FED và Bộ Tài chính Mỹ, ai chống khủng hoảng giỏi hơn?
Có ý kiến cho rằng, FED xứng đáng được đánh giá cao hơn Bộ Tài chính Mỹ trong các nỗ lực chống khủng hoảng
Trong cuộc chiến chống khủng hoảng hiện nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có những chính sách rất nhanh chóng và sáng tạo. Trong khi, các giải pháp của Bộ Tài chính Mỹ được xem là chậm chạp và thiếu trọng tâm.
Đó là đánh giá của ông Anthony Karydakis, nguyên kinh tế gia trưởng tại bộ phận quản lý tài sản của Ngân hàng JP Morgan Chase, hiện là giảng viên Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York, trong bài viết đăng trên tạp chí Fortune của Mỹ.
Được xem là hai trụ cột trong chính sách kinh tế của Mỹ, FED và Bộ Tài chính nước này có những biện pháp khác nhau, nhưng đều là những biện pháp “vô tiền khoáng hậu” để giải quyết cuộc khủng hoảng được xem là tồi tệ nhất kể từ những năm 1930 tới nay. Tuy nhiên, cách làm của FED được đánh giá cao hơn so với các giải pháp của Bộ Tài chính Mỹ.
Trước hết, hãy nhìn lại những gì FED đã làm:
Theo ông Karydakis, Chủ tịch FED Ben Bernanke và các nhà hoạch định chính sách khác trong FED xứng đáng đạt điểm cao vì đã làm việc có phương pháp và không mệt mỏi ngay từ khi khủng hoảng mới bắt đầu để kiềm chế khủng hoảng trên nhiều mặt.
Phản ứng của FED trước khủng hoảng rất nhanh chóng và bao gồm hai nét chính. Thứ nhất, FED thực hiện một quy trình cắt giảm lãi suất cơ bản USD từ từ nhưng nhất quán để tạo một “tấm đệm” ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra nền kinh tế “hạ cánh”. Thứ hai, FED liên tục tung ra những chương trình cho vay đặc biệt, đồng thời tăng cường thanh khoản cho các tổ chức tài chính.
Tổng cộng, trong vòng 17 tháng, FED đã cắt giảm 5,25% lãi suất cơ bản USD, đưa lãi suất này vềk hoảng 0 – 0,25%. Đồng thời, FED đưa ra hàng loạt biện pháp rất sáng tạo và linh hoạt trong việc bơm thanh khoản vào thị trường như mở rộng đối tượng chứng khoán mà các ngân hàng có thể sử dụng làm tài sản thế chấp để vay từ FED.
FED đã đóng vai trò tích cực trong việc dàn xếp ổn thỏa vụ tan rã của ngân hàng đầu tư Bear Stearns hồi tháng 3, và tiếp đó là vụ phá sản của Lehman Brothers hồi tháng 9. Tuy nhiên, ở vụ Bear Stearns, FED bị chỉ trích là đi quá xa khi cho JPMorgan Chase vay 30 tỷ USD để mua lại Bear. Còn ở vụ Lehman, FED và Bộ Tài chính cùng bị phê phán là không đi đủ xa, để Lehman phá sản, dẫn tới sự lan rộng và leo thang của khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu.
Ông Karydakis nhận định, rõ ràng, quyết định để Lehman phá sản là một bước đi sai lầm của FED và Bộ Tài chính. Tuy nhiên, có thể nói, là những người đứng mũi chịu sào trong một cuộc khủng hoảng có sức tàn phá lớn như cuộc khủng hoảng này, FED không thể có một công thức nào cho việc ra quyết định. Mặc dù vậy, FED đã thực hiện được tốt vai trò của mình trên mọi “chiến hào” của cuộc chiến chống khủng hoảng, liên tục mở rộng được những giới hạn mà ở đó chính sách tiền tệ có thể hạn chế được tác động của bão tài chính.
Ông Karydakis cho rằng, cho tới thời điểm này, những hành động của FED vẫn chưa đem lại được những kết quả nhanh chóng, nhưng có thể nói, những biện pháp đó đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự đổ vỡ xa hơn trong toàn bộ hệ thống tài chính.
Và dưới đây là những gì mà Bộ Tài chính Mỹ dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Henry Paulson đã làm:
Theo quan điểm của ông Karydakis, từ khi khủng hoảng tài chính hình thành vào mùa hè năm 2007 tới nay, vai trò của Bộ Tài chính Mỹ chỉ có thể được miêu tả bằng từ “bị động”.
Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng vào mùa hè năm 2008 đã có những bằng chứng rõ ràng cho thấy một số lượng lớn những tổ chức tài chính gặp nguy cơ do có dính dáng nhiều tới những tài sản độc hại, nhưng Bộ Tài chính Mỹ đã khoanh tay đứng nhìn đúng 1 năm, cho tới tận khi khủng hoảng bùng lên mạnh mẽ vào tháng 9/2008.
Sau khi chương trình giải tỏa nợ xấu (TARP) trị giá 700 tỷ USD của Bộ Tài chính được Quốc hội Mỹ thông qua vào tháng 10, Bộ này chẳng hề cung cấp thêm những thông tin được mong chờ về cơ chế thực hiện chương trình. Hơn 5 tuần sau đó, Bộ này đột ngột tuyên bố hủy bỏ dự định mua lại nợ xấu như kế hoạch ban đầu, mà thay vào đó, dùng tiền của chương trình để đầu tư vào các ngân hàng nhằm kích thích hoạt động cho vay và tiêu dùng.
Tệ hơn, sau khi tiêu hết 350 tỷ USD được cấp trong giai đoạn 1 của kế hoạch, mới đây, Bộ Tài chính Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông Paulson cho hay, họ sẽ không đề nghị Quốc hội cấp nốt 350 tỷ USD còn lại của giai đoạn 2, mà sẽ “nhường” lại nhiệm vụ tiêu số tiền này cho chính quyền của Tổng thống đắc cử Barack Obama, với vị Bộ trưởng Tài chính mới.
Nhiều người lên tiếng bênh vực Bộ Tài chính Mỹ, cho rằng, Bộ này khó hành động trong thời gian khủng hoảng thời gian gần đây vì đang diễn ra giai đoạn chuyển giao quyền lực ở Nhà Trắng. Tuy nhiên, xét tới tính cấp bách của khủng hoảng, bất kỳ động thái tích cực nào của Bộ Tài chính Mỹ cũng có thể sẽ nhận được sự ủng hộ của chính quyền sắp nhậm chức. Ông Karydakis nhận xét, sự thiếu vắng những biện pháp tương ứng và nhất quán từ phía Bộ Tài chính Mỹ đã khiến những nỗ lực của FED giảm phần nào tác dụng.
Cuối cùng, ông Karydakis kết luận, rõ ràng, không một nhà phê bình nào, cho dù là khó tính nhất, có thể chỉ trích FED đã không nỗ lực đủ mạnh để bình ổn thị trường và nền kinh tế trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Nhưng ai cũng có thể cho rằng Bộ Tài chính Mỹ đã chưa cố gắng đúng tầm.
(Theo Fortune)
Đó là đánh giá của ông Anthony Karydakis, nguyên kinh tế gia trưởng tại bộ phận quản lý tài sản của Ngân hàng JP Morgan Chase, hiện là giảng viên Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York, trong bài viết đăng trên tạp chí Fortune của Mỹ.
Được xem là hai trụ cột trong chính sách kinh tế của Mỹ, FED và Bộ Tài chính nước này có những biện pháp khác nhau, nhưng đều là những biện pháp “vô tiền khoáng hậu” để giải quyết cuộc khủng hoảng được xem là tồi tệ nhất kể từ những năm 1930 tới nay. Tuy nhiên, cách làm của FED được đánh giá cao hơn so với các giải pháp của Bộ Tài chính Mỹ.
Trước hết, hãy nhìn lại những gì FED đã làm:
Theo ông Karydakis, Chủ tịch FED Ben Bernanke và các nhà hoạch định chính sách khác trong FED xứng đáng đạt điểm cao vì đã làm việc có phương pháp và không mệt mỏi ngay từ khi khủng hoảng mới bắt đầu để kiềm chế khủng hoảng trên nhiều mặt.
Phản ứng của FED trước khủng hoảng rất nhanh chóng và bao gồm hai nét chính. Thứ nhất, FED thực hiện một quy trình cắt giảm lãi suất cơ bản USD từ từ nhưng nhất quán để tạo một “tấm đệm” ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra nền kinh tế “hạ cánh”. Thứ hai, FED liên tục tung ra những chương trình cho vay đặc biệt, đồng thời tăng cường thanh khoản cho các tổ chức tài chính.
Tổng cộng, trong vòng 17 tháng, FED đã cắt giảm 5,25% lãi suất cơ bản USD, đưa lãi suất này vềk hoảng 0 – 0,25%. Đồng thời, FED đưa ra hàng loạt biện pháp rất sáng tạo và linh hoạt trong việc bơm thanh khoản vào thị trường như mở rộng đối tượng chứng khoán mà các ngân hàng có thể sử dụng làm tài sản thế chấp để vay từ FED.
