Đình chỉ sếp DongA Bank, đưa người BIDV vào điều hành
Ngân hàng Nhà nước chính thức cơ cấu người của BIDV vào trực tiếp điều hành DongA Bank
Một tuần sau quyết định đặt Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DongA Bank) vào diện kiểm soát đặc biệt, ngày 20/8, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục công bố quyết định về cơ cấu lại nhân sự cao cấp tại đây.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chính thức đình chỉ chức danh Tổng giám đốc DongA Bank đối với ông Trần Phương Bình, đình chỉ chức danh Phó tổng giám đốc thường trực đối với bà Nguyễn Thị Ngọc Vân.
Ông Võ Hải Nam, Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tại hội sở chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), được điều động và giao đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc DongA Bank thay ông Bình.
Ông Phạm Thế Nguyên, Phó giám đốc Chi nhánh Sở Giao dịch 2 của BIDV, được điều động và giao đảm nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc DongA Bank thay bà Vân.
Theo báo cáo thường niên của DongA Bank, ông Trần Phương Bình (sinh năm 1959) là người đặt nền móng và dẫn dắt DongA Bank trong suốt 23 năm qua. Ông Bình là người có nhiều kinh nghiệm giảng dạy kinh tế trước khi tham gia điều hành và quản trị ngân hàng; là người tham gia sáng lập Hội Doanh nhân Trẻ Tp.HCM.
Trong một lần trao đổi với báo giới gần đây, ông Bình cho biết dự kiến kế hoạch sẽ tái cơ cấu toàn diện DongA Bank trong khoảng hai năm. Sau khi hoàn tất tái cơ cấu, ông sẽ chuyển giao vị trí điều hành cao cấp cho thế hệ kế cận.
Dữ liệu cập nhật gần nhất cho thấy, ông Trần Phương Bình và các thành viên gia đình ông là nhóm cổ đông có tỷ lệ sở hữu lớn tại DongA Bank, với tỷ lệ sở hữu 9,6%. Ngoài ra, em gái vợ ông Bình cũng là người đại diện cho một tổ chức có tỷ lệ sở hữu 5,4% tại ngân hàng này.
Trước khi có các quyết định, cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã công bố thông tin về kết quả thanh tra toàn diện DongA Bank và quyết định đặt ngân hàng này vào diện kiểm soát đặc biệt.
Kết quả thanh tra cho biết, trong giai đoạn từ năm 2012 trở về trước, DongA Bank đã có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hoạt động của ngân hàng này.
Sau khi những thông tin trên được công bố, hoạt động người dân rút tiền và vàng gửi tại DongA Bank được ghi nhận, song ngân hàng này đủ sức tự cân đối thanh khoản mà chưa cần sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, hay của BIDV - đầu mối được chỉ định hỗ trợ tham gia quản trị điều hành trong giai đoạn kiểm soát đặc biệt.
Nhiều năm qua DongA Bank được biết đến là ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển khá nhanh, đặc biệt trong ứng dụng công nghệ và phát triển dịch vụ. Tuy nhiên, đến năm 2014, những khó khăn bắt đầu bộc lỗ rõ.
Tính đến 31/12/2014, DongA Bank có tổng tài sản 87.108 tỷ đồng, có tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo là 3,76%; lợi nhuận trước thuế năm 2014 chỉ đạt 35 tỷ đồng, chỉ hoàn thành 7% kế hoạch năm.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chính thức đình chỉ chức danh Tổng giám đốc DongA Bank đối với ông Trần Phương Bình, đình chỉ chức danh Phó tổng giám đốc thường trực đối với bà Nguyễn Thị Ngọc Vân.
Ông Võ Hải Nam, Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tại hội sở chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), được điều động và giao đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc DongA Bank thay ông Bình.
Ông Phạm Thế Nguyên, Phó giám đốc Chi nhánh Sở Giao dịch 2 của BIDV, được điều động và giao đảm nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc DongA Bank thay bà Vân.
Theo báo cáo thường niên của DongA Bank, ông Trần Phương Bình (sinh năm 1959) là người đặt nền móng và dẫn dắt DongA Bank trong suốt 23 năm qua. Ông Bình là người có nhiều kinh nghiệm giảng dạy kinh tế trước khi tham gia điều hành và quản trị ngân hàng; là người tham gia sáng lập Hội Doanh nhân Trẻ Tp.HCM.
Trong một lần trao đổi với báo giới gần đây, ông Bình cho biết dự kiến kế hoạch sẽ tái cơ cấu toàn diện DongA Bank trong khoảng hai năm. Sau khi hoàn tất tái cơ cấu, ông sẽ chuyển giao vị trí điều hành cao cấp cho thế hệ kế cận.
Dữ liệu cập nhật gần nhất cho thấy, ông Trần Phương Bình và các thành viên gia đình ông là nhóm cổ đông có tỷ lệ sở hữu lớn tại DongA Bank, với tỷ lệ sở hữu 9,6%. Ngoài ra, em gái vợ ông Bình cũng là người đại diện cho một tổ chức có tỷ lệ sở hữu 5,4% tại ngân hàng này.
Trước khi có các quyết định, cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã công bố thông tin về kết quả thanh tra toàn diện DongA Bank và quyết định đặt ngân hàng này vào diện kiểm soát đặc biệt.
Kết quả thanh tra cho biết, trong giai đoạn từ năm 2012 trở về trước, DongA Bank đã có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hoạt động của ngân hàng này.
Sau khi những thông tin trên được công bố, hoạt động người dân rút tiền và vàng gửi tại DongA Bank được ghi nhận, song ngân hàng này đủ sức tự cân đối thanh khoản mà chưa cần sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, hay của BIDV - đầu mối được chỉ định hỗ trợ tham gia quản trị điều hành trong giai đoạn kiểm soát đặc biệt.
Nhiều năm qua DongA Bank được biết đến là ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển khá nhanh, đặc biệt trong ứng dụng công nghệ và phát triển dịch vụ. Tuy nhiên, đến năm 2014, những khó khăn bắt đầu bộc lỗ rõ.
Tính đến 31/12/2014, DongA Bank có tổng tài sản 87.108 tỷ đồng, có tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo là 3,76%; lợi nhuận trước thuế năm 2014 chỉ đạt 35 tỷ đồng, chỉ hoàn thành 7% kế hoạch năm.