương chủ yếu toàn người nước ngoài. Chỉ 2/750 học sinh của trường là người Thụy Điển (bố và mẹ đều là người Thụy Điển). Mới đây, trường lại tiếp nhận thêm 26 học sinh người Syria nữa, và như vậy sẽ phải mở thêm một lớp học mới.
Hiệu trưởng của trường cho biết, trường ông đã quá quen với việc phải tiếp nhận học sinh mới.
Những học sinh nước ngoài tại trường phải đối diện với thử thách cực lớn: ngôn ngữ. Quá nửa học sinh của trường dù đã theo học đến vài năm, nhưng vẫn không nói được tiếng Thụy Điển.
Hơn nữa, ngay cả cha mẹ của các em cũng gần như không bao giờ đưa các em ra khỏi khu vực tập trung của người Syria, vì vậy, khả năng ngôn ngữ của cả gia đình đều kém.
Lỗi hệ thống
Thị trưởng thành phố Sodertalje, bà Boel Godner, nói rằng bà biết rõ nguyên nhân của vấn đề nằm ở đâu.
Luật nhập cư của Thụy Điển cho phép những người mới đến chọn nơi mà họ muốn sống. Và những người di cư thường chỉ muốn sống ở nơi nào có nhiều người giống như họ, điều đó tương tự như việc ngày một nhiều người Syria tìm đến thị trấn Ronna hay Sodertaljie.
Khi đến sống ở đây, bởi xung quanh toàn những người giống mình, họ thấy rằng không cần phải học tiếng Thụy Điển.
Để giải quyết tình trạng này, thị trưởng Boel Godner cho rằng nên điều chỉnh chính sách để chia nhỏ người di cư ra nhiều địa phương khác, giảm thiếu bớt các khó khăn cho các địa phương, và đồng thời cũng tạo sức ép để người di cư chịu hòa nhập hơn.
Những thị trấn tiếp nhận quá nhiều người di cư như Sodertalje hay Ronna đang rất khó khăn vì ngân sách liên tục thâm hụt.
Ngoài ra, cũng đang có nhiều dấu hiệu cho thấy Thụy Điển gặp khó khi người di cư đổ dồn về một số khu vực, khiến hạ tầng nhà ở đang trở nên quá tải. Hiện đã xảy ra tình trạng nhiều những căn hộ chung cư 3 phòng ngủ, nhưng có đến 20 người sống.
Không ít nhà hoạt động xã hội và chuyên gia về giáo dục đặt câu hỏi cuộc sống của những đứa trẻ tương lai sẽ thế nào, khi bố mẹ chúng không khuyến khích chúng hòa nhập với xã hội, và làm sao chúng học hành được với điều kiện sống như vậy?
Thế nhưng, Jalai đang không ở Syria, mà thực tế đang sống tại Sodertalje, một thị trấn của Thụy Điển cách thủ đô Stockholm khoảng 35 km. Số lượng người di cư Syria ở thị trấn này còn nhiều hơn so với cả Anh và Mỹ cộng lại, theo một bài viết trên tờ Financial Times.
Một người di cư Syria khác, đã sống ở thị trấn này từ khi nội chiến Syria bắt đầu được chưa lâu, nói: “Có nhiều ngày liền tôi không hề nói tiếng Thụy Điển, chẳng gặp người Thụy Điển nào”.
Chuyển đến sống ở một đất nước mới, dù không phải đối diện với cái chết, chiến tranh, nhưng cuộc sống của những người di cư thật sự khó khăn, bởi họ không hòa nhập và tìm kiếm việc làm.
Hay nói một cách khác, họ tự xây nên những ốc đảo của riêng họ giữa lòng Thụy Điển.
Không hòa nhập
Thị trấn Sodertalje có 92 nghìn dân, trong đó có đến 50% là người đến từ Syria và các vùng chiến sự khác trên thế giới đã chạy trốn khỏi quê hương sau nhiều năm chiến tranh, xung đột.
Rất nhiều người di cư đến Thụy Điển nhờ chính sách nhập cư khá thoáng của chính phủ nước này. Khá nhiều người trong số họ theo đạo Thiên Chúa, tôn giáo không được chấp nhận ở nhiều quốc gia Trung Đông và Bắc Phi. 10% dân số thị trấn không có việc làm.
