11:02 18/04/2022

Được định giá 100 tỷ USD, Shein sẽ đi về đâu trước xu thế thời trang bền vững?

Băng Hảo

Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy con người tiêu dùng có ý thức hơn. Khi phải dành nhiều thời gian để ở nhà, họ đánh giá lại tầm quan trọng của sức khỏe và tính bền vững với môi trường…

Thế giới ngày càng yêu thích thời trang đã qua sử dụng (second hand). Dự kiến đến năm 2025, thị trường ngành hàng này sẽ tăng trưởng nhanh gấp 10 lần so với ngành bán lẻ thời trang truyền thống. Theo Channel News Asia, xu hướng này phát triển bởi con người đang dần thay đổi hành vi tiêu dùng, quan tâm đến vấn đề môi trường nhiều hơn.

Tuy nhiên, tại châu Á, người tiêu dùng vẫn có xu hướng yêu thích quần áo mới, theo đuổi các mốt thịnh hành. Đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán, việc mặc quần áo mới còn là cách để người châu Á khởi đầu cho năm mới, cho rằng có thể mang lại may mắn, thịnh vượng. Năm nay, nhiều người dân trên toàn cầu phải thắt chặt chi tiêu do đại dịch, do đó trong thời điểm đầu năm, rất nhiều khách hàng châu Á tìm đến những hãng thời trang nhanh có giá bán rẻ để mua sắm. Từ đó, một số thương hiệu đã hưởng lợi.

"Shein - một công ty thời trang nhanh của Trung Quốc không có bất kỳ một cửa hàng nào đang tiến tới mức định giá lên tới 100 tỷ USD trong vòng gọi vốn tiếp theo. Mức định giá này thậm chí còn cao hơn cả H&M và Zara gộp lại", trang Wall Street Journal gần đây đã đưa tin.

Nếu Shein gọi vốn thành công, thương hiệu thời trang chỉ mới hơn 10 năm tuổi này sẽ có giá trị gấp đôi Fast Retailing - công ty sở hữu thương hiệu Uniqlo, có hơn 2.300 cửa hàng tại 25 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đồng thời cũng đưa Shein trở thành công ty khởi nghiệp (startup) đắt giá thứ ba thế giới, sau ByteDance Ltd - chủ quản TikTok và SpaceX - công ty du lịch tàu vũ trụ của tỷ phú Elon Musk (dữ liệu từ CB Insights). Ngoài ra, định giá của Shein khi đó cũng sẽ lớn hơn cả tổng vốn hoá thị trường của hai "đế chế" Zara ( khoảng 69 tỷ USD) và H&M ( khoảng 23 tỷ USD).

Shein đã thắng thế trong nhóm người tiêu dùng Gen Z tại hơn 100 quốc gia bằng cách tận dụng thế mạnh của thương mại điện tử qua điện thoại.
Shein đã thắng thế trong nhóm người tiêu dùng Gen Z tại hơn 100 quốc gia bằng cách tận dụng thế mạnh của thương mại điện tử qua điện thoại.

Shein được thành lập vào năm 2008, nổi tiếng với dịch vụ bán quần áo rẻ tiền và các mặt hàng phong cách sống. Mỗi ngày sẽ có hơn 2.000 kiểu dáng hàng hóa mới được bổ sung lên web. Thương hiệu hoạt động theo mô hình kinh doanh theo yêu cầu, nghĩa là các mặt hàng quần áo sẽ được phát hành theo từng đợt nhỏ và chỉ được sản xuất hàng loạt nếu chúng được yêu thích.

Trong thời kỳ đại dịch Covid-19, Shein đã cộng tác với nhiều ngôi sao nổi tiếng như Katy Perry, Lil Nas X, Rita Ora... để tạo sức hút lớn với người tiêu dùng thuộc thế hệ Gen Z bên ngoài biên giới Trung Quốc. Nhờ đó, năm ngoái, Shein đã vượt qua Amazon để trở thành ứng dụng mua sắm được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ. Theo một báo cáo của Earnest Research, hãng cũng trở thành nhà bán lẻ thời trang nhanh lớn nhất ở Mỹ tính theo doanh số bán hàng trong tháng 6, vượt qua H&M, Zara và Forever 21.

