FDI và hiệu ứng từ gia nhập WTO
Những chuyển biến kinh tế gần đây, nổi bật nhất là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, đã đẩy làn sóng FDI vào Việt Nam lên cao
Những chuyển biến kinh tế gần đây, nổi bật nhất là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, đã đẩy làn sóng FDI vào Việt Nam lên cao.
Số liệu tổng hợp cho biết, đến nay, dù đã thành công trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tác động tích cực của nó đối với nền kinh tế, nhưng Việt Nam còn có một tiềm năng lớn để thu hút FDI ở mức độ cao hơn nhiều. Điều này đã được minh chứng trong khảo sát triển vọng đầu tư thế giới của UNCTAD 2007-2009, trong đó Việt Nam được xếp thứ 6 trong số nền kinh tế hấp dẫn nhất để đưa FDI vào.
Tiềm năng này có thể trở thành hiện thực nếu Việt Nam tiếp tục có những khuôn khổ và chính sách thích hợp trong thu hút FDI. Có nhiều biểu hiện cho thấy rằng Việt Nam hiện đang đi theo hướng đó với việc nghiêm túc thực hiện các cam kết gia nhập WTO.
Chúng tôi xin giới thiệu những ý kiến đánh giá của các chuyên gia kinh tế cũng như đại diện doanh nghiệp về tác động bước đầu của việc gia nhập WTO đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài; đồng thời cũng đem đến những kiến nghị của họ về các giải pháp hữu hiệu cho việc thu hút nguồn vốn FDI một cách có hiệu quả trong thời gian tới.
Vốn FDI đã tập trung vào lĩnh vực cần thiết
(Ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
"Cùng với việc cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh và tác dụng của việc gia nhập WTO, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2007 tiếp tục có bước đột phá về lượng và có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất.
Năm 2007, tính chung cả cấp mới và tăng vốn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 20,3 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006, gần bằng tổng mức đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua, kể từ khi có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987 đến nay.
Điểm nổi bật trong thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2007 là các dự án đầu tư đã tập trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như các dự án công nghệ cao, khu đô thị mới, hiện đại...Điều này phù hợp với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010.
Sau một năm trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn về kinh tế xã hội và cũng đã và đang tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, những cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư trong và đầu tư nước ngoài. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức WTO cũng đã và đang mở ra những cơ hội mới trong thu hút đầu tư nước ngoài. Cụ thể là:
Trước hết, việc gia nhập WTO đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ và đã được đối xử bình đẳng hơn trong việc thâm nhập thị trường quốc tế, góp phần khắc phục trở ngại về thị trường mà lâu nay các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường gặp phải. Điều đó đã tạo điều kiện thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam để xuất khẩu ra thế giới.
Thứ 2, Việt Nam cam kết mở cửa 11/12 ngành dịch vụ, gồm 110 phân ngành theo quy định của WTO, trong đó có một số ngành quan trọng như: các dịch vụ viễn thông, phân phối, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, vận tải, bảo hộ sở hữu trí tuệ...
Điều đó đã tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tại Việt Nam và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư lâu dài ở Việt Nam.
Thứ ba, việc gia nhập WTO cũng đòi hỏi Việt Nam tiếp tục xây dựng môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn. Việt Nam đã cam kết kể từ khi gia nhập WTO sẽ tuân thủ toàn bộ các hiệp định quan trọng của WTO liên quan đến chính sách tài chính, tiền tệ, doanh nghiệp nhà nước, quyền kinh doanh, trợ cấp, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs), tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO (trừ một số ngoại lệ), loại bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu, bãi bỏ chế độ hai giá, bãi bỏ áp dụng tỉ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...
Điều này (được thể hiện trong Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới cùng các văn bản hướng dẫn) sẽ thúc đẩy mở cửa các ngành kinh tế và tăng tính hấp dẫn của Việt Nam đối với đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, việc gia nhập WTO tạo điều kiện thúc đẩy nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế của doanh nghiệp và của sản phẩm Việt Nam. Đồng thời, việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO cũng tạo thêm lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Có thể khẳng định rằng, việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO tiếp tục có tác động lớn làm cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao trong năm 2007 và sẽ tiếp tục tăng trưởng những năm tiếp theo. Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng dự án đầu tư nước ngoài cũng như về vốn đăng ký mới, các dự án đầu tư mới trong thời gian tới sẽ hướng dần đến những ngành, lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu, tạo việc làm, các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng.
Hiện Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị các điều kiện thuận lợi nhất cho việc thu hút ở mức cao nhất và sử dụng có hiệu quả nhất dòng vốn đầu tư nước ngoài đang tăng mạnh tại Việt Nam, trong đó có việc thực hiện có hiệu quả và đúng lộ trình các cam kết song phương và đa phương trong quá trình hội nhập quốc tế; tiếp tục hoàn thiện cơ chế thị trường, cải cách thủ tục hành chính, hệ thống tài chính, ngân hàng; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khắc phục các yếu kém về kết cấu hạ tầng và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ."
Nhà đầu tư đã thấy an tâm
(Ông Kyoshiro Ichikawa, Chuyên gia tư vấn đầu tư, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JICA)
"Sau một thời gian dài nỗ lực, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO từ tháng 1/2007, đó là một tiến trình lớn lao của Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Môi trường đầu tư cũng được cải thiện với nhiều trọng tâm trong việc thu hút đầu tư vào Việt Nam.
