Đầu tư bất động sản: Trong chán, ngoài vẫn “thèm”
Chuyện đầu tư, kinh doanh bất động sản hiện nay được chính những người trong cuộc ví như những chú cá ở trong - ngoài lờ
“Nói thật với chú, ngày trước mơ có được một dự án bao nhiêu thì giờ muốn tống khứ nó bấy nhiêu. Ai cũng nghĩ rằng, bọn anh sẽ phất lên từ dự án này nhưng rốt cuộc thì phải là cá ở trong lờ mới biết”.
Giám đốc một doanh nghiệp thương mại, vận tải không giấu được thất vọng khi nói về một dự án bất động sản mà 3 năm trước vốn là niềm tự hào của cả ban giám đốc lẫn hàng trăm nhân viên khi được UBND thành phố Hà Nội chính thức phê duyệt đầu tư.
Trong thì đỏ hoe con mắt
Theo lời kể của vị giám đốc nói trên, vào cuối năm 2008, khi phong trào “nhà nhà, người người làm bất động sản”, ông cùng với cán bộ cốt cán trong công ty, nhờ vào một vài mối quan hệ thân thiết khác đã nhanh chóng được thành phố Hà Nội cấp cho một lô đất hơn 15.000 m2 tít tận Gia Lâm để xây dựng một dự án chung cư cao tầng.
Thế nhưng, sau khi toàn bộ vốn liếng của công ty được dốc hết để đổi lấy quỹ đất sạch chuẩn bị cho việc triển khai dự án thì cũng là lúc kinh tế lâm vào khó khăn, thị trường bất động sản bắt đầu chững lại.
Mọi việc sau đó tiếp tục diễn tiến nằm ngoài tính toán của ban giám đốc khi mà việc huy động vốn, góp vốn, bán nhà trên giấy được cơ quan quản lý siết chặt hơn. Bằng nguồn này, nguồn nọ, doanh nghiệp của ông cũng xoay xở được một khoản tiền hơn 30 tỷ đồng để làm cái móng, hợp thức hóa việc bán nhà trên giấy.
Không may, khi móng xong thì thị trường bất động sản cũng bắt đầu tuột dốc không phanh, thị trường chung cư lâm vào ế ẩm. Nhiều dự án bắt đầu vào giai đoạn hoàn thiện còn khó bán, nói gì đến dự án chỉ có mỗi cái móng như của công ty ông.
“Hiện nay vốn vay để triển khai dự án cũng không vay được, khách hàng cũng không thì chỉ còn nước là bán đứt cho một đối tác nhằm thu hồi vốn, đầu tư vào ngành nghề chính của mình”, vị này ngán ngẩm.
Từ câu chuyện của vị giám đốc trên, chợt nhớ câu chuyện của 5 năm trước, cũng sau một lễ khởi công hoành tráng, một dự án khu đô thị với 6 tòa nhà cao 30 tầng do Công ty TNHH Booyoung Vina (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư tại khu đô thị Mỗ Lao, Hà Đông (Hà Nội) được hứa hẹn là sẽ mọc lên sau 3 – 4 năm.
Khi khua chiêng múa trống lúc đó, lãnh đạo Booyoung Vina đã quảng bá rằng, dự án trên có quy mô lên tới 5.000 căn hộ cao cấp.
Nhưng đến bây giờ, công trường luôn vắng hoe, không thấy bóng dáng một máy móc hay công nhân làm việc. Toàn bộ khu đất hơn 4 ha vẫn được quây tôn kín mít và bên trong thì cỏ dại mọc ngút đầu người.
Ngay cả lãnh đạo Ban Quản lý khu đô thị Mỗ Lao cũng thừa nhận, cho dù ban quản lý đã 5 lần đề nghị điều chỉnh giấy phép đầu song đến nay không hiểu vì lý do gì mà hơn 4,3 ha đất sạch, thậm chí là có hạ tầng giao thông đầy đủ được giao cho doanh nghiệp trên vẫn chỉ là những khu đất hoang, gây lãng phí.
Đến nay, dù lãnh đạo Công ty Booyoung Vina vẫn chưa chính thức công bố nguyên nhân khiến dự án đắp chiếu hàng năm trời, nhưng theo nhiều chuyên gia, rất có thể chủ đầu tư dự án trên gặp vấn đề về năng lực tài chính, trong khi việc huy động từ khách hàng thì ngày càng khó hơn bội phần.
Cũng trên địa bàn quận Hà Đông, một dự án khác nằm gần khu chợ Hà Đông được khởi công vào năm 2008 và được chủ đầu tư quảng bá là dự án nhà ở, trung tâm thương mại lớn nhất Hà Tây lúc đó.
