Cổ phiếu bị kiểm soát đến khi nào?
Dù biết là không dễ dàng được “ân xá” trước hạn song vẫn ước vọng được nhanh chóng khỏi cái tiếng “bị kiểm soát"
Với kết quả kinh doanh lỗ, danh sách các doanh nghiệp niêm yết bị liệt vào diện bị kiểm soát sẽ ngày một dài thêm.
Bản thân họ, dù biết là không dễ dàng được “ân xá” trước hạn, song vẫn thể hiện ước vọng được nhanh chóng khỏi cái tiếng “bị kiểm soát”.
Sợ gắn mác “kiểm soát”
Mặc dù luật đã định, song vẫn có lãnh đạo doanh nghiệp than thở rằng mác “kiểm soát” gắn với doanh nghiệp trong trường hợp này là hơi nặng, khiến doanh nghiệp đã gặp khó lại càng khó khăn hơn.
Ngay sau khi thông tin các cổ phiếu bị rơi vào tình trạng kiểm soát, không ít các chủ sở hữu cổ phiếu này gần như điêu đứng, nhất là các chủ doanh nghiệp.
Trên thị trường chứng khoán, ngay cả người giàu trí tưởng tượng nhất cũng khó có thể ngờ được rằng đến một ngày, cổ phiếu của những doanh nghiệp đầy danh tiếng như REE, SAM lại phải bị gắn thêm mác “bị kiểm soát”, dù thời hạn là dài hay ngắn.
Sẽ có không ít lời ong tiếng ve, thậm chí là tiếc nuối quanh câu chuyện giá trị thương hiệu, ngày hết kiểm soát của cổ phiếu cũng như tầm nhìn của lãnh đạo... cho đến khi việc kiểm soát của các cổ phiếu này chính thức được dỡ bỏ.
Chắc hẳn các lãnh đạo doanh nghiệp có cổ phiếu “trong tầm ngắm”, bên cạnh với những bộn bề trong công tác kinh doanh, nay lại vận thêm vào mình những “eo xèo” về cổ phiếu thuộc diện không bình thường khi hàng ngày nhận được không ít chia sẻ, thắc mắc liên quan.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE), đã không ngần ngại gửi tới các cổ đông một lời xin lỗi và cam kết sẽ nhanh chóng vượt qua khó khăn này trong thời gian sớm nhất, ngay sau khi cổ phiếu REE bị liệt vào diện bị kiểm soát.
“Chúng tôi mong Ủy ban Chứng khoán và Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM sớm xem xét, cân nhắc thời hạn kiểm soát nếu doanh nghiệp phát sinh lãi trong quý 1 tới, chứ đừng để doanh nghiệp bị kiểm soát đến hết năm 2009 theo đúng quy định.
Điều này không những giúp tháo dỡ tâm lý bi quan của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp nói riêng và thị trường nói chung mà hỗ trợ này còn giúp các doanh nghiệp vực dậy, thoát khỏi cái nhìn đầy e ngại từ các đối tác, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của chính họ”, bà Thanh nói.
Có thể có những cách hiểu khác nhau về việc được khôi phục giao dịch cổ phiếu khi doanh nghiệp niêm yết lỗ. Lãnh đạo doanh nghiệp “cùng cảnh” như ông Đỗ Văn Trắc, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sacom (lỗ trên 67 tỷ đồng) vẫn nghĩ cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ hết kiểm soát cho đến khi có lãi.
“Vẫn biết theo quy định, việc kiểm soát các công ty có kết quả kinh doanh phát sinh âm sẽ kéo dài cho đến hết năm 2009, sau khi báo cáo tài chính có kiểm toán năm 2009 của các doanh nghiệp có lãi, nhưng mong cơ quan quản lý chia sẻ với doanh nghiệp trước tổn thất này. Hi vọng cơ quan quản lý hỗ trợ doanh nghiệp niêm yết”, bà Vũ Thị Thuận, Lãnh đạo Công ty Cổ phần Traphaco nói.
Kiểm soát để bảo vệ lợi ích nhà đầu tư
Đại diện của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) khẳng định rằng, việc đưa cổ phiếu vào diện bị kiểm soát khi có báo cáo tài chính của công ty là cần thiết, vì lợi ích của người đầu tư.
Mặc dù chưa phải là báo cáo tài chính đã kiểm toán, nhưng những thông tin đó là quá quan trọng để không thể không công bố cho người đầu tư biết, và điều này cũng là thông lệ ở các thị trường chứng khoán khác.
“Không thể vì quy định nhất thời của mình mà né tránh trách nhiệm đối với công chúng đầu tư. Tất nhiên, không công ty nào muốn báo cáo lỗ và cũng chẳng thể xảy ra trường hợp sau khi kiểm toán thì từ lỗ thành lãi. Vì vậy công bố ngay thông tin là cần thiết còn khi có báo cáo kiểm toán thì công bố tiếp để khẳng định”, ông Lê Hải Trà, Ủy viên thường trực HOSE cho biết.
Theo quy định của HOSE, công ty sẽ thoát khỏi diện bị kiểm soát khi đã khắc phục hết các nguyên nhân dẫn đến bị kiểm soát.
Để giải thích rõ hơn, bà Trần Anh Đào, Trưởng phòng Quản lý và Thẩm định niêm yết của HOSE, cho biết: riêng đối với trường hợp lỗ, do kết quả kinh doanh một quý không phản ánh hết tình mùa vụ, chu kỳ kinh doanh đặc thù kinh doanh của mỗi công ty, nên Sở căn cứ vào báo cáo năm có kiểm toán.