Năm 2007, số lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là 1.445 dự án, tăng gấp đôi so với năm 2006. Tổng số tiền đầu tư (bao gồm cả các khoản đầu tư mới, đầu tư mở rộng) là 20,3 tỷ USD, đây là con số lớn nhất cho tới nay. Những con số này cho thấy sự lớn mạnh ngạc nhiên của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2007.
Về đầu tư của nước Nhật trong năm 2007, tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam lên đến 1,4 tỷ USD, gần như tương đương với số vốn đầu tư năm 2006. Thêm vào đó, số lượng các dự án đầu tư mới là 158, cao hơn năm 2006, năm 2006 là 146 dự án, và đây là con số cao nhất cho tới nay. Điều này cũng cho thấy những đánh giá cao của các doanh nghiệp Nhật Bản hướng tới môi trường đầu tư vào Việt Nam cũng như sự quan tâm của họ vào Việt Nam.
Cho đến ngày 22/12/2007, tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam đã lên đến 9 tỷ USD cùng với 930 dự án. Trong đó, số vốn đã sử dụng là 4,9 tỷ USD, tính theo tỷ lệ tiêu dùng vốn, Nhật Bản được xếp hàng đầu.
Theo tôi, sự kiện đầu tư vào Việt Nam tăng lên một cách đột ngột, điều này rất khó để đánh giá và phán đoán được những công lao và khuyết điểm chỉ sau một năm gia nhập WTO.
Trong tương lai gần, nếu xác định được những lợi nhuận trong việc gia nhập WTO, các nhà đầu tư sẽ cảm thấy an toàn để thực hiện các hoạt động đầu tư và sẽ cân nhắc xúc tiến đầu tư vào Việt Nam. Điều này chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho Việt Nam.
Trong suốt quá trình gia nhập WTO, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn để đàm phán với các nước thành viên của WTO và cải thiện hệ thống pháp lý phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế được thiết lập bởi WTO như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp…
Trong thời gian tới, Việt Nam nên chú ý nhiều hơn những vấn đề sau đây:
Hoàn thiện những việc chuyển giao như mở các lĩnh vực về dịch vụ (vận tải thương mại,...); duy trì và thực hiện khuyến khích về thuế với những máy móc công nghiệp kỹ thuật cao, cân nhắc lại về thuế với những máy móc ứng dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu; chắt lọc những mối quan hệ giữa WTO và những thoả thuận đầu tư song phương với các nước khác; cải thiện giáo dục và hệ thống đào tạo để đẩy mạnh những kỹ sư và công nhân tay nghề cao.
Tôi mong Việt Nam sớm công bố chính thức những quy định chi tiết, cụ thể là những nghị định thi hành, trên cơ sở đó để cân nhắc hoàn chỉnh dự luật gia nhập WTO.
Bên cạnh đó, trong khi thiết lập dự thảo hoàn chỉnh cho Việt Nam khi gia nhập WTO, những chuyên gia giỏi địa phương liên quan đến các vấn đề đầu tư được đề nghị phải có thẩm quyền để tuyên bố rằng Việt Nam nên thực hiện.
Sự kiện “Sáng kiến liên kết Nhật Bản - Việt Nam” được ký kết giữa Nhật Bản và Việt Nam, những doanh nghiệp Nhật Bản, là những đối tác đầu tư rất quan trọng của Việt Nam, cũng đề nghị đến những vai trò lớn lao của các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực đầu tư, nắm giữ nhiều trọng trách với chính quyền địa phương và để thiết lập cơ cấu và tổ chức trong đó tạo dựng cho các nhà đầu tư cảm giác an toàn khi quyết định đầu tư vào nước này."
Việt Nam tiếp tục là điểm đầu tư hấp dẫn
(Ông Kim Won Ho, Giám đốc Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Hà Nội - Kotra Hà Nội)
"Năm ngoái, Việt Nam đã gia nhập WTO và Hiệp định tự do thương mại Hàn Quốc-ASEAN đã có hiệu lực và Việt Nam đã trở thành một đất nước quan trọng đóng vai trò ngày càng tăng, cũng như trở thành thành viên tin cậy của nền kinh tế thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tính đến nay đã đạt 83 tỉ USD với 8590 dự án tính đến tháng 12/2007.
Năm vừa qua, khoảng 50 nền kinh tế thế giới đã đầu tư hơn 20 tỉ USD vào Việt Nam. FDI đã tăng mạnh, gấp đôi so với giai đoạn vừa qua chỉ trong vòng năm ngoái mà thối. Trong số 50 nền kinh tế đầu tư vào Việt Nam thì Hàn Quốc là quốc gia đứng đầu về FDI tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 13 tỉ USD với 1837 dự án tính đến tháng 12/2007.
Chỉ riêng trong năm 2007, Hàn Quốc đã đăng ký 4,4 tỉ USD tăng 1,5 lần so với 2006 và giữ vị trí FDI hàng đầu tại Việt Nam cả về số lượng dự án và số vốn đầu tư. Trong lĩnh vực bất động sản và công nghiệp chủ chốt khác như năng lượng, hoá chất, hoá dầu, sản xuất thép... và trong những năm tới Việt Nam sẽ còn tiếp tục chứng kiến sự tăng vọt của FDI bởi vì với một môi trường kinh tế-xã hội-chính trị ổn định.
