“Đến lúc cần lập ủy ban cải cách thể chế cấp Trung ương”
Phiên thảo luận chiều 28/4 của Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014 đã “nóng” từ những phút đầu
“Tại sao cải cách thể chế nói rất nhiều, mà làm lại khó đến thế?”, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung đặt câu hỏi, khi ông trình bày đề dẫn về “Cải cách thể chế kinh tế trong giai đoạn hiện nay của quá trình chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam”.
Với phần trình bày của ông Cung, phiên thảo luận chiều 28/4 của Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014 đã “nóng” từ những phút đầu, như dự báo của người điều hành - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng.
“Nhà nước không thay đổi thì sẽ không có đột phá thể chế. Điểm nghẽn của thể chế đang nằm ở vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Nhưng đổi mới vai trò của nhà nước và quan hệ giữa nhà nước và thị trường lại rất ít được bàn đến”, ông Cung tự trả lời một phần câu hỏi của chính mình.
Và chính vì sự quan tâm chưa đúng mức này, theo Viện trưởng Cung, là có thể vẫn chưa có đổi mới thể chế toàn diện và hệ thống, có chăng chỉ là những thay đổi đơn lẻ, ở một số thể chế cụ thể. Nguy cơ xung đột, mâu thuẫn giữa các thể chế cụ thể vẫn hiện hữu.
Nhưng Việt Nam có cơ hội để thay đổi, sau khẳng định này ông Cung nhắc đến một số dự án luật có thể tháo gỡ nút thắt trong cải cách thể chế, đặc biệt là việc sửa Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Đồng ý với Viện trưởng Cung về những vấn đề liên quan đến khung pháp lý cho cải cách thể chế, song Phó trưởng đoàn đại biểu Tp.HCM Trần Du Lịch vẫn còn rất nhiều băn khoăn.
“Tôi làm mấy nhiệm kỳ Quốc hội, không thấy luật mới bao nhiêu, mà lúc nào cũng sửa luật, phải chăng do Việt Nam xây dựng mô hình phát triển với một hệ thống triết lý quan điểm không rõ ràng”, ông Lịch phát biểu.
Chỉ ra điểm hay của Hiến pháp là hoàn toàn có thể luật hóa theo hai hướng, không muốn cải cách cũng nói được, còn muốn cải cách cũng làm được, ông Lịch khẳng định hoàn toàn có thể tiến hành cải cách triệt để hai lĩnh vực cốt tử trong cải cách thể chế là tài chính công và hành chính công.
Hướng cải cách, theo chuyên gia Trần Du Lịch là cần nâng cao vai trò tự chủ của chính quyền địa phương. Phải tách biệt rõ thế nào là ngân sách địa phương, ngân sách Trung ương. Một đồng do Trung ương trợ cấp cho địa phương Quốc hội cũng phải giám sát.
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước không quản lý xã hội theo phương thức bao cấp trách nhiệm dân sự của công dân hay nói cách khác là hành chính hóa các quan hệ dân sự, mà Nhà nước cần nâng cao vai trò trách nhiệm của công dân trong các quan hệ dân sự, ông Lịch góp ý.
Dự báo hai kịch bản về cải cách thể chế là quyết liệt và dần dần, tiệm tiến, chuyên gia Lưu Bích Hồ nghiêng về khả năng thứ hai, bởi “chạy cho êm, vì sắp Đại hội rồi. Đột phá mới hẳn thì sau Đại hội mới làm được”, ông nói.
Vị chuyên gia này cũng đề nghị Quốc hội đưa ngay vào kỳ họp tới nội dung cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Nếu để họ tự làm tức “tự lấy đá ghè chân mình thì không làm được”, vì thế cần lập bộ chuyên quản cải cách doanh nghiệp nhà nước để chỉ huy điều hành xử lý tất cả mọi việc liên quan.
Nhận xét đây cũng là đề xuất hay, song Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn giàu cho rằng ở kỳ họp thứ 7 Quốc hội sẽ thảo luận ba dự án luật cực kỳ quan trọng là Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Các luật này sẽ bao trùm vấn đề cải cách doanh nghiệp nhà nước, còn ra nghị quyết thì có thể không đầy đủ.
“Ý chí chính trị vô cùng quan trọng, đầu tiên là có muốn làm hay không đã”, chuyên gia Cấn Văn Lực tham gia thảo luận.
Từ kinh nghiệm cải cách thể chế của Trung Quốc, GS. Đỗ Tiến Sâm cho rằng đã đến lúc cần lập một ủy ban cải cách thể chế cấp Trung ương. Ủy ban này sẽ đóng vai trò thiết kế tổng thể và giám sát thực hiện công việc quan trọng này. Tư vấn cho ủy ban là các chuyên gia độc lập cả trong nước và quốc tế, vì nếu đưa người của bộ ngành vào thì dễ bị lợi ích cục bộ, ông góp ý.
Đề xuất này cũng nhận được sự chia sẻ của một số vị khác.
Từ năm 2011, sau khi tập hợp kiến nghị từ hội thảo kinh tế vĩ mô, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đã nêu sự cần thiết thành lập ủy ban tái cơ cấu nền kinh tế cấp quốc gia. Tuy nhiên, ủy ban này đã không được thành lập.
