Giải quyết việc làm và độ tin cậy của những con số
Chỉ tiêu tạo việc làm cho 1,7 triệu người lao động trong năm 2009 không có cơ sở cả về lí thuyết và thực tiễn?
Nhiều lao động đã và đang mất việc trong một thời gian ngắn. Chỉ tiêu tạo việc làm mới cho 1,7 triệu lao động năm 2008 không thể hoàn thành. Nhiều dự báo tình hình kinh tế năm 2009 sẽ tiếp tục khó khăn.
Trong bối cảnh đó, câu hỏi về tính khả thi của con số 1,7 triệu lao động được giải quyết việc làm năm 2009 đã được VnEconomy đặt ra với đại biểu Quốc hội Đặng Như Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Và, câu trả lời của ông thật bất ngờ...
Chỉ tiêu chỉ có tính chất định hướng
Thưa ông, con số lao động mất việc đang tăng lên từng ngày ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện một trong số các chỉ tiêu quan trọng của năm 2009 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ tư: tạo việc làm cho khoảng 1,7 triệu lao động?
Trước kỳ họp thứ tư của Quốc hội, khi Chính phủ báo cáo vấn đề này với cơ quan thẩm tra của Quốc hội đã có một số ý kiến đề nghị làm rõ các điều kiện và giải pháp để có thể đạt được chỉ tiêu giải quyết việc làm.
Năm 2007, khi tăng trưởng kinh tế ở mức 8,48% chỉ tạo được 1,68 triệu việc làm. Năm 2008, báo cáo của Chính phủ tại kì họp thứ tư, Quốc hội khóa XII (tháng 10/2008), dự kiến tăng trưởng kinh tế đạt từ 6,5-7% và tạo được 1,615 triệu việc làm. Hiện nay theo con số chính thức thì GDP năm 2008 chỉ tăng 6,23%.
Từ tháng 10/2008 đến nay, do sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hàng hóa tồn đọng, chậm lưu chuyển, không ít doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải cho lao động nghỉ hoặc thôi việc, số doanh nghiệp tuyển mới không nhiều thì con số 1,615 triệu lao động được giải quyết việc làm năm 2008 có lẽ không chính xác.
Năm 2009, dự báo nền kinh tế Việt Nam do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và tài chính quốc tế còn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ở các nước có tiếp nhận lao động xuất khẩu của Việt Nam không những không tuyển thêm lao động mà có khi còn cho nghỉ việc, thôi việc.
Vậy thì chỉ tiêu tạo việc làm cho 1,7 triệu người lao động, theo tôi, là không có cơ sở cả về lí thuyết và thực tiễn.
Theo báo cáo tổng kết của ngành lao động - thương binh và xã hội thì năm 2008 chỉ có 1,535 triệu người được giải quyết việc làm...?
Con số đó so với số Chính phủ báo cáo Quốc hội và chỉ tiêu đặt ra thì mức độ đạt được rất thấp nhưng lại sát với thực tế hơn, tuy có ảnh hưởng về mặt thành tích của ngành.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta còn phụ thuộc nhiều vào tăng vốn đầu tư phát triển và lao động, chứ chưa phải từ tăng chất lượng, năng suất lao động và hàm lượng trí tuệ trong hoạt động kinh tế.
Giải quyết việc làm hằng năm phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, vốn cho vay giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Năm 2008, cho vay giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động cũng chỉ tạo được khoảng 450 ngàn chỗ làm việc mới cho người lao động, còn khoảng 3/4 tổng số lao động tự tìm việc làm thông qua vốn đầu tư phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhà nước.
Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, có nghĩa sản xuất, kinh doanh không có hiệu quả thì doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh cũng không thể tuyển thêm lao động như ta mong muốn.
Như vậy, số liệu lao động được giải quyết việc làm năm 2008 và 2009 khó có thể đạt được kế hoạch đề ra và số liệu báo cáo cũng chỉ là số liệu tính toán suy luận, sơ bộ, chưa có hệ thống thống kê đủ điều kiện để khẳng định độ tin cậy của chỉ tiêu giải quyết việc làm hằng năm.