Việt Nam có những lợi thế về nhân công giá rẻ, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện cũng như vị trí địa lí nằm ở trung tâm ASEAN. Ngay ở Việt Nam cũng như ở các nước, người ta đều nhất trí rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Và sự hội nhập vào WTO sẽ định hướng cho Việt Nam trên con đường mở cửa thị trường của mình cho các công ty nước ngoài.
Với các doanh nghiệp Hàn Quốc vai trò và tầm quan trọng của Việt Nam ngày càng tăng. Và để tận dụng những cơ hội này, những nhà đầu tư tiềm năng của Hàn Quốc ngay từ bây giờ cũng đang quan tâm và tập trung chủ yếu ở Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc chắc chắn sẽ tạo nên động lực mới để thu hút hơn nữa sự quan tâm của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Ngày càng nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc đang xem Việt Nam như một địa điểm đầu tư đầy hấp dẫn cho nguồn vốn của họ.
Tất nhiên sự thay đổi môi trường đầu tư kinh doanh của Trung Quốc cũng sẽ trở thành một trong những đóng góp đối với việc thu hút hơn nữa các công ty nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.
Tuy nhiên, cũng có những vấn đề cần phải giải quyết. Tôi nghĩ trở ngại đầu tiên đối với các dự án đầu tư ngày càng tăng ở Việt Nam chính là năng lực cơ sở hạ tầng của Việt Nam rất thấp. Các nhà đầu tư Hàn Quốc lo lắng về tình trạng hệ thống giao thông vận tải của Việt Nam hiện nay, thiếu hụt điện năng cũng như quá trình giải phóng mặt bằng, thu hồi đất còn chậm. Các yêu cầu của chúng tôi về cơ sở hạ tầng về mặt thông tin chưa được giải quyết đầy đủ. Vấn đề này sẽ dẫn đến việc giải ngân chậm các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Yếu tố thứ hai là giá cả về cung cấp điện nước, các dịch vụ công của Việt Nam hiện nay như chi phí thuê đất, điện, viễn thông tăng nhanh trong một thời gian ngắn. Yếu tố này cũng ảnh hưởng đến thu hút FDI, đặc biệt ở các thành phố lớn, nó làm cho các nhà đầu tư nước ngoài không cảm thấy thoải mái khi ở Việt Nam.
Yếu tố thứ ba tôi muốn nói đó là nguồn nhân lực của Việt Nam. Hiện nay chúng tôi đang gặp phải vấn đề công nhân thành thạo tiếng Anh còn rất kém, đặc biệt ở các vùng ngoại ô. Vấn đề khác nữa là thông tin về Việt Nam. Đặc biệt là những thông tin đúng về Việt Nam. Đôi khi luật pháp của Việt Nam được giải nghĩa và hiểu theo nhiều cách khác nhau. Do đó, tôi nghĩ rằng quá trình trao đổi thông tin cần được tăng cường hơn nữa trong tương lai.
Nếu Việt Nam cải thiện tốt môi trường đầu tư của mình thì các nhà đầu tư khác cũng sẽ mời gọi những người bạn của họ đầu tư vào các công ty của Việt Nam. Do vậy, chúng tôi hi vọng Việt Nam sẽ cải thiện tình hình đầu tư và môi trường kinh doanh trong thời gian tới để chúng tôi có thể tiếp tục đi cùng các bạn trên con đường phát triển."
5 lợi thế của thị trường Việt Nam
(Ông Carlos Nascimento, Phó tổng giám đốc Công ty Liên doanh Phát triển Đình Vũ)
"Việt Nam có 5 lợi thế mà các nhà đầu tư có thể xem xét đầu tư.
Thứ nhất là môi trường kinh tế thuận lợi. Năm 2007 , FDI tăng gần 70% so với 2006 đạt 20,3 tỉ USD. Một trong những lợi thế để đạt được thành tích trên, đó là chính sách và luật lệ thu hút FDI.
Việt Nam tham gia WTO đã thu hút sự chú ý vào Việt Nam. Ngay như Công ty Đình Vũ, năm 2006 chỉ có 13 nhà đầu tư với 120 triệu USD thì năm 2007 chúng tôi đã có 24 nhà đầu tư với vốn đầu tư 400 triệu USD. Hiện nay, chúng tôi đang đàm phán với một trong năm công ty lớn nhất thế giới. Khi họ đầu tư vào Đình Vũ sẽ thu hút các nhà đầu tư khác.
Thứ hai là quy hoạch vùng, đặc biệt là quy hoạch khu công nghiệp của Việt Nam hiện rất tốt; đưa ra nhiều khu công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, khu công nghiệp là một công cụ tốt đối với họ, mọi thứ đều có sẵn ở đó, chính sách một cửa, sẵn điện, đất. Các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng ký được hợp đồng, đỡ nhức đầu. Nếu đầu tư ra ngoài khu công nghiệp sẽ phức tạp hơn.
