Đường sắt cao tốc: “Mới nghiên cứu, chưa đầu tư”
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nói về việc tái khởi động dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM
“Việc tiếp tục nghiên cứu dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – Tp.HCM là cần thiết để làm rõ hơn những vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm".
Đây là điều được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng khẳng định tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ diễn ra chiều ngày 31/8, khi thông tin dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam được khởi động trở lại đang làm "nóng" dư luận.
Trước đó, trong kỳ họp Quốc hội thứ bảy giữa năm nay, nhiều đại biểu chưa đồng về tính khả thi của dự án này, trong đó các đại biểu lo ngại về cả quy mô, ảnh hưởng, vốn đầu tư, sức chịu đựng của nền kinh tế… mà trong khuôn khổ báo cáo tiền khả thi đã chưa đề cập rõ, ông Dũng giải thích.
Liên quan đến việc khởi động lại dự án, Bộ trưởng Dũng thông tin lại rằng, do Chính phủ nhận thấy việc tiếp tục nghiên cứu dự án đường sắt cao tốc là cần thiết để làm rõ hơn các kiến nghị, mối quan tâm của đại biểu Quốc hội...
“Tuy nhiên, đây mới chỉ là tiếp tục nghiên cứu, lập dự án khả thi chứ Chính phủ chưa có chủ trương, chưa có hành động nào để triển khai đường sắt cao tốc cả”, Bộ trưởng Dũng nói.
Đến thời điểm hiện tại, Bộ Giao thông Vận tải đã tiến hành bàn với JICA (Nhật Bản) để thống nhất đề cương, tổ chức thực hiện các dự án này.
“Sơ bộ đã thống nhất những nội dung chủ yếu và báo cáo Chính phủ cho phép giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với phía Nhật Bản nghiên cứu, cùng với các cơ quan liên quan tham gia chỉ đạo để thực hiện dự án này”, Bộ trưởng cho biết.
Về quyết định khởi động lại dự án ngay sau khi Quốc hội bác không thông qua, người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, việc nghiên cứu lập dự án khả thi phải cần thiết ngay bây giờ, vì thông thường chuẩn bị những dự án như đường sắt cao tốc là rất lâu dài, sau đó, nếu tính toán có hiệu quả mới tính đến đầu tư và trình Quốc hội xem xét có quyết định thông qua hay không.
Hơn nữa, năm tài khóa 2010 - 2011, Việt Nam đã đề nghị với Nhật Bản có nghiên cứu đường sắt Bắc Nam, tập trung vào Hà Nội - Vinh, Tp.HCM - Nha Trang và nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Nội Bài. Trên cơ sở đó, phía Nhật cũng nghiên cứu tài trợ dự án này.
Thông tin từ Bộ trưởng Dũng cũng cho hay, nghiên cứu dự án là không sử dụng vốn trong nước mà sử dụng vốn ODA tài trợ không hoàn lại cho dự án trên để giúp Việt Nam nghiên cứu quy hoạch, chiến lược…
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói thêm, Quốc hội không bác về quan điểm đầu tư xây dựng dự án này mà yêu cầu làm rõ hơn, cụ thể hơn về dự án.
Ông Dũng giải thích, quan điểm của Chính phủ và cá nhân ông đều xác định việc tiếp tục nghiên cứu lập dự án là cần thiết, để làm rõ tính khả thi của dự án.
Cụ thể là phải lên được quy hoạch chi tiết, trên cơ sở đó xác định được mốc giới, mặt bằng để sau đó có điều kiện thực hiện. Thứ hai là đi sâu vào giải pháp công nghệ của dự án. Thứ ba là xác định tương đối chính xác hiệu quả kinh tế mà dự án mang lại. Và cuối cùng là làm rõ tính tác động đến môi trường mà trong tiền khả thi chưa có đánh giá tác động môi trường…
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là khi sử dụng vốn ODA để xây dựng lập dự án thì sau này nếu triển khai có chịu sự ràng buộc về công nghệ, kỹ thuật của Nhật Bản hay không. Ông Dũng khẳng định, sẽ không có mối ràng buộc giữa nghiên cứu và đầu tư. Quyền quyết định là của Việt Nam. Và hiện Chính phủ cũng chưa tính đến chọn nhà đầu tư hay sử dụng công nghệ của nước nào.
