Hà Nội “cháy” văn phòng cho thuê
Nhiều doanh nghiệp “đỏ mắt” tìm thuê văn phòng ở Hà Nội, nhưng đều nhận được câu từ chối: “Hết chỗ rồi”
Giám đốc một công ty quản lý bất động sản ở Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, mỗi tuần ông phải từ chối hàng chục cuộc điện thoại yêu cầu thuê văn phòng tại toà nhà công ty đang quản lý.
“Toà nhà đã lấp đầy từ lâu và các khách thuê hiện tại cũng không thể mở rộng văn phòng vì không còn chỗ trống”, vị giám đốc này cho biết.
Nhiều doanh nghiệp “đỏ mắt” tìm thuê văn phòng ở Hà Nội, nhưng đều nhận được câu từ chối: “Hết chỗ rồi”. Tính đến hết quý I, 101.695 m2 văn phòng loại A tại Hà Nội đã cho thuê hết và chỉ còn khoảng 1.297 m2 còn trống, trong đó có gần 1.000 m2 thuộc toà nhà Metropole Business Centre. Nhưng toà nhà này đang chuyển từ văn phòng thành khách sạn, nên thực tế không còn văn phòng loại A nào còn trống.
Vì nhu cầu lớn nên các toà nhà vừa đi vào hoạt động đã không còn chỗ trống. Toà nhà Opera Business Centre trước cửa Nhà hát lớn đã cho thuê hết trước khi khai trương. Tương tự, các doanh nghiệp, đại sứ quán cũng thuê hết toàn bộ 18.000 m2 của cao ốc Pacific Place trên đường Lý Thường Kiệt.
Từ đầu năm đến nay, Hà Nội có thêm 18.820 m2 văn phòng loại A mới đi vào hoạt động, nhưng đã được lấp đầy.
Vì các cao ốc loại A không còn chỗ trống, nên những khách hàng có nhu cầu mở rộng văn phòng buộc phải chuyển hướng sang thuê cao ốc loại B, khiến thị trường này cũng hết chỗ. Trong tổng số 142.509 m2 văn phòng loại B tại Hà Nội, có tới 99% đã được lấp đầy, nên các công ty muốn thuê văn phòng loại B cũng tìm không ra.
Tình hình càng “căng” khi cao ốc North Asia Tower ở đường Đào Duy Anh bị buộc phải “cắt ngọn” khi đã gần hoàn thiện và chưa biết đến bao giờ mới có thể mở cửa đón khách.
Chi phí thuê văn phòng của các doanh nghiệp cũng ngày càng lớn do giá càng ngày càng tăng. Trong năm 2006, giá thuê văn phòng liên tục tăng và trong quý I/2007, giá thuê văn phòng loại A tăng 5% so với quý IV/2006. Giá rao cho thuê văn phòng loại A bình quân hiện nay ở mức 34,4 USD/m2/tháng, loại B khoảng 22,3 USD, chưa bao gồm 10% thuế VAT.
Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc Công ty tư vấn CB Richard Ellis dự đoán, vì nhu cầu tăng mạnh, nên giá thuê văn phòng của các cao ốc loại A trong năm nay và năm tới sẽ tăng 10% so với hiện nay.
Tuy nhiên, giá thuê văn phòng loại B sẽ chịu sức ép giảm xuống do có một loạt cao ốc mới ra đời trong năm nay, như tòa nhà VIT ở phố Kim Mã, Viglacera ở đường Trần Duy Hưng, cung cấp khoảng 62.000 m2 văn phòng mới.
Mặc dù vậy, nếu không nhanh chân, các công ty cũng sẽ khó lòng thuê được văn phòng loại B ở những toà nhà mới do nhu cầu hiện nay rất cao và những diện tích mới sẽ nhanh được lấp đầy.
Theo CB Richard Ellis, thị trường văn phòng hiện nay đang mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư mới. Từ nay đến năm 2010, sẽ có thêm các cao ốc loại A như BIDV Tower (40.000 m2) ở đường Trần Quang Khải, Capital Tower trên đường Trần Hưng Đạo (30.000 m2) và Hanoi City Complex (40.000 m2) trên đường Liễu Giai.
Nhiều nhà đầu tư khác cũng đang tìm kiếm đất để xây dựng văn phòng cao cấp nhưng đều gặp phải khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng, nên nguồn cung chưa có gì đột biến và vì thế, chi phí thuê văn phòng của các doanh nghiệp càng tăng do giá có xu hướng nhích lên.
Do việc tìm kiếm địa điểm trong trung tâm thành phố gặp khó khăn, nên nhiều nhà đầu tư đang có xu hướng chuyển dịch ra khu vực Mỹ Đình. Song song với một loạt dự án khách sạn 5 sao trị giá hàng trăm triệu USD đang triển khai xây dựng thì khu vực này cũng bắt đầu trưng biển 2 dự án cao ốc của Công ty Cổ phần số 9 - Vinaconex (44.800 m2) và Cavico Việt Nam (34.400 m2).