May mắn cho chúng tôi, Đình Vũ có vị trí tốt, chúng tôi tập trung vào ngành hoá dầu, công nghiệp nặng. Ngoài ra, miễn thuế, giảm thuế cũng là lợi thế, điều kiện dễ dàng hơn về thủ tục hành chính trong khu công nghiệp. Nhưng nếu chúng ta không kết nối với các nước để thúc đẩy xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư có thể xuất khẩu, nhập khẩu thì sẽ đánh mất dần tính hấp dẫn của khu công nghiệp.
Thứ ba, điều quan trọng là hạ tầng cơ sở, các tiện ích đem lại cho nhà đầu tư. Phải ghi nhận rằng đã có những cải thiện ở Việt Nam, Việt Nam đang xử lí những vấn đề này như xây cầu, đường rất nhiều ở Hà Nội và Tp.HCM. Nhìn vào quy hoạch của Chính phủ Việt Nam, kế hoạch xây dựng 30 cảng biển trong vòng 20 năm tới có thể làm được vì Việt Nam có bờ biển dài.
Một vấn đề khác tôi muốn nói đến là nguồn nhân lực. Đây là một lợi thế của Việt Nam. Nhân lực Việt Nam ham học hỏi, chăm chỉ, và có tâm lí tốt. Các nhà đầu tư nước ngoài khi đến cũng rất thích thú. Tuy nhiên, cũng có vấn đề đặt ra là thiếu các lao động có kỹ năng. Dó đó Việt Nam cần đầu tư hơn nữa vào trường đào tạo nghề, trường đại học để đào tạo ra các nhà quản lí.
Vấn đề cuối cùng là khuôn khổ pháp lý, thủ tục hành chính tại Việt Nam, tôi nghĩ cần cải thiện hơn nữa, tất nhiên cũng đã có những thay đổi về Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp nhưng vẫn còn có khoảng trống gây khó khăn cho nhà đầu tư.
Ví dụ khi làm việc với Sở Môi trường liên quan đến Luật Đất đai, người ta lại giải thích Luật Đất đai không chính xác. ở đây có vấn đề luật một đường đôi khi thực hiện luật ở cấp địa phương lại một đường. Hay liên quan đến WTO, có những luật, quy chế cần phải cải tiến hơn nữa. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã cam kết giải quyết vấn đề này mạnh mẽ."
Nhân lực Việt Nam rất có năng lực
(Ông Lowell Gettman, Trưởng đại diện Khu vực Đông Nam Á, tập đoàn tài chính LLC)
"Quan hệ kinh tế song phương Việt-Mỹ đã được cải thiện kể từ khi Hiệp định Thương mại song phương (BTA) được ký kết sau 6 năm đàm phán. BTA được xây dựng trên cơ sở WTO đã trở thành trụ cột quan trọng để Việt Nam là thành viên WTO. Nỗ lực bình thường hoá này đã được hiện thực khi Tổng thống Bush ký sắc lệnh về PNTR với Việt Nam vào tháng 12/2006. Khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO ngày 11/1/2007, Mỹ đã loại bỏ quota về hàng dệt may. Tháng 6/2007 hai bên cũng ký Hiệp định thương mại và đầu tư (TIFA).
Khủng hoảng tài chính châu Á đã quá xa với chúng ta. Việt Nam hiện nay đang mong muốn có sự thành công trong việc tham gia WTO. Xuất khẩu tăng mạnh mẽ. Nền kinh tế bùng nổ. Khu vực sản xuất và dịch vụ đã giúp cho đất nước phát triển với mức độ nhanh nhất kể từ năm 1996, đạt 8,2% năm 2006 và 8,5% năm 2007; FDI nhảy từ 12 tỉ USD năm 2006 lên một con số kinh ngạc 20,3 tỉ vào năm ngoái.
Chỉ trong một năm mà có sự nhảy vọt này là nhờ vào những nhà sản xuất hàng đầu về điện tử. Họ đã tận dụng lợi thế về giá nhân công rẻ của Việt Nam. Việt Nam đang trở thành địa chỉ đầu tư mới trên thế giới. Chính phủ tiếp tục cam kết mạnh mẽ cải cách kinh tế, tăng trưởng công nghiệp, khu vực sản xuất đang thực hiện tốt.
Việt Nam cũng trở thành nơi nổi tiếng cho khách du lịch nước ngoài. Tất nhiên cũng có những thách thức mà Việt Nam gặp phải trong những năm tới. Đó là những tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với vấn đề y tế, sức khoẻ, đào tạo giáo dục, đô thị hoá...
Việt Nam có dân số trẻ, 58% dân số Việt Nam dưới 30 tuổi. Đến năm 2020, Việt Nam sẽ vượt qua Nhật Bản để trở thành nước đông dân thứ 4 ở châu Á. Lực lượng trung lưu ở thành thị cũng nổi lên. Như vậy, chúng ta thấy người Việt Nam đang rất lạc quan tin tưởng vào tương lai. Hơn thế nữa, người Việt Nam có kiến thức, rất có năng lực để tiếp cận với công nghệ mới.
Tuy nhiên, hạ tầng cơ sở đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, chúng ta phải có cơ sở hạ tầng được xây dựng trên cơ sở sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất.
Để hỗ trợ cho cơ quan cấp trung ương và địa phương, những doanh nghiệp nhà nước và tư nhân chúng tôi đã đến Việt Nam, đại diện cho quỹ tài chính LLC của Mỹ ở Đông Nam Á. Chúng tôi cung cấp vốn, các khoản vay cho các công ty đầu tư vào những thị trường mới nổi, hỗ trợ cho các công ty đầu tư vào đất đai, xây dựng nhà máy, kể cả trong thị trường chứng khoán."