FED đã đóng vai trò tích cực trong việc dàn xếp ổn thỏa vụ tan rã của ngân hàng đầu tư Bear Stearns hồi tháng 3, và tiếp đó là vụ phá sản của Lehman Brothers hồi tháng 9. Tuy nhiên, ở vụ Bear Stearns, FED bị chỉ trích là đi quá xa khi cho JPMorgan Chase vay 30 tỷ USD để mua lại Bear. Còn ở vụ Lehman, FED và Bộ Tài chính cùng bị phê phán là không đi đủ xa, để Lehman phá sản, dẫn tới sự lan rộng và leo thang của khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu.
Ông Karydakis nhận định, rõ ràng, quyết định để Lehman phá sản là một bước đi sai lầm của FED và Bộ Tài chính. Tuy nhiên, có thể nói, là những người đứng mũi chịu sào trong một cuộc khủng hoảng có sức tàn phá lớn như cuộc khủng hoảng này, FED không thể có một công thức nào cho việc ra quyết định. Mặc dù vậy, FED đã thực hiện được tốt vai trò của mình trên mọi “chiến hào” của cuộc chiến chống khủng hoảng, liên tục mở rộng được những giới hạn mà ở đó chính sách tiền tệ có thể hạn chế được tác động của bão tài chính.
Ông Karydakis cho rằng, cho tới thời điểm này, những hành động của FED vẫn chưa đem lại được những kết quả nhanh chóng, nhưng có thể nói, những biện pháp đó đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự đổ vỡ xa hơn trong toàn bộ hệ thống tài chính.
Và dưới đây là những gì mà Bộ Tài chính Mỹ dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Henry Paulson đã làm:
Theo quan điểm của ông Karydakis, từ khi khủng hoảng tài chính hình thành vào mùa hè năm 2007 tới nay, vai trò của Bộ Tài chính Mỹ chỉ có thể được miêu tả bằng từ “bị động”.
Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng vào mùa hè năm 2008 đã có những bằng chứng rõ ràng cho thấy một số lượng lớn những tổ chức tài chính gặp nguy cơ do có dính dáng nhiều tới những tài sản độc hại, nhưng Bộ Tài chính Mỹ đã khoanh tay đứng nhìn đúng 1 năm, cho tới tận khi khủng hoảng bùng lên mạnh mẽ vào tháng 9/2008.
Sau khi chương trình giải tỏa nợ xấu (TARP) trị giá 700 tỷ USD của Bộ Tài chính được Quốc hội Mỹ thông qua vào tháng 10, Bộ này chẳng hề cung cấp thêm những thông tin được mong chờ về cơ chế thực hiện chương trình. Hơn 5 tuần sau đó, Bộ này đột ngột tuyên bố hủy bỏ dự định mua lại nợ xấu như kế hoạch ban đầu, mà thay vào đó, dùng tiền của chương trình để đầu tư vào các ngân hàng nhằm kích thích hoạt động cho vay và tiêu dùng.
Tệ hơn, sau khi tiêu hết 350 tỷ USD được cấp trong giai đoạn 1 của kế hoạch, mới đây, Bộ Tài chính Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông Paulson cho hay, họ sẽ không đề nghị Quốc hội cấp nốt 350 tỷ USD còn lại của giai đoạn 2, mà sẽ “nhường” lại nhiệm vụ tiêu số tiền này cho chính quyền của Tổng thống đắc cử Barack Obama, với vị Bộ trưởng Tài chính mới.
Nhiều người lên tiếng bênh vực Bộ Tài chính Mỹ, cho rằng, Bộ này khó hành động trong thời gian khủng hoảng thời gian gần đây vì đang diễn ra giai đoạn chuyển giao quyền lực ở Nhà Trắng. Tuy nhiên, xét tới tính cấp bách của khủng hoảng, bất kỳ động thái tích cực nào của Bộ Tài chính Mỹ cũng có thể sẽ nhận được sự ủng hộ của chính quyền sắp nhậm chức. Ông Karydakis nhận xét, sự thiếu vắng những biện pháp tương ứng và nhất quán từ phía Bộ Tài chính Mỹ đã khiến những nỗ lực của FED giảm phần nào tác dụng.
Cuối cùng, ông Karydakis kết luận, rõ ràng, không một nhà phê bình nào, cho dù là khó tính nhất, có thể chỉ trích FED đã không nỗ lực đủ mạnh để bình ổn thị trường và nền kinh tế trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Nhưng ai cũng có thể cho rằng Bộ Tài chính Mỹ đã chưa cố gắng đúng tầm.
(Theo Fortune)