Giám sát chặt đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp
Thủ tướng sẽ trực tiếp chỉ đạo xử lý những trường hợp vi phạm trong đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước.
Nghị định này hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Theo quy định tại nghị định, Bộ Tài chính sẽ đóng vai trò chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện việc giám sát tình hình đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp của các cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Nội dung giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại điều 51 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Việc giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp thực hiện bằng phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung việc giám sát trước và giám sát sau.
Cũng theo nghị định, từ quý 4 của năm trước, Bộ Tài chính phải lập kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và công bố trước ngày 31/1 của nằm sau liền kề. Sau khi công bố các bộ, ngành liên quan phải thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.
Trong trường hợp phát hiện vi phạm của cơ quan đại diện chủ sở hữu về phạm vi đầu tư vốn, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, phải báo cáo ngay cho Thủ tướng Chính phủ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, theo báo cáo giải trình của đại diện ban soạn thảo dự thảo Nghị định 87 là Bộ Tài chính, việc giám sát nhằm đánh giá việc tuân thủ quy định về phạm vi, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp.
Cùng với đó là đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
Việc giám sát còn giúp Nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Nghị định này hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Theo quy định tại nghị định, Bộ Tài chính sẽ đóng vai trò chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện việc giám sát tình hình đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp của các cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Nội dung giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại điều 51 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Việc giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp thực hiện bằng phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung việc giám sát trước và giám sát sau.
Cũng theo nghị định, từ quý 4 của năm trước, Bộ Tài chính phải lập kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và công bố trước ngày 31/1 của nằm sau liền kề. Sau khi công bố các bộ, ngành liên quan phải thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.
Trong trường hợp phát hiện vi phạm của cơ quan đại diện chủ sở hữu về phạm vi đầu tư vốn, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, phải báo cáo ngay cho Thủ tướng Chính phủ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, theo báo cáo giải trình của đại diện ban soạn thảo dự thảo Nghị định 87 là Bộ Tài chính, việc giám sát nhằm đánh giá việc tuân thủ quy định về phạm vi, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp.
Cùng với đó là đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
Việc giám sát còn giúp Nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.