Thế nhưng, đến nay, sau gần 4 năm động thổ, mọi chuyện dường như vẫn bất động ngoại trừ việc chủ đầu tư đã hoàn thành được một vài căn nhà mẫu và hơn trăm m2 văn phòng giao dịch.
Thậm chí, theo tìm hiểu của người viết, do khách hàng quá ít nên chủ đầu tư dự án trên sau bao nhiêu nỗ lực chạy ngược chạy xuôi để có được 45.000m2 đất xây dự án cũng không thèm “cố” thêm chút ít để có được giấy chứng nhận đầu tư dự án.
Kết quả là sau gần 4 năm được cấp đất, đến nay khu đất rộng hàng chục nghìn m2 trên vẫn được quây tôn kín mít với một vài căn nhà mẫu như đã nói trên.
Một nguồn tin khác cho hay, lãnh đạo công ty này đang tính đến nước cờ cuối cùng là bán dự án và rút về nước.
Ngoài dự án kể trên, hiện trên địa bàn Hà Nội hiện có hàng chục dự án có tuổi đời dăm bảy năm cấp phép, song đến nay vẫn là chỗ trồng cỏ. Trong số đó phải kể đến 270 ha “đất vàng” tại khu đô thị Tây hồ Tây, khu đất rộng hàng nghìn m2 tại khu đô thị Định Công,... dù đã được chủ đầu tư quảng bá là những dự án chung cư cao tầng, khu nhà ở hiện đại nhưng rốt cuộc đến nay những tấm tôn quây xung quanh, đã gỉ sét.
Ngoài ngúc ngoắc muốn vào
Đầu tháng 6 vừa qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có hàng loạt dự án công bố cũng như nhận giấy phép đầu tư từ cơ quan quản lý của thành phố. Trong đó phải kể đến như dự án Kim Chung – Di Trạch, dự án Tòa nhà đa năng Cầu giấy (vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng), tổ hợp nhà ở 234 Minh Khai rộng gần 3.000m2, quy mô 25 tầng, hay khu căn hộ Castle Plaza tại136 Hồ Tùng Mậu trên diện tích 12,17ha, khu vui chơi, nghỉ dưỡng Thung lũng xanh tại Sóc Sơn 92 ha...
Tại lễ công bố dự án Kim Chung – Di Trạch hồi đầu tháng, nhìn vẻ mặt rạng rỡ của vị Tổng giám đốc Vietracimex - chủ đầu tư dự án, dường như ai cũng hiểu rằng, vị lãnh đạo này đang hãnh diện với một dự án mới, một lĩnh vực đầu tư, kinh doanh cũng khá mới so với những ngành nghề chính của một doanh nghiệp vốn thuộc ngành giao thông vận tải.
Nhưng mấy ai biết rằng, để có được giấy phép đầu tư dự án trên, doanh nghiệp này đã phải ngược xuôi bao nhiêu năm trời, tốn bao nhiêu tiền của. Giờ đây, dự án mới được chính thức khởi động, nhưng vị giám đốc kia vẫn vui mừng khôn xiết vì như lời ông nói là sẽ xây dựng nên một khu đô thị hiện đại, sang trọng ở phía Tây thành phố, và quan trọng hơn là ông được thử sức ở một lĩnh vực vốn không phải là thế mạnh của công ty.
Không riêng gì Vietracimex, hàng chục, thậm chí hàng trăm doanh nghiệp khác vẫn đang xem bất động sản như là một lĩnh vực vốn có trong list ngành nghề của công ty mình. Suy nghĩ đó xuất phát từ một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, dù lớn dù nhỏ cũng đều có dính dáng đến bất động sản.
Do vậy, với những doanh nghiệp chưa có dự án hay chỉ là cổ phần đóng góp vào một dự án nào đó thì cũng phải cố cho được “bằng anh bằng chị”, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu được tình thế của những người trong cuộc.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng số 18 (COMA 18) mới đây hào hứng tuyên bố, sắp tới, ngoài lĩnh vực cơ khí và xây lắp, bất động sản sẽ là lĩnh vực được công ty coi là chủ đạo trong chiến lược kinh doanh của mình.
Khi nói về câu chuyện “kẻ chán, người thèm” đối với các dự án bất động sản, một chuyên gia đồng thời cũng là lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản cho rằng, doanh nghiệp đầu tư bất động sản hiện nay giống hệt những chú cá trong câu tục ngữ xưa: “con trong lờ đỏ hoe con mắt, con ngoài lờ ngúc ngoắc muốn vào”.