Số liệu tổng hợp cho biết, đến nay, dù đã thành công trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tác động tích cực của nó đối với nền kinh tế, nhưng Việt Nam còn có một tiềm năng lớn để thu hút FDI ở mức độ cao hơn nhiều. Điều này đã được minh chứng trong khảo sát triển vọng đầu tư thế giới của UNCTAD 2007-2009, trong đó Việt Nam được xếp thứ 6 trong số nền kinh tế hấp dẫn nhất để đưa FDI vào.
Tiềm năng này có thể trở thành hiện thực nếu Việt Nam tiếp tục có những khuôn khổ và chính sách thích hợp trong thu hút FDI. Có nhiều biểu hiện cho thấy rằng Việt Nam hiện đang đi theo hướng đó với việc nghiêm túc thực hiện các cam kết gia nhập WTO.
Chúng tôi xin giới thiệu những ý kiến đánh giá của các chuyên gia kinh tế cũng như đại diện doanh nghiệp về tác động bước đầu của việc gia nhập WTO đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài; đồng thời cũng đem đến những kiến nghị của họ về các giải pháp hữu hiệu cho việc thu hút nguồn vốn FDI một cách có hiệu quả trong thời gian tới.
Vốn FDI đã tập trung vào lĩnh vực cần thiết
(Ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
"Cùng với việc cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh và tác dụng của việc gia nhập WTO, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2007 tiếp tục có bước đột phá về lượng và có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất.
Năm 2007, tính chung cả cấp mới và tăng vốn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 20,3 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006, gần bằng tổng mức đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua, kể từ khi có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987 đến nay.
Điểm nổi bật trong thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2007 là các dự án đầu tư đã tập trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như các dự án công nghệ cao, khu đô thị mới, hiện đại...Điều này phù hợp với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010.
Sau một năm trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn về kinh tế xã hội và cũng đã và đang tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, những cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư trong và đầu tư nước ngoài. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức WTO cũng đã và đang mở ra những cơ hội mới trong thu hút đầu tư nước ngoài. Cụ thể là:
Trước hết, việc gia nhập WTO đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ và đã được đối xử bình đẳng hơn trong việc thâm nhập thị trường quốc tế, góp phần khắc phục trở ngại về thị trường mà lâu nay các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường gặp phải. Điều đó đã tạo điều kiện thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam để xuất khẩu ra thế giới.
Thứ 2, Việt Nam cam kết mở cửa 11/12 ngành dịch vụ, gồm 110 phân ngành theo quy định của WTO, trong đó có một số ngành quan trọng như: các dịch vụ viễn thông, phân phối, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, vận tải, bảo hộ sở hữu trí tuệ...
Điều đó đã tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tại Việt Nam và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư lâu dài ở Việt Nam.
Thứ ba, việc gia nhập WTO cũng đòi hỏi Việt Nam tiếp tục xây dựng môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn. Việt Nam đã cam kết kể từ khi gia nhập WTO sẽ tuân thủ toàn bộ các hiệp định quan trọng của WTO liên quan đến chính sách tài chính, tiền tệ, doanh nghiệp nhà nước, quyền kinh doanh, trợ cấp, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs), tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO (trừ một số ngoại lệ), loại bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu, bãi bỏ chế độ hai giá, bãi bỏ áp dụng tỉ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...
Điều này (được thể hiện trong Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới cùng các văn bản hướng dẫn) sẽ thúc đẩy mở cửa các ngành kinh tế và tăng tính hấp dẫn của Việt Nam đối với đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, việc gia nhập WTO tạo điều kiện thúc đẩy nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế của doanh nghiệp và của sản phẩm Việt Nam. Đồng thời, việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO cũng tạo thêm lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Có thể khẳng định rằng, việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO tiếp tục có tác động lớn làm cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao trong năm 2007 và sẽ tiếp tục tăng trưởng những năm tiếp theo. Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng dự án đầu tư nước ngoài cũng như về vốn đăng ký mới, các dự án đầu tư mới trong thời gian tới sẽ hướng dần đến những ngành, lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu, tạo việc làm, các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng.
Hiện Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị các điều kiện thuận lợi nhất cho việc thu hút ở mức cao nhất và sử dụng có hiệu quả nhất dòng vốn đầu tư nước ngoài đang tăng mạnh tại Việt Nam, trong đó có việc thực hiện có hiệu quả và đúng lộ trình các cam kết song phương và đa phương trong quá trình hội nhập quốc tế; tiếp tục hoàn thiện cơ chế thị trường, cải cách thủ tục hành chính, hệ thống tài chính, ngân hàng; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khắc phục các yếu kém về kết cấu hạ tầng và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ."
Nhà đầu tư đã thấy an tâm
(Ông Kyoshiro Ichikawa, Chuyên gia tư vấn đầu tư, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JICA)
"Sau một thời gian dài nỗ lực, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO từ tháng 1/2007, đó là một tiến trình lớn lao của Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Môi trường đầu tư cũng được cải thiện với nhiều trọng tâm trong việc thu hút đầu tư vào Việt Nam.
