Điều chỉnh chỉ tiêu GDP, CPI: Có cần thiết?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Chính phủ dự kiến sẽ điều hành tăng trưởng GDP năm 2011 với tốc độ khoảng 6%
Nếu khai thác tối đa các tiềm năng và nguồn lực trong nền kinh tế, tăng trưởng GDP cả năm 2011 có thể đạt khoảng 6 - 6,5%, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra dự báo trong một báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế - xã hội, vừa được gửi đến Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Tuy nhiên, Chính phủ dự kiến sẽ điều hành tăng trưởng GDP với tốc độ khoảng 6%, là mức tăng trưởng hợp lý để vừa bảo đảm duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, vừa tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, báo cáo nêu rõ.
Đáng chú ý, bên cạnh GDP, tại bản báo cáo này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhấn mạnh 6 tháng cuối năm cần tập trung chỉ đạo, điều hành để thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản của năm 2011, như: kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 15%, kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 20%, nhập siêu không quá 16%.
Đặc biệt, giảm bội chi ngân sách Nhà nước xuống dưới 5% GDP với mức phấn đấu khoảng 4,8%.
Như vậy, chỉ tiêu tăng trưởng GDP đã giảm so với con số 7 -7,5%, vốn đã được Quốc hội “chốt” tại nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011.
Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thì đã gần gấp hai lần con số được đa số đại biểu Quốc hội nhấn nút thuận cho cả năm 2011 là 7%. Và con số thực tế của gần 6 tháng qua đã vào khoảng 16% so với cùng kỳ năm 2010.
Chỉ tiêu nhập siêu cũng đã được hạ từ không quá 18% xuống 16% kim ngạch xuất khẩu.
Cho rằng Chính phủ đã phát ra tín hiệu điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát và chỉ tiêu tăng trưởng, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm dường như hơi sốt ruột, khi không có mấy ý kiến bàn về vấn đề này tại cuộc họp của Ủy ban Kinh tế cuối tuần qua.
Bởi, theo ông Kiêm, nếu chấp nhận thay đổi chỉ tiêu thì tư tưởng chỉ đạo sẽ khác và các biện pháp cũng sẽ phải đi theo số liệu mới. Bởi vậy, nếu điều chỉnh phải có lý lẽ để đưa ra Quốc hội, không điều chỉnh cũng phải có lý lẽ, ông Kiêm đề nghị.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng, điều hành của Chính phủ phải bám vào nghị quyết của Quốc hội, nhất là mục tiêu tổng quát của năm 2011.
“Ít nhất phải thực hiện cho được tăng ổn định vĩ mô, bảo đảm phúc lợi, an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, còn chỉ tiêu tăng trưởng có thể du di, bằng 6%, trên hay dưới 6 cũng được”, ông Kiên nói.
Cũng theo Phó chủ tịch Kiên, “anh không thể nói hay về kinh tế mà đời sống của dân không được cải thiện, nên phải giữ cho được mục tiêu Quốc hội đã thông qua”.
Hơn một lần nhắc đến sự “thỏa hiệp” khi quyết định các chỉ tiêu cụ thể, Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên nhắc lại ngay từ cuối năm 2010, khi Chính phủ trình chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, nhiều ý kiến đã đề nghị chọn một con số, và đó là con số mang tính “vừa phải”.
“Giằng co mãi rồi cũng chấp nhận thỏa hiệp có hai con số (từ 7 đến 7,5% - PV) để đến bây giờ lại tụt xuống”, ông Kiên phàn nàn.
Tài liệu lưu trữ về kỳ họp Quốc hội cuối năm 2010 cũng cho thấy, thảo luận về tình hình kinh tế, có ý kiến đại biểu đề nghị chỉ nên dự kiến GDP năm 2011 tăng 7%, không nên đặt ra 7 - 7,5% để tránh việc điều chỉnh mục tiêu vào giữa năm.
Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng 2011 là năm đầu tiên thực hiện nghị quyết Đại hội XI của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm (2011 - 2015), nên cần đặt mục tiêu GDP tăng 7,5%.
Rồi, trước khi các đại biểu nhấn nút biểu quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra nhận định, nhiều khả năng năm 2011 vẫn có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2010. Căn cứ ý kiến đa số đại biểu (72,42% qua phiếu xin ý kiến), đề nghị Quốc hội chọn chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2011 là 7 - 7,5% để làm "mục tiêu phấn đấu".
