“Cổ phần hoá, chúng ta thu được những hũ vàng”
Cách nhìn của Dominic Scriven, Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ Dragon Capital về tiến trình cổ phần hóa tại Việt Nam
Ngoài hũ vàng từ thị giá cổ phiếu tăng, tiến trình cổ phần hoá còn làm bật lên khả năng quản lý. Thách thức đặt ra là minh bạch trong tài chính, quản trị xung đột lợi ích giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu số.
Đó là cách nhìn của Dominic Scriven, Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ Dragon Capital trong hội thảo “Cổ phần hoá: con đường phía trước” do Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - châu Âu tổ chức cuối tuần qua.
Được gì từ cổ phần hoá?
Điển hình cổ phần hoá thành công là Công ty Sữa Việt Nam Vinamilk, một trong những công ty có vốn hoá lớn nhất thị trường. Năm 2003, Nhà nước đánh giá Vinamilk 100 triệu USD. Năm 2004 khi cổ phần hoá, giá trị Vinamilk được thị trường đánh giá 150 triệu USD. Năm 2007 đến nay, phần vốn và lãi của Nhà nước ở Vinamilk vọt lên 970 triệu USD. Từ cổ phần hoá, Nhà nước - nhà đầu tư đã thu được những hũ vàng!
Tranh cãi nổi lên gần đây, là các doanh nghiệp nhà nước như Vietcombank, Incombank... đang cân nhắc lại kế hoạch cổ phần hoá. Tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước chưa được đẩy nhanh và nhà nước vẫn còn giữ phần vốn khá lớn.
Giai đoạn thử nghiệm cổ phần hoá 1992 - 2002 chỉ có 10% vốn của Nhà nước bán ra trong các doanh nghiệp đã cổ phần hoá. Điều này làm giảm tốc độ phát triển của nền kinh tế, Việt Nam cần thay đổi cơ cấu thị trường và tránh độc quyền.
Thị trường chứng khoán phát triển là lực đẩy cho tiến trình cổ phần hoá. Tôi muốn nhấn mạnh, chính thị trường tạo điều kiện cho cổ phần hoá chứ cổ phần hoá không tạo ra thị trường.
Nhìn về tương lai 5 năm, theo tôi, khu vực công ty tư nhân sẽ tăng rất nhanh và sẽ chiếm một tỷ trọng lớn hơn công ty nhà nước.
Nhân tố mới đóng vai trò gì trong cổ phần hoá?
Cổ phần hoá là một quá trình dài và không dễ dàng. Một doanh nghiệp ngày trước Nhà nước, ngày sau là cổ phần có một khoảng cách rất lớn.
Chúng tôi đã gặp một công ty điện lực trước khi cổ phần hoá, giám đốc chỉ xoay xở trong 30.000 USD để trả lương cho công nhân và trang thiết bị. Sau cổ phần hoá, doanh thu của công ty là 100 triệu USD/năm, tài sản là 200 triệu USD. Từ con số 30.000 USD vọt lên 200 triệu USD đã làm bật lên khả năng quản lý, đòi hỏi những nhân vật đủ sức gánh vác công ty.
Hiện Việt Nam chưa có cam kết đối với kiểm toán. Trong tình hình phần lớn doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần, phải có một ý kiến độc lập về tình hình tài chính của công ty, để có thể thấy chặng đường cổ phần hoá còn lại là bao nhiêu và như thế nào.
Vai trò các quỹ đầu tư nước ngoài trong các công ty?
Những nhà đầu tư nước ngoài như chúng tôi không muốn thu vào hôm nay và mất nhanh vào ngày mai. Chúng tôi đầu tư lâu dài và mong muốn lợi nhuận hợp lý. Chúng tôi là cổ đông tổ chức, có thể chúng tôi là cổ đông chiến lược hoặc không.
Không biết phải nói bao nhiêu lần về việc liên quan đến các công ty và đối tác chiến lược, khi một định chế tài chính có đến 18 cổ đông chiến lược. Nghĩa là có đến 18 hướng chiến lược khác nhau?.
Đừng nghĩ nhà đầu tư nước ngoài nào cũng là nhà đầu tư chiến lược. Trợ giúp chiến lược kinh doanh, bảo vệ cổ đông thiểu số, buộc người quản trị chịu trách nhiệm trước hoạt động của họ... là những thứ chúng tôi tham gia vào.
