Đầu tư công 2014-2015 bị siết mạnh
Chủ trương siết đầu tư công vừa được hiện thực và chi tiết hóa bằng một văn bản điều hành quan trọng
Theo “Thông báo và hướng dẫn xây dựng kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2014-2015” vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 15/7, đầu tư công trong giai đoạn 2014 - 2015 sẽ bị siết chặt bằng các nguyên tắc cụ thể.
Cụ thể, trong giai đoạn này, sẽ chỉ tập trung bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của các ngành, các địa phương.
Trong từng ngành, lĩnh vực, sẽ ưu tiên bố trí vốn cho:
- Các dự án, công trình đã hoàn thành và đã bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2013 nhưng chưa bố trí đủ vốn;
- Các dự án dự kiến hoàn thành năm 2014-2015 (theo tiến độ trong quyết định đầu tư, khả năng cân đối vốn và khả năng thực hiện);
- Vốn đối ứng cho các dự án ODA theo tiến độ thực hiện dự án; các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 nhưng chưa được bố trí đủ vốn để hoàn thành, để đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả.
Ngân sách cũng được dùng để bố trí đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi các khoản vốn ứng trước đúng thời hạn quy định.
Số vốn còn lại bố trí cho các dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ đã phê duyệt. Đối với các dự án chuyển tiếp cần rà soát phạm vi, quy mô đầu tư phù hợp với mục tiêu và khả năng cân đối vốn. Việc bố trí vốn phải đảm bảo dự án nhóm C hoàn thành trong 3 năm, nhóm B hoàn thành trong 5 năm.
Đối với các dự án khởi công mới, phải cân nhắc kỹ lưỡng, chỉ bố trí vốn khởi công mới các dự án thật sự cấp bách và có đầy đủ các điều kiện như:
- Dự án nằm trong quy hoạch đã được duyệt, thuộc nhiệm vụ ngân sách nhà nước;
- Xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách;
- Thẩm định nguồn vốn và cân đối vốn, phê duyệt quyết định theo đúng quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
- Dự án phải hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định trước ngày 31/10 năm trước;
- Đã bố trí đủ vốn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhấn mạnh việc không bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các dự án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Trong khi đó, các địa phương không được sử dụng vốn hỗ trợ có mục tiêu nguồn ngân sách trung ương cho các dự án khởi công mới chưa được thẩm định nguồn vốn; phê duyệt quyết định đầu tư không đúng theo văn bản thẩm định nguồn vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; không bố trí vốn ngân sách trung ương cho các dự án sử dụng vốn vay ngân sách địa phương chưa thẩm định vốn hoặc phê duyệt phần vốn ngân sách trung ương cao hơn mức đã thẩm định.
Các bộ, ngành và địa phương không được bố trí vốn ngân sách trung ương cho phần tăng tổng mức đầu tư so với quyết định đầu tư quy định tại các quyết định giao vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, trong giai đoạn này, sẽ chỉ tập trung bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của các ngành, các địa phương.
Trong từng ngành, lĩnh vực, sẽ ưu tiên bố trí vốn cho:
- Các dự án, công trình đã hoàn thành và đã bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2013 nhưng chưa bố trí đủ vốn;
- Các dự án dự kiến hoàn thành năm 2014-2015 (theo tiến độ trong quyết định đầu tư, khả năng cân đối vốn và khả năng thực hiện);
- Vốn đối ứng cho các dự án ODA theo tiến độ thực hiện dự án; các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 nhưng chưa được bố trí đủ vốn để hoàn thành, để đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả.
Ngân sách cũng được dùng để bố trí đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi các khoản vốn ứng trước đúng thời hạn quy định.
Số vốn còn lại bố trí cho các dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ đã phê duyệt. Đối với các dự án chuyển tiếp cần rà soát phạm vi, quy mô đầu tư phù hợp với mục tiêu và khả năng cân đối vốn. Việc bố trí vốn phải đảm bảo dự án nhóm C hoàn thành trong 3 năm, nhóm B hoàn thành trong 5 năm.
Đối với các dự án khởi công mới, phải cân nhắc kỹ lưỡng, chỉ bố trí vốn khởi công mới các dự án thật sự cấp bách và có đầy đủ các điều kiện như:
- Dự án nằm trong quy hoạch đã được duyệt, thuộc nhiệm vụ ngân sách nhà nước;
- Xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách;
- Thẩm định nguồn vốn và cân đối vốn, phê duyệt quyết định theo đúng quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
- Dự án phải hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định trước ngày 31/10 năm trước;
- Đã bố trí đủ vốn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhấn mạnh việc không bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các dự án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Trong khi đó, các địa phương không được sử dụng vốn hỗ trợ có mục tiêu nguồn ngân sách trung ương cho các dự án khởi công mới chưa được thẩm định nguồn vốn; phê duyệt quyết định đầu tư không đúng theo văn bản thẩm định nguồn vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; không bố trí vốn ngân sách trung ương cho các dự án sử dụng vốn vay ngân sách địa phương chưa thẩm định vốn hoặc phê duyệt phần vốn ngân sách trung ương cao hơn mức đã thẩm định.
Các bộ, ngành và địa phương không được bố trí vốn ngân sách trung ương cho phần tăng tổng mức đầu tư so với quyết định đầu tư quy định tại các quyết định giao vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ của Thủ tướng Chính phủ.