Đã có vị ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói là không thể có chuyện tăng trưởng kinh tế giảm, xuất khẩu giảm mà việc làm lại tăng, đó là nghịch lý?
Đúng thế.
Nhưng hiện nay vẫn tồn tại “cái lý” GDP giảm nhưng tổng quỹ đầu tư cho phát triển vẫn là 40% GDP thì giải quyết việc làm vẫn cứ tăng lên. Hiểu như thế là không đúng vì cần phải xem cơ cấu đầu tư ra sao.
Nếu đầu tư tập trung cho cơ sở hạ tầng và xây dựng lại thì chỗ làm việc mới tạo ra không nhiều. Còn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh mà kinh tế đang suy thoái thì doanh nghiệp cũng không thể tuyển thêm lao động. Trong trường hợp này thì làm sao có thể tăng thêm chỉ tiêu giải quyết việc làm.
Ủy ban về các vấn đề xã hội có ý kiến ra sao về chỉ tiêu giải quyết việc làm chưa có cơ sở vững chắc này, thưa Phó chủ nhiệm?
Khi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì thẩm tra báo cáo của Chính phủ, chúng tôi đã có ý kiến phân tích không thể có con số 1,7 triệu lao động có việc làm trong năm 2009.
Ý kiến này nêu ra không chỉ một lần và trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế trình ra Quốc hội cũng đặt ra nhưng việc tiếp thu của Chính phủ lại là vấn đề khác. Chúng tôi đã thực hiện đúng luật, làm đúng chức năng của mình.
Theo tôi, vấn đề là ở chỗ, chỉ tiêu giải quyết việc làm cũng như nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác khi được Quốc hội thông qua, ghi vào nghị quyết có phải là chỉ tiêu bắt buộc phải thực hiện hay là chỉ là các chỉ tiêu mang tính chất định hướng.
Theo pháp luật quy định hiện hành thì Nghị quyết của Quốc hội là một văn bản quy phạm pháp luật, có giá trị thực hiện như một luật và nhiều nghị quyết của Quốc hội ban hành đã được thực hiện như vậy. Nhưng đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm thì việc thực hiện lại không được coi là quy định của pháp luật. Quốc hội nên xem xét vấn đề này để việc thảo luận và thông qua các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hằng năm được đầy đủ và sâu sắc hơn.
Ý kiến không được tiếp nhận nhưng có thể thể hiện chính kiến của mình qua lá phiếu khi biểu quyết về các chỉ tiêu hằng năm, phải không ạ?
Tôi nghĩ có nhiều đại biểu nhận thấy một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội đặt ra chưa thật hợp lí nhưng Quốc hội không biểu quyết từng chỉ tiêu mà biểu quyết theo khoản hoặc điều, nên các chỉ tiêu gộp chung trong điều, khoản thường được thông qua.
Tuy nhiên, như tôi đã nói ở trên, vấn đề chính là các chỉ tiêu được thông qua chưa phải là quy định nghiêm ngặt của pháp luật, kết quả thực hiện chưa gắn với xử lí cơ quan chức năng có trách nhiệm.
Không muốn thất nghiệp thì... về nông thôn
Có chuyên gia kinh tế đã dự báo sẽ có hơn 1,1 triệu lao động sẽ thất nghiệp trong năm 2009, thay vì chỉ dừng ở 300 ngàn như con số ước tính ban đầu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội? Độ tin cậy của những con số này đến đâu, theo Phó chủ nhiệm?
So với con số lao động được giải quyết việc làm thì số lao động thất nghiệp có thể có độ tin cậy cao hơn vì thất nghiệp chỉ xảy ra ở khu vực thành thị, nơi dễ và có điều kiện quản lí hơn, không xảy ra ở vùng nông thôn rộng lớn.
Vì ở nông thôn người ta lấy chỉ tiêu sử dụng thời gian lao động làm thước đo, do đó không có lao động thất nghiệp. Vì vậy, ai không muốn thất nghiệp thì về sống ở nông thôn.
