Dự án lọc dầu 27 tỷ USD: Chủ đầu tư vay 60%
PTT đã cam kết sẽ sử dụng 40% vốn tự có và 60% vốn vay từ các ngân hàng cho dự án lọc dầu Nhơn Hội
Một trong những nội dung quan trọng nhất liên quan đến dự án nhà máy lọc dầu Nhơn Hội chính là cơ cấu nguồn vốn đầu tư đã được nhà đầu tư thống nhất với UNBD tỉnh Bình Định sau cuộc họp mới đây.
Cụ thể, trong tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 27 tỷ USD, nhà đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) cam kết sẽ sử dụng 40% vốn tự có và 60% vốn vay từ các ngân hàng.
Cuộc họp này đã diễn ra trong hai ngày 3 - 4/5, qua đó ngoài vấn đề cơ cấu vốn, hai bên cũng đã thống nhất được các vấn đề như đầu vào của nguyên liệu và đầu ra của sản phẩm; việc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu…
Hai bên cũng thống nhất cuối tháng 5 và đầu tháng 6 này, Bình Định và PTT hoàn thành việc giải trình với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương và xin Chính phủ cho chủ trương để PTT chính thức đầu tư vào dự án quan trọng này, từ đó sẽ lập báo cáo khả thi dự án và các thủ tục chuẩn bị đầu tư khác.
Ngoài ra, trong chuyến đi này, Bình Định cũng sẽ gặp và kêu gọi tập đoàn xi măng Siam, một trong những tập đoàn kinh tế lớn của Thái Lan hiện đang có các dự án đầu tư trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực lọc hóa dầu, đến Bình Định tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Trao đổi với báo giới sau cuộc họp, ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, nói mọi việc đã diễn ra “rất tốt đẹp” và hai bên đã “thể hiện quyết tâm cao trong việc triển khai dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội, qua đó PTT sẽ trở thành một đại gia lọc hóa dầu ở Đông Nam Á”.
Chủ tịch Bình Định cũng cho hay nếu thuận lợi, đến năm 2015, dự án sẽ triển khai công tác khảo sát, tiếp tục lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, đồng thời hoàn tất công tác chuẩn bị để đến năm 2016 khởi công, hướng tới việc đưa nhà máy đi vào hoạt động trong năm 2019.
Theo đề xuất của PTT, nhà máy lọc hóa dầu Nhơn Hội xây dựng trên diện tích 2.000 ha, công suất 660.000 thùng dầu thô/ngày (khoảng 30 triệu tấn/năm) với tổng vốn đầu tư khoảng 27 tỷ USD.
Nguồn dầu thô của nhà máy sẽ được nhập khẩu từ Trung Đông (45%), châu Phi (25%) và 35% còn lại từ Nam - Trung Mỹ. Nhà máy sẽ sản xuất khoảng 11 sản phẩm lọc dầu (LPG, xăng 92, 95, Jet A1, dầu DO,…) và 10 sản phẩm hóa dầu khác gồm LLDPE, Poly-propylene, DEG… Thị trường tiêu thụ sẽ là Việt Nam và một số nước trong khu vực.
Trước đề xuất của PTT, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương không nên đồng ý với dự án này nhằm tránh tình trạng mất cân bằng cung cầu, sau khi Việt Nam đã có một số nhà máy lọc dầu được cấp phép.
Lý do Petro Vietnam đưa ra là theo quy hoạch phát triển ngành dầu khí đến năm 2015 và định hướng đến năm không có dự án lọc dầu Nhơn Hội. Petro Vietnam cho rằng, Nhơn Hội lại rất gần các điểm đã xây dựng và quy hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu như Vũng Rô, Vân Phong, Dung Quất, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn.
Về vấn đề này, ông Lộc nói tỉnh Bình Định sẽ “giải trình thỏa đáng về tính khả thi của dự án, sao cho Chính phủ và các bộ, ngành thấy thuyết phục để dự án được triển khai. Phía PTT cho biết họ cũng sẵn sàng giải trình các vấn đề liên quan đến dự án với các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam”.
