“Đồng Euro có thể tan rã vì khủng hoảng nợ”
Cựu Chủ tịch FED lo ngại, khối Eurozone sẽ không còn là một sau khi EU buộc phải ra tay giải cứu Hy Lạp khỏi khủng hoảng nợ
Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Paul Volcker, bày tỏ sự lo ngại rằng khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) sẽ không còn là một sau khi cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đã buộc Liên minh châu Âu (EU) phải ra tay giải cứu Hy Lạp.
“Một vấn đề lớn chính là nguy cơ rã đám của đồng Euro. Những kỷ luật quan trọng nhất trong chính sách kinh tế và tài chính đã không được tuân thủ ở một số quốc gia sử dụng đồng tiền này”, hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời ông Volcker trong một bài phát biểu tại London, Anh, hôm 13/5.
Nguy cơ lan rộng của khủng hoảng nợ công từ Hy Lạp sang các nước khác trong khối Eurozone như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thời gian qua đã dẫn tới nhiều ý kiến quan ngại về khả năng tiếp tục tồn tại của khối Eurozone.
Sự lo ngại này đã buộc EU thỏa thuận chi gần 1.000 tỷ USD để chặn khủng hoảng. Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ thực hiện can thiệp vào thị trường trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp để tăng cường tính thanh khoản.
Cách đây ít lâu, cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ John Snow và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Norman Lamont cũng cho rằng, khu vực sử dụng đồng Euro có thể phải cần tới một chính sách tài khóa chung để bảo đảm sự tồn tại của đồng tiền chung này.
“Liệu những căng thẳng về kinh tế và tài chính có thể được giải quyết bằng con đường tìm kiếm sự nhất thể lớn hơn, cả về chính trị và kinh tế, trong một châu Âu vốn đã có tính nhất thể hóa cao độ? Tôi hy vọng là vậy”, ông Volcker phát biểu.
Chung quan điểm này với ông Volcker và nhiều chuyên gia khác, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) Mervyn King mới đây cho rằng: “Để đồng Euro có thể tồn tại lâu dài, sự thống nhất về tài khóa ở một số phương diện như chính sách thuế, chính sách chi tiêu công… có thể là cần thiết”.
Tới thời điểm này, thị trường tài chính toàn cầu vẫn tỏ ra lo ngại về tình hình khủng hoảng nợ của Hy Lạp. Trao đổi với Bloomberg hôm 13/5, Giám đốc điều hành ngân hàng Deutsche Bank của Đức, ông Josef Ackermann, cho rằng, Hy Lạp có thể không trả nổi toàn bộ số nợ công đang mang, rằng cuộc khủng hoảng nợ của Athens đòi hỏi những nỗ lực lớn hơn để giải quyết.
Bên cạnh đó, các cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách mà các nước trong Eurozone đưa ra cũng dẫn tới những lo ngại về tác động bất lợi đối với tăng trưởng kinh tế vốn dĩ đang ở trạng thái mong manh của khu vực. Tạp chí Time cho rằng, khủng hoảng nợ đã đặt khối này vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan, giữa hai mục tiêu là chống khủng hoảng và đảm bảo tăng trưởng.
Tuy vậy, giới quan sát và cả châu Âu hiện đều bày tỏ thái độ ủng hộ sự tồn tại của đồng Euro. Theo ông Volcker, để đạt được điều này, cần có sự thay đổi trong cấu trúc chính sách kinh tế của châu Âu. Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách tài khóa chung như đề xuất của giới chuyên gia có thể sẽ không phải là một ý kiến được chào đón ở nhiều quốc gia trong số 16 nước thuộc Eurozone.
“Một vấn đề lớn chính là nguy cơ rã đám của đồng Euro. Những kỷ luật quan trọng nhất trong chính sách kinh tế và tài chính đã không được tuân thủ ở một số quốc gia sử dụng đồng tiền này”, hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời ông Volcker trong một bài phát biểu tại London, Anh, hôm 13/5.
Nguy cơ lan rộng của khủng hoảng nợ công từ Hy Lạp sang các nước khác trong khối Eurozone như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thời gian qua đã dẫn tới nhiều ý kiến quan ngại về khả năng tiếp tục tồn tại của khối Eurozone.
Sự lo ngại này đã buộc EU thỏa thuận chi gần 1.000 tỷ USD để chặn khủng hoảng. Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ thực hiện can thiệp vào thị trường trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp để tăng cường tính thanh khoản.
Cách đây ít lâu, cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ John Snow và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Norman Lamont cũng cho rằng, khu vực sử dụng đồng Euro có thể phải cần tới một chính sách tài khóa chung để bảo đảm sự tồn tại của đồng tiền chung này.
“Liệu những căng thẳng về kinh tế và tài chính có thể được giải quyết bằng con đường tìm kiếm sự nhất thể lớn hơn, cả về chính trị và kinh tế, trong một châu Âu vốn đã có tính nhất thể hóa cao độ? Tôi hy vọng là vậy”, ông Volcker phát biểu.
Chung quan điểm này với ông Volcker và nhiều chuyên gia khác, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) Mervyn King mới đây cho rằng: “Để đồng Euro có thể tồn tại lâu dài, sự thống nhất về tài khóa ở một số phương diện như chính sách thuế, chính sách chi tiêu công… có thể là cần thiết”.
Tới thời điểm này, thị trường tài chính toàn cầu vẫn tỏ ra lo ngại về tình hình khủng hoảng nợ của Hy Lạp. Trao đổi với Bloomberg hôm 13/5, Giám đốc điều hành ngân hàng Deutsche Bank của Đức, ông Josef Ackermann, cho rằng, Hy Lạp có thể không trả nổi toàn bộ số nợ công đang mang, rằng cuộc khủng hoảng nợ của Athens đòi hỏi những nỗ lực lớn hơn để giải quyết.
Bên cạnh đó, các cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách mà các nước trong Eurozone đưa ra cũng dẫn tới những lo ngại về tác động bất lợi đối với tăng trưởng kinh tế vốn dĩ đang ở trạng thái mong manh của khu vực. Tạp chí Time cho rằng, khủng hoảng nợ đã đặt khối này vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan, giữa hai mục tiêu là chống khủng hoảng và đảm bảo tăng trưởng.
Tuy vậy, giới quan sát và cả châu Âu hiện đều bày tỏ thái độ ủng hộ sự tồn tại của đồng Euro. Theo ông Volcker, để đạt được điều này, cần có sự thay đổi trong cấu trúc chính sách kinh tế của châu Âu. Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách tài khóa chung như đề xuất của giới chuyên gia có thể sẽ không phải là một ý kiến được chào đón ở nhiều quốc gia trong số 16 nước thuộc Eurozone.