“Toà nhà đã lấp đầy từ lâu và các khách thuê hiện tại cũng không thể mở rộng văn phòng vì không còn chỗ trống”, vị giám đốc này cho biết.
Nhiều doanh nghiệp “đỏ mắt” tìm thuê văn phòng ở Hà Nội, nhưng đều nhận được câu từ chối: “Hết chỗ rồi”. Tính đến hết quý I, 101.695 m2 văn phòng loại A tại Hà Nội đã cho thuê hết và chỉ còn khoảng 1.297 m2 còn trống, trong đó có gần 1.000 m2 thuộc toà nhà Metropole Business Centre. Nhưng toà nhà này đang chuyển từ văn phòng thành khách sạn, nên thực tế không còn văn phòng loại A nào còn trống.
Vì nhu cầu lớn nên các toà nhà vừa đi vào hoạt động đã không còn chỗ trống. Toà nhà Opera Business Centre trước cửa Nhà hát lớn đã cho thuê hết trước khi khai trương. Tương tự, các doanh nghiệp, đại sứ quán cũng thuê hết toàn bộ 18.000 m2 của cao ốc Pacific Place trên đường Lý Thường Kiệt.
Từ đầu năm đến nay, Hà Nội có thêm 18.820 m2 văn phòng loại A mới đi vào hoạt động, nhưng đã được lấp đầy.
Vì các cao ốc loại A không còn chỗ trống, nên những khách hàng có nhu cầu mở rộng văn phòng buộc phải chuyển hướng sang thuê cao ốc loại B, khiến thị trường này cũng hết chỗ. Trong tổng số 142.509 m2 văn phòng loại B tại Hà Nội, có tới 99% đã được lấp đầy, nên các công ty muốn thuê văn phòng loại B cũng tìm không ra.
Tình hình càng “căng” khi cao ốc North Asia Tower ở đường Đào Duy Anh bị buộc phải “cắt ngọn” khi đã gần hoàn thiện và chưa biết đến bao giờ mới có thể mở cửa đón khách.
Chi phí thuê văn phòng của các doanh nghiệp cũng ngày càng lớn do giá càng ngày càng tăng. Trong năm 2006, giá thuê văn phòng liên tục tăng và trong quý I/2007, giá thuê văn phòng loại A tăng 5% so với quý IV/2006. Giá rao cho thuê văn phòng loại A bình quân hiện nay ở mức 34,4 USD/m2/tháng, loại B khoảng 22,3 USD, chưa bao gồm 10% thuế VAT.
Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc Công ty tư vấn CB Richard Ellis dự đoán, vì nhu cầu tăng mạnh, nên giá thuê văn phòng của các cao ốc loại A trong năm nay và năm tới sẽ tăng 10% so với hiện nay.
Tuy nhiên, giá thuê văn phòng loại B sẽ chịu sức ép giảm xuống do có một loạt cao ốc mới ra đời trong năm nay, như tòa nhà VIT ở phố Kim Mã, Viglacera ở đường Trần Duy Hưng, cung cấp khoảng 62.000 m2 văn phòng mới.
Mặc dù vậy, nếu không nhanh chân, các công ty cũng sẽ khó lòng thuê được văn phòng loại B ở những toà nhà mới do nhu cầu hiện nay rất cao và những diện tích mới sẽ nhanh được lấp đầy.
Theo CB Richard Ellis, thị trường văn phòng hiện nay đang mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư mới. Từ nay đến năm 2010, sẽ có thêm các cao ốc loại A như BIDV Tower (40.000 m2) ở đường Trần Quang Khải, Capital Tower trên đường Trần Hưng Đạo (30.000 m2) và Hanoi City Complex (40.000 m2) trên đường Liễu Giai.
Nhiều nhà đầu tư khác cũng đang tìm kiếm đất để xây dựng văn phòng cao cấp nhưng đều gặp phải khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng, nên nguồn cung chưa có gì đột biến và vì thế, chi phí thuê văn phòng của các doanh nghiệp càng tăng do giá có xu hướng nhích lên.
Do việc tìm kiếm địa điểm trong trung tâm thành phố gặp khó khăn, nên nhiều nhà đầu tư đang có xu hướng chuyển dịch ra khu vực Mỹ Đình. Song song với một loạt dự án khách sạn 5 sao trị giá hàng trăm triệu USD đang triển khai xây dựng thì khu vực này cũng bắt đầu trưng biển 2 dự án cao ốc của Công ty Cổ phần số 9 - Vinaconex (44.800 m2) và Cavico Việt Nam (34.400 m2).