Đại sứ Triều Tiên bác tin Kim Jong Un bị bệnh
Đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc có cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi với hãng tin Reuters
“Đó là tin đồn. Toàn tin đồn được thêu dệt”, ông So Se Pyong, Đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc trả lời hãng tin Reuters khi được hỏi về việc nhà lãnh đạo Kim Jong Un đang bị bệnh.
Ông So cũng khẳng định, những thông tin trên báo chí nói ông Kim phẫu thuật mắt cá chân là sai.
Khi được hỏi liệu có phải Triều Tiên đang chuẩn bị thử hạt nhân hay phóng tên lửa, ông So trả lời: “Không, không hề”. “Nhưng trong trường hợp họ liên tập có tập trận chung bằng hạt nhân chống lại đất nước chúng tôi, thì chúng tôi cũng sẽ phải làm thế”, ông So nói.
Đại sứ Triều Tiên khẳng định, chương trình hạt nhân bảo vệ Bình Nhưỡng trước Mỹ. “Nếu chúng tôi từ bỏ hạt nhân như các quốc gia khác, chắc chắn họ sẽ tấn công chúng tôi”, ông So nói.
Giới phân tích cho rằng, Triều Tiên chưa có đủ năng lực công nghệ để sản xuất một đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ lắp vừa các tên lửa hiện có của nước này. Tuy nhiên, việc Triều Tiên tiến hành các vụ thử hạt nhân nối tiếp nhau làm gia tăng khả năng Bình Nhưỡng cải thiện được công nghệ. Đã có lần Triều Tiên đe dọa biến Seoul và Washington thành một “biển lửa”.
Về ba công dân Mỹ đang bị Triều Tiên bắt giữ, ông So nói: “Đúng là có 3 người Mỹ đang bị bắt giữ ở nước tôi. Họ đến Triều Tiên bất hợp pháp và còn phạm một số tội ở đó nữa. Vì vậy, họ bị xét xử và nhận án phạt”.
Đại sứ Triều Tiên nói thêm: “Tôi được thông báo là họ đã đề nghị Chính phủ Mỹ đàm phán về vấn đề này, nhưng tôi không biết liệu Mỹ có sẵn sàng đàm phán về trả tự do cho họ hay không, hay là Mỹ có hiểu hay nhận thức được những tội danh mà họ đã phạm phải hay không”.
Trong khi đó, vào đầu tuần này, đại diện đặc biệt của Mỹ về vấn đề Triều Tiên Glyn Davies nói, Triều Tiên đã khước từ những nỗ lực của Mỹ nhằm đàm phán về ba công dân Mỹ bị Bình Nhưỡng bắt giữ. Ông Davies nói, Triều Tiên đã bỏ lỡ một cơ hội xây dựng quan hệ với Washington.
Trong cuộc phỏng vấn, ông So Se Pyong nói rằng, nước này sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, nhưng vẫn duy trì tư thế sẵn sàng chiến đấu trước các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn. Đồng thời, theo ông, Triều Tiên hiện không có kế hoạch thử hạt nhân hay tên lửa.
“Về đàm phán 6 bên, chúng tôi đã sẵn sàng. Và tôi nghĩ, Trung Quốc, Nga và Triều Tiên đều đã sẵn sàng”, ông So nói. Đây là một cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi được thực hiện tại cơ quan đại diện ngoại giao của Triều Tiên tại Liên hiệp quốc bên hồ Geneva ở Thụy Sỹ.
“Nhưng về Mỹ, tôi nghĩ là họ không muốn đàm phán lúc này. Đó cũng là lý do vì sao mà các nước như Hàn Quốc và Nhật Bản cũng không muốn đàm phán”, ông So phát biểu.
Vào năm 2005, Triều Tiên từng hứa sẽ từ bỏ chương trình hạt nhân. Tuy nhiên, nước này đã thử hạt nhân vào năm 2006 và 2009.
Hôm qua, tờ Wall Street Journal đưa tin, những hình ảnh vệ tinh mới được Viện Mỹ-Hàn thuộc trường Johns Hopkins’ School of Advanced International Studies ở Washington công bố cho thấy, Triều Tiên đã hoàn tất việc nâng cấp một cơ sở phóng tên lửa mới ở phía Tây Bắc nước này.
Cơ sở được nâng cấp có thể cho phép Bình Nhưỡng phóng những loại tên lửa lớn hơn nhiều so với loại tên lửa tầm xa được phóng 2 năm trước. Có vẻ việc nâng cấp cơ sở này đã kéo dài trong thời gian một năm.
“Nếu Bình Nhưỡng sớm ra quyết định, một tên lửa có thể được phóng vào cuối năm nay”, báo cáo của Viện Mỹ-Hàn nói. Tuy nhiên, báo cáo này cho biết hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy Triều Tiên sẽ sớm phóng tên lửa.