“PTT có tổng tài sản lên đến hơn 50 tỉ USD, nên dự án đủ cơ sở tài chính để triển khai dự án này”, ông Lộc nói.
Cụ thể, trong tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 27 tỷ USD, nhà đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) cam kết sẽ sử dụng 40% vốn tự có và 60% vốn vay từ các ngân hàng.
Cuộc họp này đã diễn ra trong hai ngày 3 - 4/5, qua đó ngoài vấn đề cơ cấu vốn, hai bên cũng đã thống nhất được các vấn đề như đầu vào của nguyên liệu và đầu ra của sản phẩm; việc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu…
Hai bên cũng thống nhất cuối tháng 5 và đầu tháng 6 này, Bình Định và PTT hoàn thành việc giải trình với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương và xin Chính phủ cho chủ trương để PTT chính thức đầu tư vào dự án quan trọng này, từ đó sẽ lập báo cáo khả thi dự án và các thủ tục chuẩn bị đầu tư khác.
Ngoài ra, trong chuyến đi này, Bình Định cũng sẽ gặp và kêu gọi tập đoàn xi măng Siam, một trong những tập đoàn kinh tế lớn của Thái Lan hiện đang có các dự án đầu tư trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực lọc hóa dầu, đến Bình Định tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Trao đổi với báo giới sau cuộc họp, ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, nói mọi việc đã diễn ra “rất tốt đẹp” và hai bên đã “thể hiện quyết tâm cao trong việc triển khai dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội, qua đó PTT sẽ trở thành một đại gia lọc hóa dầu ở Đông Nam Á”.
Chủ tịch Bình Định cũng cho hay nếu thuận lợi, đến năm 2015, dự án sẽ triển khai công tác khảo sát, tiếp tục lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, đồng thời hoàn tất công tác chuẩn bị để đến năm 2016 khởi công, hướng tới việc đưa nhà máy đi vào hoạt động trong năm 2019.
Theo đề xuất của PTT, nhà máy lọc hóa dầu Nhơn Hội xây dựng trên diện tích 2.000 ha, công suất 660.000 thùng dầu thô/ngày (khoảng 30 triệu tấn/năm) với tổng vốn đầu tư khoảng 27 tỷ USD.
Nguồn dầu thô của nhà máy sẽ được nhập khẩu từ Trung Đông (45%), châu Phi (25%) và 35% còn lại từ Nam - Trung Mỹ. Nhà máy sẽ sản xuất khoảng 11 sản phẩm lọc dầu (LPG, xăng 92, 95, Jet A1, dầu DO,…) và 10 sản phẩm hóa dầu khác gồm LLDPE, Poly-propylene, DEG… Thị trường tiêu thụ sẽ là Việt Nam và một số nước trong khu vực.
Trước đề xuất của PTT, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương không nên đồng ý với dự án này nhằm tránh tình trạng mất cân bằng cung cầu, sau khi Việt Nam đã có một số nhà máy lọc dầu được cấp phép.
Lý do Petro Vietnam đưa ra là theo quy hoạch phát triển ngành dầu khí đến năm 2015 và định hướng đến năm không có dự án lọc dầu Nhơn Hội. Petro Vietnam cho rằng, Nhơn Hội lại rất gần các điểm đã xây dựng và quy hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu như Vũng Rô, Vân Phong, Dung Quất, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn.
Về vấn đề này, ông Lộc nói tỉnh Bình Định sẽ “giải trình thỏa đáng về tính khả thi của dự án, sao cho Chính phủ và các bộ, ngành thấy thuyết phục để dự án được triển khai. Phía PTT cho biết họ cũng sẵn sàng giải trình các vấn đề liên quan đến dự án với các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam”.
“PTT có tổng tài sản lên đến hơn 50 tỉ USD, nên dự án đủ cơ sở tài chính để triển khai dự án này”, ông Lộc nói.