Và, câu chuyện về những chỉ tiêu cụ thể dường như vẫn còn phải tiếp tục tranh luận, dù đã được quyết bởi cơ quan quyền lực cao nhất.
Tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 12 vào cuối tháng 3 năm nay, trình bày công tác nhiệm kỳ 2007 - 2011 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kiến nghị Quốc hội giao cho Chính phủ chịu trách nhiệm chủ động điều chỉnh một số chỉ tiêu cụ thể và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Bởi các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội cũng cần được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với biến động của tình hình.
Ngay tại kỳ họp đó, trao đổi với VnEconomy về kiến nghị này, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng phân tích, thực tế tình hình diễn ra mỗi lúc mỗi khác, phải nhìn thấy trước để mà điều hành. Còn nếu chốt sớm các chỉ tiêu kinh tế (cuối năm ngoái mà chốt cho cả năm sau) thì cũng khó mà chuẩn được, nên nếu trở thành một chỉ tiêu như pháp lệnh rất khó, chỉ có thể định hướng tăng trưởng thôi.
Ông Hùng cũng cho rằng, “mục tiêu tăng trưởng là quan trọng chứ không còn là chính nữa, tăng trưởng nhưng phải bền vững. Muốn tăng trưởng bền vững thì phải ổn định đã, vĩ mô phải ổn, cơ cấu phải ổn thì mới có nền cho tăng trưởng bền vững”.
Liên quan tới con số 7 - 7,5% tăng trưởng GDP đã được Quốc hội thông qua cho năm 2011, ông Hùng cho rằng nếu tập trung vào để đẩy lên được mức ấy thì lạm phát cũng lại lên.
Vì thế, theo ông Hùng, “Chính phủ kiến nghị là đừng chốt chặt quá”.
Trở lại với cuộc họp thẩm tra báo cáo tình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm của Ủy ban Kinh tế, như đã nói, không nhiều đại biểu chú ý đến các con số cụ thể đã được thay đổi tại báo cáo. Mà, chất lượng thực sự của tăng trưởng mới là vấn đề được bàn thảo sôi nổi.
Như đại biểu Lò Văn Muôn (Điện Biên) phát biểu, qua tiếp xúc cử tri thấy rằng, đồng bào dân tộc thiểu số trước đây ít để ý đến CPI, nhưng hiện nay kiến nghị rất nhiều về biến động giá cả hàng hóa.
Đồng tình với phân tích của Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cũng cho rằng không cần thiết phải đề nghị Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng, lạm phát năm 2011 tại kỳ họp tới đây.
Tuy nhiên, Chính phủ dự kiến sẽ điều hành tăng trưởng GDP với tốc độ khoảng 6%, là mức tăng trưởng hợp lý để vừa bảo đảm duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, vừa tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, báo cáo nêu rõ.
Đáng chú ý, bên cạnh GDP, tại bản báo cáo này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhấn mạnh 6 tháng cuối năm cần tập trung chỉ đạo, điều hành để thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản của năm 2011, như: kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 15%, kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 20%, nhập siêu không quá 16%.
Đặc biệt, giảm bội chi ngân sách Nhà nước xuống dưới 5% GDP với mức phấn đấu khoảng 4,8%.
Như vậy, chỉ tiêu tăng trưởng GDP đã giảm so với con số 7 -7,5%, vốn đã được Quốc hội “chốt” tại nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011.
Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thì đã gần gấp hai lần con số được đa số đại biểu Quốc hội nhấn nút thuận cho cả năm 2011 là 7%. Và con số thực tế của gần 6 tháng qua đã vào khoảng 16% so với cùng kỳ năm 2010.
Chỉ tiêu nhập siêu cũng đã được hạ từ không quá 18% xuống 16% kim ngạch xuất khẩu.
Cho rằng Chính phủ đã phát ra tín hiệu điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát và chỉ tiêu tăng trưởng, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm dường như hơi sốt ruột, khi không có mấy ý kiến bàn về vấn đề này tại cuộc họp của Ủy ban Kinh tế cuối tuần qua.
Bởi, theo ông Kiêm, nếu chấp nhận thay đổi chỉ tiêu thì tư tưởng chỉ đạo sẽ khác và các biện pháp cũng sẽ phải đi theo số liệu mới. Bởi vậy, nếu điều chỉnh phải có lý lẽ để đưa ra Quốc hội, không điều chỉnh cũng phải có lý lẽ, ông Kiêm đề nghị.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng, điều hành của Chính phủ phải bám vào nghị quyết của Quốc hội, nhất là mục tiêu tổng quát của năm 2011.