Nếu báo cáo tài chính kiểm toán năm tiếp theo của doanh nghiệp có lãi thì công ty sẽ được đưa ra khỏi diện kiểm soát.
Bản thân họ, dù biết là không dễ dàng được “ân xá” trước hạn, song vẫn thể hiện ước vọng được nhanh chóng khỏi cái tiếng “bị kiểm soát”.
Sợ gắn mác “kiểm soát”
Mặc dù luật đã định, song vẫn có lãnh đạo doanh nghiệp than thở rằng mác “kiểm soát” gắn với doanh nghiệp trong trường hợp này là hơi nặng, khiến doanh nghiệp đã gặp khó lại càng khó khăn hơn.
Ngay sau khi thông tin các cổ phiếu bị rơi vào tình trạng kiểm soát, không ít các chủ sở hữu cổ phiếu này gần như điêu đứng, nhất là các chủ doanh nghiệp.
Trên thị trường chứng khoán, ngay cả người giàu trí tưởng tượng nhất cũng khó có thể ngờ được rằng đến một ngày, cổ phiếu của những doanh nghiệp đầy danh tiếng như REE, SAM lại phải bị gắn thêm mác “bị kiểm soát”, dù thời hạn là dài hay ngắn.
Sẽ có không ít lời ong tiếng ve, thậm chí là tiếc nuối quanh câu chuyện giá trị thương hiệu, ngày hết kiểm soát của cổ phiếu cũng như tầm nhìn của lãnh đạo... cho đến khi việc kiểm soát của các cổ phiếu này chính thức được dỡ bỏ.
Chắc hẳn các lãnh đạo doanh nghiệp có cổ phiếu “trong tầm ngắm”, bên cạnh với những bộn bề trong công tác kinh doanh, nay lại vận thêm vào mình những “eo xèo” về cổ phiếu thuộc diện không bình thường khi hàng ngày nhận được không ít chia sẻ, thắc mắc liên quan.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE), đã không ngần ngại gửi tới các cổ đông một lời xin lỗi và cam kết sẽ nhanh chóng vượt qua khó khăn này trong thời gian sớm nhất, ngay sau khi cổ phiếu REE bị liệt vào diện bị kiểm soát.
“Chúng tôi mong Ủy ban Chứng khoán và Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM sớm xem xét, cân nhắc thời hạn kiểm soát nếu doanh nghiệp phát sinh lãi trong quý 1 tới, chứ đừng để doanh nghiệp bị kiểm soát đến hết năm 2009 theo đúng quy định.
Điều này không những giúp tháo dỡ tâm lý bi quan của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp nói riêng và thị trường nói chung mà hỗ trợ này còn giúp các doanh nghiệp vực dậy, thoát khỏi cái nhìn đầy e ngại từ các đối tác, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của chính họ”, bà Thanh nói.
Có thể có những cách hiểu khác nhau về việc được khôi phục giao dịch cổ phiếu khi doanh nghiệp niêm yết lỗ. Lãnh đạo doanh nghiệp “cùng cảnh” như ông Đỗ Văn Trắc, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sacom (lỗ trên 67 tỷ đồng) vẫn nghĩ cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ hết kiểm soát cho đến khi có lãi.
“Vẫn biết theo quy định, việc kiểm soát các công ty có kết quả kinh doanh phát sinh âm sẽ kéo dài cho đến hết năm 2009, sau khi báo cáo tài chính có kiểm toán năm 2009 của các doanh nghiệp có lãi, nhưng mong cơ quan quản lý chia sẻ với doanh nghiệp trước tổn thất này. Hi vọng cơ quan quản lý hỗ trợ doanh nghiệp niêm yết”, bà Vũ Thị Thuận, Lãnh đạo Công ty Cổ phần Traphaco nói.
Kiểm soát để bảo vệ lợi ích nhà đầu tư
Đại diện của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) khẳng định rằng, việc đưa cổ phiếu vào diện bị kiểm soát khi có báo cáo tài chính của công ty là cần thiết, vì lợi ích của người đầu tư.
Mặc dù chưa phải là báo cáo tài chính đã kiểm toán, nhưng những thông tin đó là quá quan trọng để không thể không công bố cho người đầu tư biết, và điều này cũng là thông lệ ở các thị trường chứng khoán khác.
“Không thể vì quy định nhất thời của mình mà né tránh trách nhiệm đối với công chúng đầu tư. Tất nhiên, không công ty nào muốn báo cáo lỗ và cũng chẳng thể xảy ra trường hợp sau khi kiểm toán thì từ lỗ thành lãi. Vì vậy công bố ngay thông tin là cần thiết còn khi có báo cáo kiểm toán thì công bố tiếp để khẳng định”, ông Lê Hải Trà, Ủy viên thường trực HOSE cho biết.
Theo quy định của HOSE, công ty sẽ thoát khỏi diện bị kiểm soát khi đã khắc phục hết các nguyên nhân dẫn đến bị kiểm soát.
Để giải thích rõ hơn, bà Trần Anh Đào, Trưởng phòng Quản lý và Thẩm định niêm yết của HOSE, cho biết: riêng đối với trường hợp lỗ, do kết quả kinh doanh một quý không phản ánh hết tình mùa vụ, chu kỳ kinh doanh đặc thù kinh doanh của mỗi công ty, nên Sở căn cứ vào báo cáo năm có kiểm toán.
Nếu báo cáo tài chính kiểm toán năm tiếp theo của doanh nghiệp có lãi thì công ty sẽ được đưa ra khỏi diện kiểm soát.