Giai đoạn khó khăn của kinh tế Mỹ
Khủng hoảng trong lĩnh vực địa ốc, tín dụng đã khiến kinh tế Mỹ đang phát triển chậm lại
Khủng hoảng trong lĩnh vực địa ốc, tín dụng đã khiến kinh tế Mỹ đang phát triển chậm lại. IMF và các chuyên gia đều nhận định nền kinh tế này còn tụt dốc hơn nữa trong năm tới. Các ngân hàng Mỹ đang xem xét thành lập một quỹ 80 tỷ USD để ngăn chặn khủng hoảng tín dụng.
Theo thống kê, tỷ lệ tăng GDP của Mỹ trong quý 2/2007 đạt 3,8%, quý 3/2007 dự kiến 2,0%. Nhiều chuyên gia dự báo GDP của Mỹ trong cả năm 2007 có thể chỉ tăng 2% so với mức dự kiến 2,2% hồi tháng 5 và đây sẽ là mức tăng GDP thấp nhất trong 5 năm qua.
Kinh tế bấp bênh, người dân lo lắng
Báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới" của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) công bố ngày 17/10 cảnh báo rằng sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Mỹ, xuất phát từ cuộc khủng hoảng thị trường địa ốc hồi tháng 8 vừa qua, có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. IMF cũng điều chỉnh mức dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống còn 4,8% trong năm 2008 và dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ giảm xuống còn 1,9% trong năm nay và năm 2008.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Ben Bernanke ngày 15/10 cũng thừa nhận viễn cảnh của nền kinh tế Mỹ vẫn rất "bấp bênh" vì các nhà đầu tư chưa hoàn toàn phục hồi niềm tin vào thị trường tín dụng.
Tuy nhiên, ông Bernanke không cho biết FED sẽ quyết định những biện pháp đối phó nào trong cuộc họp thường kỳ diễn ra trong hai ngày 30-31/10 tới. Ông Bernanke cho rằng, cuộc khủng hoảng tệ hại nhất trong 16 năm qua trong lĩnh vực kinh doanh địa ốc có thể gây những tác động lớn, làm chậm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong năm 2008. Ông chỉ rõ các điều kiện của thị trường tài chính đã cải thiện đôi chút kể từ thời điểm xấu nhất giữa tháng 8 vừa qua nhưng phải mất thêm một thời gian nữa thị trường này mới có thể khôi phục được đầy đủ.
Tình hình kinh tế Mỹ khiến người dân nước này lo lắng. Kết quả thăm dò dư luận công bố ngày 15/10 của tổ chức "Opinion Dynamics Corp." cho biết, đa số người dân Mỹ không chỉ lo lắng trước thực trạng của nền kinh tế mà còn sợ rằng tình hình khó khăn này thậm chí sẽ còn xấu hơn.
Ba vấn đề chủ yếu khiến người dân Mỹ bi quan là giá xăng dầu ngày càng leo thang, thiếu công ăn việc làm, giá sinh hoạt ngày một đắt đỏ. Trong số 900 người được hỏi ý kiến qua điện thoại, có tới 66% bày tỏ lo lắng trước thực trạng của nền kinh tế so với 32% nhìn nhận một cách tích cực, trong khi tỷ lệ này hồi tháng 10/2006 là 42% và tháng 1/2001 là 59%. Hiện nay, có tới 53% những người được hỏi ý kiến nghĩ rằng viễn cảnh nền kinh tế Mỹ có thể còn xấu hơn so với 22% nghĩ theo chiều ngược lại.
Lập quỹ để ngăn khủng hoảng tín dụng
Theo các nguồn tin nước ngoài, trước tình trạng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, các ngân hàng lớn, trong đó có Citigroup, đang xem xét thành lập một quỹ gần 80 tỷ USD để mua các chứng khoán cầm cố và các tài sản khác trong một nỗ lực ngăn cản cuộc khủng hoảng tín dụng làm tổn hại thêm nền kinh tế toàn cầu.
Bộ Tài chính Mỹ đã tổ chức các cuộc thảo luận giữa các ngân hàng hàng đầu trên toàn cầu trong khi các tổ chức tài chính ngày càng lo ngại các quỹ đầu tư có quan hệ với các ngân hàng này có thể phải đổ hàng tỷ USD vào các thị trường tài chính.Ba ngân hàng lớn là Citigroup, JP Morgan Chase và Bank of America đã tham gia các cuộc thảo luận do Bộ Tài chính Mỹ tổ chức.
Theo các chuyên gia tài chính Mỹ và thế giới, một làn sóng bán tài sản ồ ạt có thể làm tăng lãi suất cho vay trên toàn cầu, làm các nhà đầu tư thua lỗ lớn và buộc các ngân hàng phải giảm bớt vốn. Trong một kịch bản tồi tệ nhất, làn sóng "bán tống, bán tháo" này có thể đẩy Mỹ hoặc châu Âu vào tình trạng suy thoái. Việc thành lập quỹ này là phản ứng mới nhất nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu sau ít nhất ba năm thực hiện chính sách tín dụng dễ dàng dẫn đến làn sóng cho vay thế chấp ồ ạt ở Mỹ và số vụ mua nhà đất kỷ lục.
Tờ "Nhật báo phố Wall" vừa cho biết, Cơ quan Quản lý dịch vụ tài chính Anh đã kêu gọi các ngân hàng Anh tham gia quỹ nói trên. Giới ngân hàng cho biết các chi tiết liên quan đến quỹ này, trong đó có quy mô quỹ, vẫn đang được bàn bạc và có thể thay đổi khi các ngân hàng và các nhà đầu tư khác tham gia. Ý tưởng thành lập quỹ này lần đầu tiên được đề cập đến tại một cuộc họp của Bộ Tài chính Mỹ hồi giữa tháng 9/2007 ở Washington.