Nhưng ông cũng nhấn mạnh, cái khó cho các doanh nghiệp bất động sản hiện nay chính là việc huy động vốn từ nhà băng lẫn khách hàng quá khó khiến cho họ lâm vào bế tắc. Chính vì vậy, có rất nhiều doanh nghiệp đang khát khao nhảy vào lĩnh vực bất động sản, nhưng cũng có không ít doanh nghiệp đang muốn thoát ra sau bao năm ôm mộng.
Giám đốc một doanh nghiệp thương mại, vận tải không giấu được thất vọng khi nói về một dự án bất động sản mà 3 năm trước vốn là niềm tự hào của cả ban giám đốc lẫn hàng trăm nhân viên khi được UBND thành phố Hà Nội chính thức phê duyệt đầu tư.
Trong thì đỏ hoe con mắt
Theo lời kể của vị giám đốc nói trên, vào cuối năm 2008, khi phong trào “nhà nhà, người người làm bất động sản”, ông cùng với cán bộ cốt cán trong công ty, nhờ vào một vài mối quan hệ thân thiết khác đã nhanh chóng được thành phố Hà Nội cấp cho một lô đất hơn 15.000 m2 tít tận Gia Lâm để xây dựng một dự án chung cư cao tầng.
Thế nhưng, sau khi toàn bộ vốn liếng của công ty được dốc hết để đổi lấy quỹ đất sạch chuẩn bị cho việc triển khai dự án thì cũng là lúc kinh tế lâm vào khó khăn, thị trường bất động sản bắt đầu chững lại.
Mọi việc sau đó tiếp tục diễn tiến nằm ngoài tính toán của ban giám đốc khi mà việc huy động vốn, góp vốn, bán nhà trên giấy được cơ quan quản lý siết chặt hơn. Bằng nguồn này, nguồn nọ, doanh nghiệp của ông cũng xoay xở được một khoản tiền hơn 30 tỷ đồng để làm cái móng, hợp thức hóa việc bán nhà trên giấy.
Không may, khi móng xong thì thị trường bất động sản cũng bắt đầu tuột dốc không phanh, thị trường chung cư lâm vào ế ẩm. Nhiều dự án bắt đầu vào giai đoạn hoàn thiện còn khó bán, nói gì đến dự án chỉ có mỗi cái móng như của công ty ông.
“Hiện nay vốn vay để triển khai dự án cũng không vay được, khách hàng cũng không thì chỉ còn nước là bán đứt cho một đối tác nhằm thu hồi vốn, đầu tư vào ngành nghề chính của mình”, vị này ngán ngẩm.
Từ câu chuyện của vị giám đốc trên, chợt nhớ câu chuyện của 5 năm trước, cũng sau một lễ khởi công hoành tráng, một dự án khu đô thị với 6 tòa nhà cao 30 tầng do Công ty TNHH Booyoung Vina (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư tại khu đô thị Mỗ Lao, Hà Đông (Hà Nội) được hứa hẹn là sẽ mọc lên sau 3 – 4 năm.
Khi khua chiêng múa trống lúc đó, lãnh đạo Booyoung Vina đã quảng bá rằng, dự án trên có quy mô lên tới 5.000 căn hộ cao cấp.
Nhưng đến bây giờ, công trường luôn vắng hoe, không thấy bóng dáng một máy móc hay công nhân làm việc. Toàn bộ khu đất hơn 4 ha vẫn được quây tôn kín mít và bên trong thì cỏ dại mọc ngút đầu người.
Ngay cả lãnh đạo Ban Quản lý khu đô thị Mỗ Lao cũng thừa nhận, cho dù ban quản lý đã 5 lần đề nghị điều chỉnh giấy phép đầu song đến nay không hiểu vì lý do gì mà hơn 4,3 ha đất sạch, thậm chí là có hạ tầng giao thông đầy đủ được giao cho doanh nghiệp trên vẫn chỉ là những khu đất hoang, gây lãng phí.
Đến nay, dù lãnh đạo Công ty Booyoung Vina vẫn chưa chính thức công bố nguyên nhân khiến dự án đắp chiếu hàng năm trời, nhưng theo nhiều chuyên gia, rất có thể chủ đầu tư dự án trên gặp vấn đề về năng lực tài chính, trong khi việc huy động từ khách hàng thì ngày càng khó hơn bội phần.
Cũng trên địa bàn quận Hà Đông, một dự án khác nằm gần khu chợ Hà Đông được khởi công vào năm 2008 và được chủ đầu tư quảng bá là dự án nhà ở, trung tâm thương mại lớn nhất Hà Tây lúc đó.
Thế nhưng, đến nay, sau gần 4 năm động thổ, mọi chuyện dường như vẫn bất động ngoại trừ việc chủ đầu tư đã hoàn thành được một vài căn nhà mẫu và hơn trăm m2 văn phòng giao dịch.