Còn về các con số dự báo 300 ngàn hoặc 1,1 triệu hoặc có nơi còn đưa ra sẽ có thêm 3 triệu lao động thất nghiệp trong năm 2009, đều chẳng dám nói rõ ràng, cơ sở dự báo từ đâu và dự báo nhằm mục đích gì, trách nhiệm dự báo đến đâu, nên có lẽ cũng chẳng cần bình luận độ tin cậy con số của họ đưa ra làm gì.
Vấn đề chắc chắn là suy thoái kinh tế, sản xuất đình đốn, mọi ngành, nghề đều bị ảnh hưởng lớn, nhỏ, lao động mất việc làm, thất nghiệp tăng lên là lẽ đương nhiên. Còn số đó bằng bao nhiêu, cơ quan chức năng của Chính phủ cần thống kê minh bạch, rõ ràng, đề xuất giải pháp để ổn định thu nhập, đời sống cho người lao động trong giai đoạn khó khăn này.
Theo ông thì nên lo cho họ thế nào ạ?
Cái lo này phải nằm trong chính sách, biện pháp chung chống lạm phát, chống suy thoái của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội chứ không thể lo riêng cho mấy trăm ngàn người mới thất nghiệp.
Quan trọng nhất vẫn là tìm cách hỗ trợ sản xuất kinh doanh trở lại ổn định, bình thường, tìm thế mạnh của mình để phát huy.
Chẳng hạn tập trung vào thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, tránh thất thoát, lãng phí; khai thác, chế biến dầu thô để thay thế nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu; tập trung đầu tư, đẩy nhanh các công trình kinh tế trọng điểm tạo tiền đề cho ngành, nghề khác phát triển....
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp liệu có làm cho người mất việc sớm quay lại thị trường lao động không, thưa ông?
Bảo hiểm thất nghiệp là cách làm của nhiều nước trên thế giới theo cơ chế thị trường. Nhiều nước người ta làm hàng trăm năm nay rồi, rất ổn định và rất tốt cho đảm bảo an sinh xã hội.
Với Việt Nam, chính sách này cũng rất cần thiết. Nếu cứ để doanh nghiệp khi sản xuất đã thu hẹp mà còn phải gánh cả trợ cấp mất việc thì làm sao mà phục hồi được sản xuất.
Nhưng điều đáng nói hiện nay là việc phân công, triển khai thực hiện chưa ổn lắm, nặng về tính toán tiết kiệm tổ chức, biên chế, nặng về thu và chi trả trợ cấp chứ chưa coi trọng chuyện giúp người lao động trở lại làm việc mới - là nhiệm vụ chính. Trợ cấp chỉ là tạm thời, cái chính là bồi dưỡng tay nghề hoặc thậm chí đào tạo lại nghề, tìm và giới thiệu cho họ có việc làm mới là mục tiêu của bảo hiểm thất nghiệp.
Phân công cơ quan bảo hiểm xã hội làm thì chỉ được một vế phụ, còn vế chính dù có quy định và hô hào thế nào để cơ quan khác phải tham gia vào cũng vẫn không có hiệu quả. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho ta bài học để lựa chọn cách làm phù hợp, tốt hơn.
Phải chăng đầu tư cho ngành lao động cũng là cách làm để tạo sự tin cậy cho những con số liên quan đến giải quyết việc làm?
Quản lí được lao động, phân công, sử dụng hợp lí, có chính sách phân phối thu nhập khoa học, phù hợp đối với lao động là nhiệm vụ quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Nhưng nhiều năm nay khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, chúng ta đã xem nhẹ công tác lao động, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế bị thu hẹp, công việc tập trung chủ yếu cho chính sách an sinh xã hội sử dụng ngân sách Nhà nước.
Cho đến nay, một ngành với nhiệm vụ phải lo gần như từ đầu đến cuối cho mọi người dân thì tổ chức, biên chế cũng chẳng hơn gì các ngành quản lí ngành, lĩnh vực khác là bao nhiêu.