Theo thống kê, tỷ lệ tăng GDP của Mỹ trong quý 2/2007 đạt 3,8%, quý 3/2007 dự kiến 2,0%. Nhiều chuyên gia dự báo GDP của Mỹ trong cả năm 2007 có thể chỉ tăng 2% so với mức dự kiến 2,2% hồi tháng 5 và đây sẽ là mức tăng GDP thấp nhất trong 5 năm qua.
Kinh tế bấp bênh, người dân lo lắng
Báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới" của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) công bố ngày 17/10 cảnh báo rằng sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Mỹ, xuất phát từ cuộc khủng hoảng thị trường địa ốc hồi tháng 8 vừa qua, có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. IMF cũng điều chỉnh mức dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống còn 4,8% trong năm 2008 và dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ giảm xuống còn 1,9% trong năm nay và năm 2008.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Ben Bernanke ngày 15/10 cũng thừa nhận viễn cảnh của nền kinh tế Mỹ vẫn rất "bấp bênh" vì các nhà đầu tư chưa hoàn toàn phục hồi niềm tin vào thị trường tín dụng.
Tuy nhiên, ông Bernanke không cho biết FED sẽ quyết định những biện pháp đối phó nào trong cuộc họp thường kỳ diễn ra trong hai ngày 30-31/10 tới. Ông Bernanke cho rằng, cuộc khủng hoảng tệ hại nhất trong 16 năm qua trong lĩnh vực kinh doanh địa ốc có thể gây những tác động lớn, làm chậm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong năm 2008. Ông chỉ rõ các điều kiện của thị trường tài chính đã cải thiện đôi chút kể từ thời điểm xấu nhất giữa tháng 8 vừa qua nhưng phải mất thêm một thời gian nữa thị trường này mới có thể khôi phục được đầy đủ.
Tình hình kinh tế Mỹ khiến người dân nước này lo lắng. Kết quả thăm dò dư luận công bố ngày 15/10 của tổ chức "Opinion Dynamics Corp." cho biết, đa số người dân Mỹ không chỉ lo lắng trước thực trạng của nền kinh tế mà còn sợ rằng tình hình khó khăn này thậm chí sẽ còn xấu hơn.
Ba vấn đề chủ yếu khiến người dân Mỹ bi quan là giá xăng dầu ngày càng leo thang, thiếu công ăn việc làm, giá sinh hoạt ngày một đắt đỏ. Trong số 900 người được hỏi ý kiến qua điện thoại, có tới 66% bày tỏ lo lắng trước thực trạng của nền kinh tế so với 32% nhìn nhận một cách tích cực, trong khi tỷ lệ này hồi tháng 10/2006 là 42% và tháng 1/2001 là 59%. Hiện nay, có tới 53% những người được hỏi ý kiến nghĩ rằng viễn cảnh nền kinh tế Mỹ có thể còn xấu hơn so với 22% nghĩ theo chiều ngược lại.
Lập quỹ để ngăn khủng hoảng tín dụng
Theo các nguồn tin nước ngoài, trước tình trạng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, các ngân hàng lớn, trong đó có Citigroup, đang xem xét thành lập một quỹ gần 80 tỷ USD để mua các chứng khoán cầm cố và các tài sản khác trong một nỗ lực ngăn cản cuộc khủng hoảng tín dụng làm tổn hại thêm nền kinh tế toàn cầu.
Bộ Tài chính Mỹ đã tổ chức các cuộc thảo luận giữa các ngân hàng hàng đầu trên toàn cầu trong khi các tổ chức tài chính ngày càng lo ngại các quỹ đầu tư có quan hệ với các ngân hàng này có thể phải đổ hàng tỷ USD vào các thị trường tài chính.Ba ngân hàng lớn là Citigroup, JP Morgan Chase và Bank of America đã tham gia các cuộc thảo luận do Bộ Tài chính Mỹ tổ chức.
Theo các chuyên gia tài chính Mỹ và thế giới, một làn sóng bán tài sản ồ ạt có thể làm tăng lãi suất cho vay trên toàn cầu, làm các nhà đầu tư thua lỗ lớn và buộc các ngân hàng phải giảm bớt vốn. Trong một kịch bản tồi tệ nhất, làn sóng "bán tống, bán tháo" này có thể đẩy Mỹ hoặc châu Âu vào tình trạng suy thoái. Việc thành lập quỹ này là phản ứng mới nhất nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu sau ít nhất ba năm thực hiện chính sách tín dụng dễ dàng dẫn đến làn sóng cho vay thế chấp ồ ạt ở Mỹ và số vụ mua nhà đất kỷ lục.
Tờ "Nhật báo phố Wall" vừa cho biết, Cơ quan Quản lý dịch vụ tài chính Anh đã kêu gọi các ngân hàng Anh tham gia quỹ nói trên. Giới ngân hàng cho biết các chi tiết liên quan đến quỹ này, trong đó có quy mô quỹ, vẫn đang được bàn bạc và có thể thay đổi khi các ngân hàng và các nhà đầu tư khác tham gia. Ý tưởng thành lập quỹ này lần đầu tiên được đề cập đến tại một cuộc họp của Bộ Tài chính Mỹ hồi giữa tháng 9/2007 ở Washington.