Đây là điều được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng khẳng định tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ diễn ra chiều ngày 31/8, khi thông tin dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam được khởi động trở lại đang làm "nóng" dư luận.
Trước đó, trong kỳ họp Quốc hội thứ bảy giữa năm nay, nhiều đại biểu chưa đồng về tính khả thi của dự án này, trong đó các đại biểu lo ngại về cả quy mô, ảnh hưởng, vốn đầu tư, sức chịu đựng của nền kinh tế… mà trong khuôn khổ báo cáo tiền khả thi đã chưa đề cập rõ, ông Dũng giải thích.
Liên quan đến việc khởi động lại dự án, Bộ trưởng Dũng thông tin lại rằng, do Chính phủ nhận thấy việc tiếp tục nghiên cứu dự án đường sắt cao tốc là cần thiết để làm rõ hơn các kiến nghị, mối quan tâm của đại biểu Quốc hội...
“Tuy nhiên, đây mới chỉ là tiếp tục nghiên cứu, lập dự án khả thi chứ Chính phủ chưa có chủ trương, chưa có hành động nào để triển khai đường sắt cao tốc cả”, Bộ trưởng Dũng nói.
Đến thời điểm hiện tại, Bộ Giao thông Vận tải đã tiến hành bàn với JICA (Nhật Bản) để thống nhất đề cương, tổ chức thực hiện các dự án này.
“Sơ bộ đã thống nhất những nội dung chủ yếu và báo cáo Chính phủ cho phép giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với phía Nhật Bản nghiên cứu, cùng với các cơ quan liên quan tham gia chỉ đạo để thực hiện dự án này”, Bộ trưởng cho biết.
Về quyết định khởi động lại dự án ngay sau khi Quốc hội bác không thông qua, người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, việc nghiên cứu lập dự án khả thi phải cần thiết ngay bây giờ, vì thông thường chuẩn bị những dự án như đường sắt cao tốc là rất lâu dài, sau đó, nếu tính toán có hiệu quả mới tính đến đầu tư và trình Quốc hội xem xét có quyết định thông qua hay không.
Hơn nữa, năm tài khóa 2010 - 2011, Việt Nam đã đề nghị với Nhật Bản có nghiên cứu đường sắt Bắc Nam, tập trung vào Hà Nội - Vinh, Tp.HCM - Nha Trang và nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Nội Bài. Trên cơ sở đó, phía Nhật cũng nghiên cứu tài trợ dự án này.
Thông tin từ Bộ trưởng Dũng cũng cho hay, nghiên cứu dự án là không sử dụng vốn trong nước mà sử dụng vốn ODA tài trợ không hoàn lại cho dự án trên để giúp Việt Nam nghiên cứu quy hoạch, chiến lược…
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói thêm, Quốc hội không bác về quan điểm đầu tư xây dựng dự án này mà yêu cầu làm rõ hơn, cụ thể hơn về dự án.
Ông Dũng giải thích, quan điểm của Chính phủ và cá nhân ông đều xác định việc tiếp tục nghiên cứu lập dự án là cần thiết, để làm rõ tính khả thi của dự án.
Cụ thể là phải lên được quy hoạch chi tiết, trên cơ sở đó xác định được mốc giới, mặt bằng để sau đó có điều kiện thực hiện. Thứ hai là đi sâu vào giải pháp công nghệ của dự án. Thứ ba là xác định tương đối chính xác hiệu quả kinh tế mà dự án mang lại. Và cuối cùng là làm rõ tính tác động đến môi trường mà trong tiền khả thi chưa có đánh giá tác động môi trường…
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là khi sử dụng vốn ODA để xây dựng lập dự án thì sau này nếu triển khai có chịu sự ràng buộc về công nghệ, kỹ thuật của Nhật Bản hay không. Ông Dũng khẳng định, sẽ không có mối ràng buộc giữa nghiên cứu và đầu tư. Quyền quyết định là của Việt Nam. Và hiện Chính phủ cũng chưa tính đến chọn nhà đầu tư hay sử dụng công nghệ của nước nào.