Vì vậy, đầu tư cho lao động và quản lí lao động chắc chắn sẽ có hiệu quả, không chỉ đối với giải quyết việc làm mà cho cả nền kinh tế - xã hội trong phát triển bền vững.
Trong bối cảnh đó, câu hỏi về tính khả thi của con số 1,7 triệu lao động được giải quyết việc làm năm 2009 đã được VnEconomy đặt ra với đại biểu Quốc hội Đặng Như Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Và, câu trả lời của ông thật bất ngờ...
Chỉ tiêu chỉ có tính chất định hướng
Thưa ông, con số lao động mất việc đang tăng lên từng ngày ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện một trong số các chỉ tiêu quan trọng của năm 2009 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ tư: tạo việc làm cho khoảng 1,7 triệu lao động?
Trước kỳ họp thứ tư của Quốc hội, khi Chính phủ báo cáo vấn đề này với cơ quan thẩm tra của Quốc hội đã có một số ý kiến đề nghị làm rõ các điều kiện và giải pháp để có thể đạt được chỉ tiêu giải quyết việc làm.
Năm 2007, khi tăng trưởng kinh tế ở mức 8,48% chỉ tạo được 1,68 triệu việc làm. Năm 2008, báo cáo của Chính phủ tại kì họp thứ tư, Quốc hội khóa XII (tháng 10/2008), dự kiến tăng trưởng kinh tế đạt từ 6,5-7% và tạo được 1,615 triệu việc làm. Hiện nay theo con số chính thức thì GDP năm 2008 chỉ tăng 6,23%.
Từ tháng 10/2008 đến nay, do sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hàng hóa tồn đọng, chậm lưu chuyển, không ít doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải cho lao động nghỉ hoặc thôi việc, số doanh nghiệp tuyển mới không nhiều thì con số 1,615 triệu lao động được giải quyết việc làm năm 2008 có lẽ không chính xác.
Năm 2009, dự báo nền kinh tế Việt Nam do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và tài chính quốc tế còn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ở các nước có tiếp nhận lao động xuất khẩu của Việt Nam không những không tuyển thêm lao động mà có khi còn cho nghỉ việc, thôi việc.
Vậy thì chỉ tiêu tạo việc làm cho 1,7 triệu người lao động, theo tôi, là không có cơ sở cả về lí thuyết và thực tiễn.
Theo báo cáo tổng kết của ngành lao động - thương binh và xã hội thì năm 2008 chỉ có 1,535 triệu người được giải quyết việc làm...?
Con số đó so với số Chính phủ báo cáo Quốc hội và chỉ tiêu đặt ra thì mức độ đạt được rất thấp nhưng lại sát với thực tế hơn, tuy có ảnh hưởng về mặt thành tích của ngành.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta còn phụ thuộc nhiều vào tăng vốn đầu tư phát triển và lao động, chứ chưa phải từ tăng chất lượng, năng suất lao động và hàm lượng trí tuệ trong hoạt động kinh tế.
Giải quyết việc làm hằng năm phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, vốn cho vay giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Năm 2008, cho vay giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động cũng chỉ tạo được khoảng 450 ngàn chỗ làm việc mới cho người lao động, còn khoảng 3/4 tổng số lao động tự tìm việc làm thông qua vốn đầu tư phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhà nước.
Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, có nghĩa sản xuất, kinh doanh không có hiệu quả thì doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh cũng không thể tuyển thêm lao động như ta mong muốn.
Như vậy, số liệu lao động được giải quyết việc làm năm 2008 và 2009 khó có thể đạt được kế hoạch đề ra và số liệu báo cáo cũng chỉ là số liệu tính toán suy luận, sơ bộ, chưa có hệ thống thống kê đủ điều kiện để khẳng định độ tin cậy của chỉ tiêu giải quyết việc làm hằng năm.
Đã có vị ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói là không thể có chuyện tăng trưởng kinh tế giảm, xuất khẩu giảm mà việc làm lại tăng, đó là nghịch lý?