Shein đã thắng thế trong nhóm người tiêu dùng Gen Z tại hơn 100 quốc gia bằng cách tận dụng thế mạnh dẫn dầu của Trung Quốc trong phong trào thương mại điện tử qua điện thoại. Theo một bài báo phỏng vấn doanh nghiệp tháng 12 năm ngoái, “Shein thử nghiệm hàng ngàn sản phẩm cùng lúc. Từ tháng 7 đến tháng 12, doanh nghiệp cho thêm từ 2.000 đến 1.0000 sản phẩm phong cách riêng biệt vào ứng dụng của mình. Viện nghiên cứu công nghệ bán lẻ Edited khẳntg định rằng tổng lượng sản phẩm sẵn có của Shein vào tháng 6/2021 lên đến hơn nửa triệu, cao hơn cả lượng sản phẩm ba hãng 4 hãng quần áo Asos, Fashion Nova, H&M và Zara cộng lại.

Nhưng thời trang nhanh có những mặt trái nghiêm trọng. Sự tăng trưởng của Shein, mặc dù rất ấn tượng, nhưng phải trả một cái giá đáng kể. Thời trang nhanh đã bị chỉ trích vì tác động của nó vào lượng khí thải toàn cầu, và Shein được coi là một trong những công ty vi phạm nhiều nhất. Khách hàng đã từng gửi hơn 1.100 khiếu nại cho Shein để phàn nàn về quần áo kém chất lượng. 

Được định giá 100 tỷ USD, Shein sẽ đi về đâu trước xu thế thời trang bền vững? - Ảnh 1
Được định giá 100 tỷ USD, Shein sẽ đi về đâu trước xu thế thời trang bền vững? - Ảnh 2
 
Được định giá 100 tỷ USD, Shein sẽ đi về đâu trước xu thế thời trang bền vững? - Ảnh 3
Được định giá 100 tỷ USD, Shein sẽ đi về đâu trước xu thế thời trang bền vững? - Ảnh 4
 

Nhờ vận chuyển hàng không đến khách hàng quốc tế đã trở nên tiết kiệm hơn, các nhà cung ứng của Shein đã chuyển sản phẩm trực tiếp đến khách hàng, vừa tránh được được phí duy trì và vận hành cửa hàng vận lý, vừa tránh được các loại thuế đánh lên hàng vận chuyển thương mại đến các cửa hàng. Những người phê phán Shein cho rằng “lợi thế về thuế” này thực chất là hình thức “né thuế”; rằng thái độ của công ty với sở hữu trí tuệ là đáng khinh bỉ; và rằng mô hình kinh doanh của công ty đang bức hại môi trường cũng như bóc lột công nhân.

Trong một tuyên bố, Shein trả lời rằng họ đang làm việc với các nhà máy sản xuất để cải thiện điều kiện làm việc. Sau đó, một số nhà máy là đối tác của Shein cho biết họ đã đưa ra một số thay đổi để đảm bảo quyền lợi của người lao động. Ngoài ra, Shein còn khẳng định chiến lược sản xuất mục tiêu của họ là giảm chất thải và cải thiện tính bền vững.

Người phát ngôn của Shein nói: "Sử dụng phân tích thời gian thực về xu hướng thời trang, tất cả các sản phẩm của chúng tôi bắt đầu từ những đơn đặt hàng nhỏ từ 100 đến 200 chiếc, trong khi tiêu chuẩn ngành ít nhất là vài nghìn hoặc hàng chục nghìn. Bằng cách đó, chúng tôi ít lãng phí hơn".

Tuy nhiên, các chuyên gia về bền vững cho rằng công ty thời trang nhanh này cần phải làm nhiều việc hơn nữa. Karen Du, người đứng đầu tổ chức thời trang bền vững R.I.S.E có trụ sở tại Thượng Hải cho biết: "Để trở nên bền vững, họ cần phải đại tu mô hình kinh doanh của mình. Họ cần làm cho tính bền vững trở thành thứ mà tất cả người tiêu dùng đều có thể tham gia một cách dễ dàng và thuận tiện. Ít nhất, không nên dùng giá thành rẻ để khuyến khích thái độ mặc một, hai lần rồi bỏ”.