Thậm chí, theo tìm hiểu của người viết, do khách hàng quá ít nên chủ đầu tư dự án trên sau bao nhiêu nỗ lực chạy ngược chạy xuôi để có được 45.000m2 đất xây dự án cũng không thèm “cố” thêm chút ít để có được giấy chứng nhận đầu tư dự án.
Kết quả là sau gần 4 năm được cấp đất, đến nay khu đất rộng hàng chục nghìn m2 trên vẫn được quây tôn kín mít với một vài căn nhà mẫu như đã nói trên.
Một nguồn tin khác cho hay, lãnh đạo công ty này đang tính đến nước cờ cuối cùng là bán dự án và rút về nước.
Ngoài dự án kể trên, hiện trên địa bàn Hà Nội hiện có hàng chục dự án có tuổi đời dăm bảy năm cấp phép, song đến nay vẫn là chỗ trồng cỏ. Trong số đó phải kể đến 270 ha “đất vàng” tại khu đô thị Tây hồ Tây, khu đất rộng hàng nghìn m2 tại khu đô thị Định Công,... dù đã được chủ đầu tư quảng bá là những dự án chung cư cao tầng, khu nhà ở hiện đại nhưng rốt cuộc đến nay những tấm tôn quây xung quanh, đã gỉ sét.
Ngoài ngúc ngoắc muốn vào
Đầu tháng 6 vừa qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có hàng loạt dự án công bố cũng như nhận giấy phép đầu tư từ cơ quan quản lý của thành phố. Trong đó phải kể đến như dự án Kim Chung – Di Trạch, dự án Tòa nhà đa năng Cầu giấy (vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng), tổ hợp nhà ở 234 Minh Khai rộng gần 3.000m2, quy mô 25 tầng, hay khu căn hộ Castle Plaza tại136 Hồ Tùng Mậu trên diện tích 12,17ha, khu vui chơi, nghỉ dưỡng Thung lũng xanh tại Sóc Sơn 92 ha...
Tại lễ công bố dự án Kim Chung – Di Trạch hồi đầu tháng, nhìn vẻ mặt rạng rỡ của vị Tổng giám đốc Vietracimex - chủ đầu tư dự án, dường như ai cũng hiểu rằng, vị lãnh đạo này đang hãnh diện với một dự án mới, một lĩnh vực đầu tư, kinh doanh cũng khá mới so với những ngành nghề chính của một doanh nghiệp vốn thuộc ngành giao thông vận tải.
Nhưng mấy ai biết rằng, để có được giấy phép đầu tư dự án trên, doanh nghiệp này đã phải ngược xuôi bao nhiêu năm trời, tốn bao nhiêu tiền của. Giờ đây, dự án mới được chính thức khởi động, nhưng vị giám đốc kia vẫn vui mừng khôn xiết vì như lời ông nói là sẽ xây dựng nên một khu đô thị hiện đại, sang trọng ở phía Tây thành phố, và quan trọng hơn là ông được thử sức ở một lĩnh vực vốn không phải là thế mạnh của công ty.
Không riêng gì Vietracimex, hàng chục, thậm chí hàng trăm doanh nghiệp khác vẫn đang xem bất động sản như là một lĩnh vực vốn có trong list ngành nghề của công ty mình. Suy nghĩ đó xuất phát từ một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, dù lớn dù nhỏ cũng đều có dính dáng đến bất động sản.
Do vậy, với những doanh nghiệp chưa có dự án hay chỉ là cổ phần đóng góp vào một dự án nào đó thì cũng phải cố cho được “bằng anh bằng chị”, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu được tình thế của những người trong cuộc.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng số 18 (COMA 18) mới đây hào hứng tuyên bố, sắp tới, ngoài lĩnh vực cơ khí và xây lắp, bất động sản sẽ là lĩnh vực được công ty coi là chủ đạo trong chiến lược kinh doanh của mình.
Khi nói về câu chuyện “kẻ chán, người thèm” đối với các dự án bất động sản, một chuyên gia đồng thời cũng là lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản cho rằng, doanh nghiệp đầu tư bất động sản hiện nay giống hệt những chú cá trong câu tục ngữ xưa: “con trong lờ đỏ hoe con mắt, con ngoài lờ ngúc ngoắc muốn vào”.
Nhưng ông cũng nhấn mạnh, cái khó cho các doanh nghiệp bất động sản hiện nay chính là việc huy động vốn từ nhà băng lẫn khách hàng quá khó khiến cho họ lâm vào bế tắc. Chính vì vậy, có rất nhiều doanh nghiệp đang khát khao nhảy vào lĩnh vực bất động sản, nhưng cũng có không ít doanh nghiệp đang muốn thoát ra sau bao năm ôm mộng.