Đúng thế.
Nhưng hiện nay vẫn tồn tại “cái lý” GDP giảm nhưng tổng quỹ đầu tư cho phát triển vẫn là 40% GDP thì giải quyết việc làm vẫn cứ tăng lên. Hiểu như thế là không đúng vì cần phải xem cơ cấu đầu tư ra sao.
Nếu đầu tư tập trung cho cơ sở hạ tầng và xây dựng lại thì chỗ làm việc mới tạo ra không nhiều. Còn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh mà kinh tế đang suy thoái thì doanh nghiệp cũng không thể tuyển thêm lao động. Trong trường hợp này thì làm sao có thể tăng thêm chỉ tiêu giải quyết việc làm.
Ủy ban về các vấn đề xã hội có ý kiến ra sao về chỉ tiêu giải quyết việc làm chưa có cơ sở vững chắc này, thưa Phó chủ nhiệm?
Khi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì thẩm tra báo cáo của Chính phủ, chúng tôi đã có ý kiến phân tích không thể có con số 1,7 triệu lao động có việc làm trong năm 2009.
Ý kiến này nêu ra không chỉ một lần và trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế trình ra Quốc hội cũng đặt ra nhưng việc tiếp thu của Chính phủ lại là vấn đề khác. Chúng tôi đã thực hiện đúng luật, làm đúng chức năng của mình.
Theo tôi, vấn đề là ở chỗ, chỉ tiêu giải quyết việc làm cũng như nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác khi được Quốc hội thông qua, ghi vào nghị quyết có phải là chỉ tiêu bắt buộc phải thực hiện hay là chỉ là các chỉ tiêu mang tính chất định hướng.
Theo pháp luật quy định hiện hành thì Nghị quyết của Quốc hội là một văn bản quy phạm pháp luật, có giá trị thực hiện như một luật và nhiều nghị quyết của Quốc hội ban hành đã được thực hiện như vậy. Nhưng đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm thì việc thực hiện lại không được coi là quy định của pháp luật. Quốc hội nên xem xét vấn đề này để việc thảo luận và thông qua các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hằng năm được đầy đủ và sâu sắc hơn.
Ý kiến không được tiếp nhận nhưng có thể thể hiện chính kiến của mình qua lá phiếu khi biểu quyết về các chỉ tiêu hằng năm, phải không ạ?
Tôi nghĩ có nhiều đại biểu nhận thấy một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội đặt ra chưa thật hợp lí nhưng Quốc hội không biểu quyết từng chỉ tiêu mà biểu quyết theo khoản hoặc điều, nên các chỉ tiêu gộp chung trong điều, khoản thường được thông qua.
Tuy nhiên, như tôi đã nói ở trên, vấn đề chính là các chỉ tiêu được thông qua chưa phải là quy định nghiêm ngặt của pháp luật, kết quả thực hiện chưa gắn với xử lí cơ quan chức năng có trách nhiệm.
Không muốn thất nghiệp thì... về nông thôn
Có chuyên gia kinh tế đã dự báo sẽ có hơn 1,1 triệu lao động sẽ thất nghiệp trong năm 2009, thay vì chỉ dừng ở 300 ngàn như con số ước tính ban đầu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội? Độ tin cậy của những con số này đến đâu, theo Phó chủ nhiệm?
So với con số lao động được giải quyết việc làm thì số lao động thất nghiệp có thể có độ tin cậy cao hơn vì thất nghiệp chỉ xảy ra ở khu vực thành thị, nơi dễ và có điều kiện quản lí hơn, không xảy ra ở vùng nông thôn rộng lớn.
Vì ở nông thôn người ta lấy chỉ tiêu sử dụng thời gian lao động làm thước đo, do đó không có lao động thất nghiệp. Vì vậy, ai không muốn thất nghiệp thì về sống ở nông thôn.