Năm 2007, số lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là 1.445 dự án, tăng gấp đôi so với năm 2006. Tổng số tiền đầu tư (bao gồm cả các khoản đầu tư mới, đầu tư mở rộng) là 20,3 tỷ USD, đây là con số lớn nhất cho tới nay. Những con số này cho thấy sự lớn mạnh ngạc nhiên của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2007.
Về đầu tư của nước Nhật trong năm 2007, tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam lên đến 1,4 tỷ USD, gần như tương đương với số vốn đầu tư năm 2006. Thêm vào đó, số lượng các dự án đầu tư mới là 158, cao hơn năm 2006, năm 2006 là 146 dự án, và đây là con số cao nhất cho tới nay. Điều này cũng cho thấy những đánh giá cao của các doanh nghiệp Nhật Bản hướng tới môi trường đầu tư vào Việt Nam cũng như sự quan tâm của họ vào Việt Nam.
Cho đến ngày 22/12/2007, tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam đã lên đến 9 tỷ USD cùng với 930 dự án. Trong đó, số vốn đã sử dụng là 4,9 tỷ USD, tính theo tỷ lệ tiêu dùng vốn, Nhật Bản được xếp hàng đầu.
Theo tôi, sự kiện đầu tư vào Việt Nam tăng lên một cách đột ngột, điều này rất khó để đánh giá và phán đoán được những công lao và khuyết điểm chỉ sau một năm gia nhập WTO.
Trong tương lai gần, nếu xác định được những lợi nhuận trong việc gia nhập WTO, các nhà đầu tư sẽ cảm thấy an toàn để thực hiện các hoạt động đầu tư và sẽ cân nhắc xúc tiến đầu tư vào Việt Nam. Điều này chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho Việt Nam.
Trong suốt quá trình gia nhập WTO, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn để đàm phán với các nước thành viên của WTO và cải thiện hệ thống pháp lý phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế được thiết lập bởi WTO như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp…
Trong thời gian tới, Việt Nam nên chú ý nhiều hơn những vấn đề sau đây:
Hoàn thiện những việc chuyển giao như mở các lĩnh vực về dịch vụ (vận tải thương mại,...); duy trì và thực hiện khuyến khích về thuế với những máy móc công nghiệp kỹ thuật cao, cân nhắc lại về thuế với những máy móc ứng dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu; chắt lọc những mối quan hệ giữa WTO và những thoả thuận đầu tư song phương với các nước khác; cải thiện giáo dục và hệ thống đào tạo để đẩy mạnh những kỹ sư và công nhân tay nghề cao.
Tôi mong Việt Nam sớm công bố chính thức những quy định chi tiết, cụ thể là những nghị định thi hành, trên cơ sở đó để cân nhắc hoàn chỉnh dự luật gia nhập WTO.
Bên cạnh đó, trong khi thiết lập dự thảo hoàn chỉnh cho Việt Nam khi gia nhập WTO, những chuyên gia giỏi địa phương liên quan đến các vấn đề đầu tư được đề nghị phải có thẩm quyền để tuyên bố rằng Việt Nam nên thực hiện.
Sự kiện “Sáng kiến liên kết Nhật Bản - Việt Nam” được ký kết giữa Nhật Bản và Việt Nam, những doanh nghiệp Nhật Bản, là những đối tác đầu tư rất quan trọng của Việt Nam, cũng đề nghị đến những vai trò lớn lao của các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực đầu tư, nắm giữ nhiều trọng trách với chính quyền địa phương và để thiết lập cơ cấu và tổ chức trong đó tạo dựng cho các nhà đầu tư cảm giác an toàn khi quyết định đầu tư vào nước này."
Việt Nam tiếp tục là điểm đầu tư hấp dẫn
(Ông Kim Won Ho, Giám đốc Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Hà Nội - Kotra Hà Nội)
"Năm ngoái, Việt Nam đã gia nhập WTO và Hiệp định tự do thương mại Hàn Quốc-ASEAN đã có hiệu lực và Việt Nam đã trở thành một đất nước quan trọng đóng vai trò ngày càng tăng, cũng như trở thành thành viên tin cậy của nền kinh tế thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tính đến nay đã đạt 83 tỉ USD với 8590 dự án tính đến tháng 12/2007.
Năm vừa qua, khoảng 50 nền kinh tế thế giới đã đầu tư hơn 20 tỉ USD vào Việt Nam. FDI đã tăng mạnh, gấp đôi so với giai đoạn vừa qua chỉ trong vòng năm ngoái mà thối. Trong số 50 nền kinh tế đầu tư vào Việt Nam thì Hàn Quốc là quốc gia đứng đầu về FDI tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 13 tỉ USD với 1837 dự án tính đến tháng 12/2007.
Chỉ riêng trong năm 2007, Hàn Quốc đã đăng ký 4,4 tỉ USD tăng 1,5 lần so với 2006 và giữ vị trí FDI hàng đầu tại Việt Nam cả về số lượng dự án và số vốn đầu tư. Trong lĩnh vực bất động sản và công nghiệp chủ chốt khác như năng lượng, hoá chất, hoá dầu, sản xuất thép... và trong những năm tới Việt Nam sẽ còn tiếp tục chứng kiến sự tăng vọt của FDI bởi vì với một môi trường kinh tế-xã hội-chính trị ổn định.