Trả lời Reuters, không nói cụ thể, Đại sứ So liên hệ sự chuẩn bị sẵn sàng về quân sự của Triều Tiên với các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn đầu năm nay. Ông So nói, cuộc tập trận thường niên này là “rất nghiêm trọng”, triều khai cả tàu sân bay hạt nhân, tàu ngầm và máy bay ném bom B-52.
“Chúng tôi cần phải cảnh giác. Chúng tôi phải chuẩn bị các biện pháp đối phó với hoạt động quân sự chống lại mình”, ông So phát biểu.
“Về đàm phán 6 bên, chúng tôi đã sẵn sàng. Và tôi nghĩ, Trung Quốc, Nga và Triều Tiên đều đã sẵn sàng”, ông So nói. Đây là một cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi được thực hiện tại cơ quan đại diện ngoại giao của Triều Tiên tại Liên hiệp quốc bên hồ Geneva ở Thụy Sỹ.
“Nhưng về Mỹ, tôi nghĩ là họ không muốn đàm phán lúc này. Đó cũng là lý do vì sao mà các nước như Hàn Quốc và Nhật Bản cũng không muốn đàm phán”, ông So phát biểu.
Vào năm 2005, Triều Tiên từng hứa sẽ từ bỏ chương trình hạt nhân. Tuy nhiên, nước này đã thử hạt nhân vào năm 2006 và 2009.
Hôm qua, tờ Wall Street Journal đưa tin, những hình ảnh vệ tinh mới được Viện Mỹ-Hàn thuộc trường Johns Hopkins’ School of Advanced International Studies ở Washington công bố cho thấy, Triều Tiên đã hoàn tất việc nâng cấp một cơ sở phóng tên lửa mới ở phía Tây Bắc nước này.
Cơ sở được nâng cấp có thể cho phép Bình Nhưỡng phóng những loại tên lửa lớn hơn nhiều so với loại tên lửa tầm xa được phóng 2 năm trước. Có vẻ việc nâng cấp cơ sở này đã kéo dài trong thời gian một năm.
“Nếu Bình Nhưỡng sớm ra quyết định, một tên lửa có thể được phóng vào cuối năm nay”, báo cáo của Viện Mỹ-Hàn nói. Tuy nhiên, báo cáo này cho biết hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy Triều Tiên sẽ sớm phóng tên lửa.
Trả lời Reuters, không nói cụ thể, Đại sứ So liên hệ sự chuẩn bị sẵn sàng về quân sự của Triều Tiên với các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn đầu năm nay. Ông So nói, cuộc tập trận thường niên này là “rất nghiêm trọng”, triều khai cả tàu sân bay hạt nhân, tàu ngầm và máy bay ném bom B-52.
“Chúng tôi cần phải cảnh giác. Chúng tôi phải chuẩn bị các biện pháp đối phó với hoạt động quân sự chống lại mình”, ông So phát biểu.
Khi được hỏi liệu có phải Triều Tiên đang chuẩn bị thử hạt nhân hay phóng tên lửa, ông So trả lời: “Không, không hề”. “Nhưng trong trường hợp họ liên tập có tập trận chung bằng hạt nhân chống lại đất nước chúng tôi, thì chúng tôi cũng sẽ phải làm thế”, ông So nói.
Đại sứ Triều Tiên khẳng định, chương trình hạt nhân bảo vệ Bình Nhưỡng trước Mỹ. “Nếu chúng tôi từ bỏ hạt nhân như các quốc gia khác, chắc chắn họ sẽ tấn công chúng tôi”, ông So nói.
Giới phân tích cho rằng, Triều Tiên chưa có đủ năng lực công nghệ để sản xuất một đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ lắp vừa các tên lửa hiện có của nước này. Tuy nhiên, việc Triều Tiên tiến hành các vụ thử hạt nhân nối tiếp nhau làm gia tăng khả năng Bình Nhưỡng cải thiện được công nghệ. Đã có lần Triều Tiên đe dọa biến Seoul và Washington thành một “biển lửa”.
Về ba công dân Mỹ đang bị Triều Tiên bắt giữ, ông So nói: “Đúng là có 3 người Mỹ đang bị bắt giữ ở nước tôi. Họ đến Triều Tiên bất hợp pháp và còn phạm một số tội ở đó nữa. Vì vậy, họ bị xét xử và nhận án phạt”.
Đại sứ Triều Tiên nói thêm: “Tôi được thông báo là họ đã đề nghị Chính phủ Mỹ đàm phán về vấn đề này, nhưng tôi không biết liệu Mỹ có sẵn sàng đàm phán về trả tự do cho họ hay không, hay là Mỹ có hiểu hay nhận thức được những tội danh mà họ đã phạm phải hay không”.
Trong khi đó, vào đầu tuần này, đại diện đặc biệt của Mỹ về vấn đề Triều Tiên Glyn Davies nói, Triều Tiên đã khước từ những nỗ lực của Mỹ nhằm đàm phán về ba công dân Mỹ bị Bình Nhưỡng bắt giữ. Ông Davies nói, Triều Tiên đã bỏ lỡ một cơ hội xây dựng quan hệ với Washington.