Còn về các con số dự báo 300 ngàn hoặc 1,1 triệu hoặc có nơi còn đưa ra sẽ có thêm 3 triệu lao động thất nghiệp trong năm 2009, đều chẳng dám nói rõ ràng, cơ sở dự báo từ đâu và dự báo nhằm mục đích gì, trách nhiệm dự báo đến đâu, nên có lẽ cũng chẳng cần bình luận độ tin cậy con số của họ đưa ra làm gì.
Vấn đề chắc chắn là suy thoái kinh tế, sản xuất đình đốn, mọi ngành, nghề đều bị ảnh hưởng lớn, nhỏ, lao động mất việc làm, thất nghiệp tăng lên là lẽ đương nhiên. Còn số đó bằng bao nhiêu, cơ quan chức năng của Chính phủ cần thống kê minh bạch, rõ ràng, đề xuất giải pháp để ổn định thu nhập, đời sống cho người lao động trong giai đoạn khó khăn này.
Theo ông thì nên lo cho họ thế nào ạ?
Cái lo này phải nằm trong chính sách, biện pháp chung chống lạm phát, chống suy thoái của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội chứ không thể lo riêng cho mấy trăm ngàn người mới thất nghiệp.
Quan trọng nhất vẫn là tìm cách hỗ trợ sản xuất kinh doanh trở lại ổn định, bình thường, tìm thế mạnh của mình để phát huy.
Chẳng hạn tập trung vào thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, tránh thất thoát, lãng phí; khai thác, chế biến dầu thô để thay thế nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu; tập trung đầu tư, đẩy nhanh các công trình kinh tế trọng điểm tạo tiền đề cho ngành, nghề khác phát triển....
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp liệu có làm cho người mất việc sớm quay lại thị trường lao động không, thưa ông?
Bảo hiểm thất nghiệp là cách làm của nhiều nước trên thế giới theo cơ chế thị trường. Nhiều nước người ta làm hàng trăm năm nay rồi, rất ổn định và rất tốt cho đảm bảo an sinh xã hội.
Với Việt Nam, chính sách này cũng rất cần thiết. Nếu cứ để doanh nghiệp khi sản xuất đã thu hẹp mà còn phải gánh cả trợ cấp mất việc thì làm sao mà phục hồi được sản xuất.
Nhưng điều đáng nói hiện nay là việc phân công, triển khai thực hiện chưa ổn lắm, nặng về tính toán tiết kiệm tổ chức, biên chế, nặng về thu và chi trả trợ cấp chứ chưa coi trọng chuyện giúp người lao động trở lại làm việc mới - là nhiệm vụ chính. Trợ cấp chỉ là tạm thời, cái chính là bồi dưỡng tay nghề hoặc thậm chí đào tạo lại nghề, tìm và giới thiệu cho họ có việc làm mới là mục tiêu của bảo hiểm thất nghiệp.
Phân công cơ quan bảo hiểm xã hội làm thì chỉ được một vế phụ, còn vế chính dù có quy định và hô hào thế nào để cơ quan khác phải tham gia vào cũng vẫn không có hiệu quả. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho ta bài học để lựa chọn cách làm phù hợp, tốt hơn.
Phải chăng đầu tư cho ngành lao động cũng là cách làm để tạo sự tin cậy cho những con số liên quan đến giải quyết việc làm?
Quản lí được lao động, phân công, sử dụng hợp lí, có chính sách phân phối thu nhập khoa học, phù hợp đối với lao động là nhiệm vụ quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Nhưng nhiều năm nay khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, chúng ta đã xem nhẹ công tác lao động, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế bị thu hẹp, công việc tập trung chủ yếu cho chính sách an sinh xã hội sử dụng ngân sách Nhà nước.
Cho đến nay, một ngành với nhiệm vụ phải lo gần như từ đầu đến cuối cho mọi người dân thì tổ chức, biên chế cũng chẳng hơn gì các ngành quản lí ngành, lĩnh vực khác là bao nhiêu.
Vì vậy, đầu tư cho lao động và quản lí lao động chắc chắn sẽ có hiệu quả, không chỉ đối với giải quyết việc làm mà cho cả nền kinh tế - xã hội trong phát triển bền vững.