Việt Nam có những lợi thế về nhân công giá rẻ, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện cũng như vị trí địa lí nằm ở trung tâm ASEAN. Ngay ở Việt Nam cũng như ở các nước, người ta đều nhất trí rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Và sự hội nhập vào WTO sẽ định hướng cho Việt Nam trên con đường mở cửa thị trường của mình cho các công ty nước ngoài.
Với các doanh nghiệp Hàn Quốc vai trò và tầm quan trọng của Việt Nam ngày càng tăng. Và để tận dụng những cơ hội này, những nhà đầu tư tiềm năng của Hàn Quốc ngay từ bây giờ cũng đang quan tâm và tập trung chủ yếu ở Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc chắc chắn sẽ tạo nên động lực mới để thu hút hơn nữa sự quan tâm của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Ngày càng nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc đang xem Việt Nam như một địa điểm đầu tư đầy hấp dẫn cho nguồn vốn của họ.
Tất nhiên sự thay đổi môi trường đầu tư kinh doanh của Trung Quốc cũng sẽ trở thành một trong những đóng góp đối với việc thu hút hơn nữa các công ty nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.
Tuy nhiên, cũng có những vấn đề cần phải giải quyết. Tôi nghĩ trở ngại đầu tiên đối với các dự án đầu tư ngày càng tăng ở Việt Nam chính là năng lực cơ sở hạ tầng của Việt Nam rất thấp. Các nhà đầu tư Hàn Quốc lo lắng về tình trạng hệ thống giao thông vận tải của Việt Nam hiện nay, thiếu hụt điện năng cũng như quá trình giải phóng mặt bằng, thu hồi đất còn chậm. Các yêu cầu của chúng tôi về cơ sở hạ tầng về mặt thông tin chưa được giải quyết đầy đủ. Vấn đề này sẽ dẫn đến việc giải ngân chậm các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Yếu tố thứ hai là giá cả về cung cấp điện nước, các dịch vụ công của Việt Nam hiện nay như chi phí thuê đất, điện, viễn thông tăng nhanh trong một thời gian ngắn. Yếu tố này cũng ảnh hưởng đến thu hút FDI, đặc biệt ở các thành phố lớn, nó làm cho các nhà đầu tư nước ngoài không cảm thấy thoải mái khi ở Việt Nam.
Yếu tố thứ ba tôi muốn nói đó là nguồn nhân lực của Việt Nam. Hiện nay chúng tôi đang gặp phải vấn đề công nhân thành thạo tiếng Anh còn rất kém, đặc biệt ở các vùng ngoại ô. Vấn đề khác nữa là thông tin về Việt Nam. Đặc biệt là những thông tin đúng về Việt Nam. Đôi khi luật pháp của Việt Nam được giải nghĩa và hiểu theo nhiều cách khác nhau. Do đó, tôi nghĩ rằng quá trình trao đổi thông tin cần được tăng cường hơn nữa trong tương lai.
Nếu Việt Nam cải thiện tốt môi trường đầu tư của mình thì các nhà đầu tư khác cũng sẽ mời gọi những người bạn của họ đầu tư vào các công ty của Việt Nam. Do vậy, chúng tôi hi vọng Việt Nam sẽ cải thiện tình hình đầu tư và môi trường kinh doanh trong thời gian tới để chúng tôi có thể tiếp tục đi cùng các bạn trên con đường phát triển."
5 lợi thế của thị trường Việt Nam
(Ông Carlos Nascimento, Phó tổng giám đốc Công ty Liên doanh Phát triển Đình Vũ)
"Việt Nam có 5 lợi thế mà các nhà đầu tư có thể xem xét đầu tư.
Thứ nhất là môi trường kinh tế thuận lợi. Năm 2007 , FDI tăng gần 70% so với 2006 đạt 20,3 tỉ USD. Một trong những lợi thế để đạt được thành tích trên, đó là chính sách và luật lệ thu hút FDI.
Việt Nam tham gia WTO đã thu hút sự chú ý vào Việt Nam. Ngay như Công ty Đình Vũ, năm 2006 chỉ có 13 nhà đầu tư với 120 triệu USD thì năm 2007 chúng tôi đã có 24 nhà đầu tư với vốn đầu tư 400 triệu USD. Hiện nay, chúng tôi đang đàm phán với một trong năm công ty lớn nhất thế giới. Khi họ đầu tư vào Đình Vũ sẽ thu hút các nhà đầu tư khác.
Thứ hai là quy hoạch vùng, đặc biệt là quy hoạch khu công nghiệp của Việt Nam hiện rất tốt; đưa ra nhiều khu công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, khu công nghiệp là một công cụ tốt đối với họ, mọi thứ đều có sẵn ở đó, chính sách một cửa, sẵn điện, đất. Các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng ký được hợp đồng, đỡ nhức đầu. Nếu đầu tư ra ngoài khu công nghiệp sẽ phức tạp hơn.
May mắn cho chúng tôi, Đình Vũ có vị trí tốt, chúng tôi tập trung vào ngành hoá dầu, công nghiệp nặng. Ngoài ra, miễn thuế, giảm thuế cũng là lợi thế, điều kiện dễ dàng hơn về thủ tục hành chính trong khu công nghiệp. Nhưng nếu chúng ta không kết nối với các nước để thúc đẩy xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư có thể xuất khẩu, nhập khẩu thì sẽ đánh mất dần tính hấp dẫn của khu công nghiệp.