“Ít nhất phải thực hiện cho được tăng ổn định vĩ mô, bảo đảm phúc lợi, an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, còn chỉ tiêu tăng trưởng có thể du di, bằng 6%, trên hay dưới 6 cũng được”, ông Kiên nói.
Cũng theo Phó chủ tịch Kiên, “anh không thể nói hay về kinh tế mà đời sống của dân không được cải thiện, nên phải giữ cho được mục tiêu Quốc hội đã thông qua”.
Hơn một lần nhắc đến sự “thỏa hiệp” khi quyết định các chỉ tiêu cụ thể, Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên nhắc lại ngay từ cuối năm 2010, khi Chính phủ trình chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, nhiều ý kiến đã đề nghị chọn một con số, và đó là con số mang tính “vừa phải”.
“Giằng co mãi rồi cũng chấp nhận thỏa hiệp có hai con số (từ 7 đến 7,5% - PV) để đến bây giờ lại tụt xuống”, ông Kiên phàn nàn.
Tài liệu lưu trữ về kỳ họp Quốc hội cuối năm 2010 cũng cho thấy, thảo luận về tình hình kinh tế, có ý kiến đại biểu đề nghị chỉ nên dự kiến GDP năm 2011 tăng 7%, không nên đặt ra 7 - 7,5% để tránh việc điều chỉnh mục tiêu vào giữa năm.
Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng 2011 là năm đầu tiên thực hiện nghị quyết Đại hội XI của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm (2011 - 2015), nên cần đặt mục tiêu GDP tăng 7,5%.
Rồi, trước khi các đại biểu nhấn nút biểu quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra nhận định, nhiều khả năng năm 2011 vẫn có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2010. Căn cứ ý kiến đa số đại biểu (72,42% qua phiếu xin ý kiến), đề nghị Quốc hội chọn chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2011 là 7 - 7,5% để làm "mục tiêu phấn đấu".
Và, câu chuyện về những chỉ tiêu cụ thể dường như vẫn còn phải tiếp tục tranh luận, dù đã được quyết bởi cơ quan quyền lực cao nhất.
Tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 12 vào cuối tháng 3 năm nay, trình bày công tác nhiệm kỳ 2007 - 2011 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kiến nghị Quốc hội giao cho Chính phủ chịu trách nhiệm chủ động điều chỉnh một số chỉ tiêu cụ thể và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Bởi các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội cũng cần được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với biến động của tình hình.
Ngay tại kỳ họp đó, trao đổi với VnEconomy về kiến nghị này, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng phân tích, thực tế tình hình diễn ra mỗi lúc mỗi khác, phải nhìn thấy trước để mà điều hành. Còn nếu chốt sớm các chỉ tiêu kinh tế (cuối năm ngoái mà chốt cho cả năm sau) thì cũng khó mà chuẩn được, nên nếu trở thành một chỉ tiêu như pháp lệnh rất khó, chỉ có thể định hướng tăng trưởng thôi.
Ông Hùng cũng cho rằng, “mục tiêu tăng trưởng là quan trọng chứ không còn là chính nữa, tăng trưởng nhưng phải bền vững. Muốn tăng trưởng bền vững thì phải ổn định đã, vĩ mô phải ổn, cơ cấu phải ổn thì mới có nền cho tăng trưởng bền vững”.
Liên quan tới con số 7 - 7,5% tăng trưởng GDP đã được Quốc hội thông qua cho năm 2011, ông Hùng cho rằng nếu tập trung vào để đẩy lên được mức ấy thì lạm phát cũng lại lên.
Vì thế, theo ông Hùng, “Chính phủ kiến nghị là đừng chốt chặt quá”.
Trở lại với cuộc họp thẩm tra báo cáo tình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm của Ủy ban Kinh tế, như đã nói, không nhiều đại biểu chú ý đến các con số cụ thể đã được thay đổi tại báo cáo. Mà, chất lượng thực sự của tăng trưởng mới là vấn đề được bàn thảo sôi nổi.
Như đại biểu Lò Văn Muôn (Điện Biên) phát biểu, qua tiếp xúc cử tri thấy rằng, đồng bào dân tộc thiểu số trước đây ít để ý đến CPI, nhưng hiện nay kiến nghị rất nhiều về biến động giá cả hàng hóa.
Đồng tình với phân tích của Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cũng cho rằng không cần thiết phải đề nghị Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng, lạm phát năm 2011 tại kỳ họp tới đây.