* Vào Việt Nam từ năm 1994, hiện Dragon Capital đang quản lý số vốn 2 tỉ USD, là một trong những công ty quản lý quỹ lớn nhất Việt Nam.
Đó là cách nhìn của Dominic Scriven, Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ Dragon Capital trong hội thảo “Cổ phần hoá: con đường phía trước” do Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - châu Âu tổ chức cuối tuần qua.
Được gì từ cổ phần hoá?
Điển hình cổ phần hoá thành công là Công ty Sữa Việt Nam Vinamilk, một trong những công ty có vốn hoá lớn nhất thị trường. Năm 2003, Nhà nước đánh giá Vinamilk 100 triệu USD. Năm 2004 khi cổ phần hoá, giá trị Vinamilk được thị trường đánh giá 150 triệu USD. Năm 2007 đến nay, phần vốn và lãi của Nhà nước ở Vinamilk vọt lên 970 triệu USD. Từ cổ phần hoá, Nhà nước - nhà đầu tư đã thu được những hũ vàng!
Tranh cãi nổi lên gần đây, là các doanh nghiệp nhà nước như Vietcombank, Incombank... đang cân nhắc lại kế hoạch cổ phần hoá. Tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước chưa được đẩy nhanh và nhà nước vẫn còn giữ phần vốn khá lớn.
Giai đoạn thử nghiệm cổ phần hoá 1992 - 2002 chỉ có 10% vốn của Nhà nước bán ra trong các doanh nghiệp đã cổ phần hoá. Điều này làm giảm tốc độ phát triển của nền kinh tế, Việt Nam cần thay đổi cơ cấu thị trường và tránh độc quyền.
Thị trường chứng khoán phát triển là lực đẩy cho tiến trình cổ phần hoá. Tôi muốn nhấn mạnh, chính thị trường tạo điều kiện cho cổ phần hoá chứ cổ phần hoá không tạo ra thị trường.
Nhìn về tương lai 5 năm, theo tôi, khu vực công ty tư nhân sẽ tăng rất nhanh và sẽ chiếm một tỷ trọng lớn hơn công ty nhà nước.
Nhân tố mới đóng vai trò gì trong cổ phần hoá?
Cổ phần hoá là một quá trình dài và không dễ dàng. Một doanh nghiệp ngày trước Nhà nước, ngày sau là cổ phần có một khoảng cách rất lớn.
Chúng tôi đã gặp một công ty điện lực trước khi cổ phần hoá, giám đốc chỉ xoay xở trong 30.000 USD để trả lương cho công nhân và trang thiết bị. Sau cổ phần hoá, doanh thu của công ty là 100 triệu USD/năm, tài sản là 200 triệu USD. Từ con số 30.000 USD vọt lên 200 triệu USD đã làm bật lên khả năng quản lý, đòi hỏi những nhân vật đủ sức gánh vác công ty.
Hiện Việt Nam chưa có cam kết đối với kiểm toán. Trong tình hình phần lớn doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần, phải có một ý kiến độc lập về tình hình tài chính của công ty, để có thể thấy chặng đường cổ phần hoá còn lại là bao nhiêu và như thế nào.
Vai trò các quỹ đầu tư nước ngoài trong các công ty?
Những nhà đầu tư nước ngoài như chúng tôi không muốn thu vào hôm nay và mất nhanh vào ngày mai. Chúng tôi đầu tư lâu dài và mong muốn lợi nhuận hợp lý. Chúng tôi là cổ đông tổ chức, có thể chúng tôi là cổ đông chiến lược hoặc không.
Không biết phải nói bao nhiêu lần về việc liên quan đến các công ty và đối tác chiến lược, khi một định chế tài chính có đến 18 cổ đông chiến lược. Nghĩa là có đến 18 hướng chiến lược khác nhau?.
Đừng nghĩ nhà đầu tư nước ngoài nào cũng là nhà đầu tư chiến lược. Trợ giúp chiến lược kinh doanh, bảo vệ cổ đông thiểu số, buộc người quản trị chịu trách nhiệm trước hoạt động của họ... là những thứ chúng tôi tham gia vào.
* Vào Việt Nam từ năm 1994, hiện Dragon Capital đang quản lý số vốn 2 tỉ USD, là một trong những công ty quản lý quỹ lớn nhất Việt Nam.