Thứ ba, điều quan trọng là hạ tầng cơ sở, các tiện ích đem lại cho nhà đầu tư. Phải ghi nhận rằng đã có những cải thiện ở Việt Nam, Việt Nam đang xử lí những vấn đề này như xây cầu, đường rất nhiều ở Hà Nội và Tp.HCM. Nhìn vào quy hoạch của Chính phủ Việt Nam, kế hoạch xây dựng 30 cảng biển trong vòng 20 năm tới có thể làm được vì Việt Nam có bờ biển dài.
Một vấn đề khác tôi muốn nói đến là nguồn nhân lực. Đây là một lợi thế của Việt Nam. Nhân lực Việt Nam ham học hỏi, chăm chỉ, và có tâm lí tốt. Các nhà đầu tư nước ngoài khi đến cũng rất thích thú. Tuy nhiên, cũng có vấn đề đặt ra là thiếu các lao động có kỹ năng. Dó đó Việt Nam cần đầu tư hơn nữa vào trường đào tạo nghề, trường đại học để đào tạo ra các nhà quản lí.
Vấn đề cuối cùng là khuôn khổ pháp lý, thủ tục hành chính tại Việt Nam, tôi nghĩ cần cải thiện hơn nữa, tất nhiên cũng đã có những thay đổi về Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp nhưng vẫn còn có khoảng trống gây khó khăn cho nhà đầu tư.
Ví dụ khi làm việc với Sở Môi trường liên quan đến Luật Đất đai, người ta lại giải thích Luật Đất đai không chính xác. ở đây có vấn đề luật một đường đôi khi thực hiện luật ở cấp địa phương lại một đường. Hay liên quan đến WTO, có những luật, quy chế cần phải cải tiến hơn nữa. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã cam kết giải quyết vấn đề này mạnh mẽ."
Nhân lực Việt Nam rất có năng lực
(Ông Lowell Gettman, Trưởng đại diện Khu vực Đông Nam Á, tập đoàn tài chính LLC)
"Quan hệ kinh tế song phương Việt-Mỹ đã được cải thiện kể từ khi Hiệp định Thương mại song phương (BTA) được ký kết sau 6 năm đàm phán. BTA được xây dựng trên cơ sở WTO đã trở thành trụ cột quan trọng để Việt Nam là thành viên WTO. Nỗ lực bình thường hoá này đã được hiện thực khi Tổng thống Bush ký sắc lệnh về PNTR với Việt Nam vào tháng 12/2006. Khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO ngày 11/1/2007, Mỹ đã loại bỏ quota về hàng dệt may. Tháng 6/2007 hai bên cũng ký Hiệp định thương mại và đầu tư (TIFA).
Khủng hoảng tài chính châu Á đã quá xa với chúng ta. Việt Nam hiện nay đang mong muốn có sự thành công trong việc tham gia WTO. Xuất khẩu tăng mạnh mẽ. Nền kinh tế bùng nổ. Khu vực sản xuất và dịch vụ đã giúp cho đất nước phát triển với mức độ nhanh nhất kể từ năm 1996, đạt 8,2% năm 2006 và 8,5% năm 2007; FDI nhảy từ 12 tỉ USD năm 2006 lên một con số kinh ngạc 20,3 tỉ vào năm ngoái.
Chỉ trong một năm mà có sự nhảy vọt này là nhờ vào những nhà sản xuất hàng đầu về điện tử. Họ đã tận dụng lợi thế về giá nhân công rẻ của Việt Nam. Việt Nam đang trở thành địa chỉ đầu tư mới trên thế giới. Chính phủ tiếp tục cam kết mạnh mẽ cải cách kinh tế, tăng trưởng công nghiệp, khu vực sản xuất đang thực hiện tốt.
Việt Nam cũng trở thành nơi nổi tiếng cho khách du lịch nước ngoài. Tất nhiên cũng có những thách thức mà Việt Nam gặp phải trong những năm tới. Đó là những tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với vấn đề y tế, sức khoẻ, đào tạo giáo dục, đô thị hoá...
Việt Nam có dân số trẻ, 58% dân số Việt Nam dưới 30 tuổi. Đến năm 2020, Việt Nam sẽ vượt qua Nhật Bản để trở thành nước đông dân thứ 4 ở châu Á. Lực lượng trung lưu ở thành thị cũng nổi lên. Như vậy, chúng ta thấy người Việt Nam đang rất lạc quan tin tưởng vào tương lai. Hơn thế nữa, người Việt Nam có kiến thức, rất có năng lực để tiếp cận với công nghệ mới.
Tuy nhiên, hạ tầng cơ sở đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, chúng ta phải có cơ sở hạ tầng được xây dựng trên cơ sở sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất.
Để hỗ trợ cho cơ quan cấp trung ương và địa phương, những doanh nghiệp nhà nước và tư nhân chúng tôi đã đến Việt Nam, đại diện cho quỹ tài chính LLC của Mỹ ở Đông Nam Á. Chúng tôi cung cấp vốn, các khoản vay cho các công ty đầu tư vào những thị trường mới nổi, hỗ trợ cho các công ty đầu tư vào đất đai, xây dựng nhà máy, kể cả trong thị trường chứng khoán."