Theo Financial Times, những khó khăn mà thị trấn Sodertalje đối mặt trong việc giúp người di cư hòa nhập cộng đồng là minh chứng cho thách thức mà toàn châu Âu đang phải đối mặt.
Thụy Điển hoàn toàn ủng hộ nhập cư, trong đợt khủng hoảng di cư mới đây, hàng ngàn người địa phương đã đổ ra đường chào đón, phát thuốc men quần áo cho người di cư Syria. Thế nhưng rồi giống như bao nhiêu nước khác, Thụy Điển gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân phối nhu yếu phẩm, giáo dục, cấp chỗ ở cũng như giúp họ hòa nhập cộng đồng.
Thị trấn Ronna nằm ở phía Bắc của thị trấn Sodertalje cũng là một nơi đón nhận rất nhiều người di cư. Ronna từng đón người di cư trong khoảng thời gian rất dài.
Đó là người Phần Lan đến đây từ thập niên 1950, người khu vực Balkan thập niên 1960 và sau đó là đến người Nam Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Syria, Bắc Iraq thời gian gần đây. Hiện nay khoảng 85% dân số thị trấn là người nước ngoài. Tỷ lệ thất nghiệp ở thị trấn lên đến 25%.
Trường học địa phương chủ yếu toàn người nước ngoài. Chỉ 2/750 học sinh của trường là người Thụy Điển (bố và mẹ đều là người Thụy Điển). Mới đây, trường lại tiếp nhận thêm 26 học sinh người Syria nữa, và như vậy sẽ phải mở thêm một lớp học mới.
Hiệu trưởng của trường cho biết, trường ông đã quá quen với việc phải tiếp nhận học sinh mới.
Những học sinh nước ngoài tại trường phải đối diện với thử thách cực lớn: ngôn ngữ. Quá nửa học sinh của trường dù đã theo học đến vài năm, nhưng vẫn không nói được tiếng Thụy Điển.
Hơn nữa, ngay cả cha mẹ của các em cũng gần như không bao giờ đưa các em ra khỏi khu vực tập trung của người Syria, vì vậy, khả năng ngôn ngữ của cả gia đình đều kém.
Lỗi hệ thống
Thị trưởng thành phố Sodertalje, bà Boel Godner, nói rằng bà biết rõ nguyên nhân của vấn đề nằm ở đâu.
Luật nhập cư của Thụy Điển cho phép những người mới đến chọn nơi mà họ muốn sống. Và những người di cư thường chỉ muốn sống ở nơi nào có nhiều người giống như họ, điều đó tương tự như việc ngày một nhiều người Syria tìm đến thị trấn Ronna hay Sodertaljie.
Khi đến sống ở đây, bởi xung quanh toàn những người giống mình, họ thấy rằng không cần phải học tiếng Thụy Điển.
Để giải quyết tình trạng này, thị trưởng Boel Godner cho rằng nên điều chỉnh chính sách để chia nhỏ người di cư ra nhiều địa phương khác, giảm thiếu bớt các khó khăn cho các địa phương, và đồng thời cũng tạo sức ép để người di cư chịu hòa nhập hơn.
Những thị trấn tiếp nhận quá nhiều người di cư như Sodertalje hay Ronna đang rất khó khăn vì ngân sách liên tục thâm hụt.
Ngoài ra, cũng đang có nhiều dấu hiệu cho thấy Thụy Điển gặp khó khi người di cư đổ dồn về một số khu vực, khiến hạ tầng nhà ở đang trở nên quá tải. Hiện đã xảy ra tình trạng nhiều những căn hộ chung cư 3 phòng ngủ, nhưng có đến 20 người sống.
Không ít nhà hoạt động xã hội và chuyên gia về giáo dục đặt câu hỏi cuộc sống của những đứa trẻ tương lai sẽ thế nào, khi bố mẹ chúng không khuyến khích chúng hòa nhập với xã hội, và làm sao chúng học hành được với điều kiện sống như vậy?