Và ba năm qua, dù “hô hào quyết liệt” thì tái cơ cấu nền kinh tế vẫn chưa mấy nhúc nhích, như nhận xét của một vị chuyên gia tại tham luận gửi đến Diễn đàn.
Với phần trình bày của ông Cung, phiên thảo luận chiều 28/4 của Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014 đã “nóng” từ những phút đầu, như dự báo của người điều hành - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng.
“Nhà nước không thay đổi thì sẽ không có đột phá thể chế. Điểm nghẽn của thể chế đang nằm ở vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Nhưng đổi mới vai trò của nhà nước và quan hệ giữa nhà nước và thị trường lại rất ít được bàn đến”, ông Cung tự trả lời một phần câu hỏi của chính mình.
Và chính vì sự quan tâm chưa đúng mức này, theo Viện trưởng Cung, là có thể vẫn chưa có đổi mới thể chế toàn diện và hệ thống, có chăng chỉ là những thay đổi đơn lẻ, ở một số thể chế cụ thể. Nguy cơ xung đột, mâu thuẫn giữa các thể chế cụ thể vẫn hiện hữu.
Nhưng Việt Nam có cơ hội để thay đổi, sau khẳng định này ông Cung nhắc đến một số dự án luật có thể tháo gỡ nút thắt trong cải cách thể chế, đặc biệt là việc sửa Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Đồng ý với Viện trưởng Cung về những vấn đề liên quan đến khung pháp lý cho cải cách thể chế, song Phó trưởng đoàn đại biểu Tp.HCM Trần Du Lịch vẫn còn rất nhiều băn khoăn.
“Tôi làm mấy nhiệm kỳ Quốc hội, không thấy luật mới bao nhiêu, mà lúc nào cũng sửa luật, phải chăng do Việt Nam xây dựng mô hình phát triển với một hệ thống triết lý quan điểm không rõ ràng”, ông Lịch phát biểu.
Chỉ ra điểm hay của Hiến pháp là hoàn toàn có thể luật hóa theo hai hướng, không muốn cải cách cũng nói được, còn muốn cải cách cũng làm được, ông Lịch khẳng định hoàn toàn có thể tiến hành cải cách triệt để hai lĩnh vực cốt tử trong cải cách thể chế là tài chính công và hành chính công.
Hướng cải cách, theo chuyên gia Trần Du Lịch là cần nâng cao vai trò tự chủ của chính quyền địa phương. Phải tách biệt rõ thế nào là ngân sách địa phương, ngân sách Trung ương. Một đồng do Trung ương trợ cấp cho địa phương Quốc hội cũng phải giám sát.
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước không quản lý xã hội theo phương thức bao cấp trách nhiệm dân sự của công dân hay nói cách khác là hành chính hóa các quan hệ dân sự, mà Nhà nước cần nâng cao vai trò trách nhiệm của công dân trong các quan hệ dân sự, ông Lịch góp ý.
Dự báo hai kịch bản về cải cách thể chế là quyết liệt và dần dần, tiệm tiến, chuyên gia Lưu Bích Hồ nghiêng về khả năng thứ hai, bởi “chạy cho êm, vì sắp Đại hội rồi. Đột phá mới hẳn thì sau Đại hội mới làm được”, ông nói.
Vị chuyên gia này cũng đề nghị Quốc hội đưa ngay vào kỳ họp tới nội dung cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Nếu để họ tự làm tức “tự lấy đá ghè chân mình thì không làm được”, vì thế cần lập bộ chuyên quản cải cách doanh nghiệp nhà nước để chỉ huy điều hành xử lý tất cả mọi việc liên quan.
Nhận xét đây cũng là đề xuất hay, song Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn giàu cho rằng ở kỳ họp thứ 7 Quốc hội sẽ thảo luận ba dự án luật cực kỳ quan trọng là Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Các luật này sẽ bao trùm vấn đề cải cách doanh nghiệp nhà nước, còn ra nghị quyết thì có thể không đầy đủ.
“Ý chí chính trị vô cùng quan trọng, đầu tiên là có muốn làm hay không đã”, chuyên gia Cấn Văn Lực tham gia thảo luận.
Từ kinh nghiệm cải cách thể chế của Trung Quốc, GS. Đỗ Tiến Sâm cho rằng đã đến lúc cần lập một ủy ban cải cách thể chế cấp Trung ương. Ủy ban này sẽ đóng vai trò thiết kế tổng thể và giám sát thực hiện công việc quan trọng này. Tư vấn cho ủy ban là các chuyên gia độc lập cả trong nước và quốc tế, vì nếu đưa người của bộ ngành vào thì dễ bị lợi ích cục bộ, ông góp ý.
Đề xuất này cũng nhận được sự chia sẻ của một số vị khác.
Từ năm 2011, sau khi tập hợp kiến nghị từ hội thảo kinh tế vĩ mô, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đã nêu sự cần thiết thành lập ủy ban tái cơ cấu nền kinh tế cấp quốc gia. Tuy nhiên, ủy ban này đã không được thành lập.
Và ba năm qua, dù “hô hào quyết liệt” thì tái cơ cấu nền kinh tế vẫn chưa mấy nhúc nhích, như nhận xét của một vị chuyên gia tại tham luận gửi đến Diễn đàn.