Hà Nội “khát” đất xây đô thị
Dự kiến tương lai, thành phố sẽ xây dựng mới các trung tâm giao thương, tài chính - thương mại quốc tế (10-15 ha) tại Tây Hồ Tây
Dự báo đến năm 2030, dân số toàn thành phố Hà Nội có khoảng 9,4 triệu người. Trong đó, thành thị khoảng 6,4 triệu người, nông thôn khoảng 3 triệu người, tỷ lệ đô thị hoá là 68,8%.
Dân số tăng kéo theo nhu cầu về nhà ở, văn phòng làm việc, cơ sở sản xuất kinh doanh... cũng tăng nhanh chóng.
Đến năm 2030, bài toán về sử dụng đất cho quá trình phát triển được dự báo là: tổng quỹ đất xây dựng khoảng 125.500 ha, chiếm gần 37,5% tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố. Trong đó, đất xây dựng thành thị khoảng 92.000 ha, (chiếm 27,5% so với đất tự nhiên); đô thị hạt nhân có diện tích khoảng 40.00 ha; khu vực phát triển mới có diện tích khoảng 31.000 ha, trong đó có 5 đô thị vệ tinh diện tích khoảng 32.000 ha; đất xây dựng nông thôn khoảng 33.500 ha.
Giai đoạn đến năm 2030, nhà ở đô thị phấn đấu đạt 18 m2/người và nhà ở nông thôn đạt 15 m2/người, nhu cầu xây dựng mới khoảng trên 113 triệu m2 nhà ở. Đến năm 2020, quy mô đào tạo vùng đồng bằng sông Hồng là 1,8 triệu sinh viên, trong đó Hà Nội đảm nhận khoảng 70 -75 vạn sinh viên, tập trung tại các đô thị vệ tinh như Hoà Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên – Phú Minh, Chúc Sơn và Sóc Sơn, dự kiến chỉ tiêu 50 - 60 m2 đất/sinh viên. Ngoài ra, thủ đô còn cần 200 ha đất để xây dựng mạng lưới y tế.
Cũng theo quy hoạch, đến năm 2030, Hà Nội hình thành mới 3 vùng công nghiệp, diện tích khoảng 800 ha, gồm khu công nghiệp Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm; dành khoảng 4.500 ha phát triển công nghiệp nặng, kho tàng, dịch vụ tiếp vận trung chuyển hàng hoá gắn với sân bay quốc tế Nội Bài và hàng lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng; khoảng 1.500 ha phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp đa ngành gắn với vùng nông nghiệp phía nam Hà Nội và hành lang kinh tế bắc nam dọc quốc lộ 1A; khoảng 2.000 ha phát triển kho công nghiệp cao Hoà Lạc, công nghiệp chế biến, đa ngành tại Xuân Mai, Miếu Môn gắn kết đường Hồ Chí Minh và các tuyến hướng tâm Hà Nội.
Dự kiến tương lai, thành phố sẽ xây dựng mới các trung tâm giao thương, tài chính - thương mại quốc tế (10-15 ha) tại Tây Hồ Tây, hội chợ triển lãm thương mại quốc tế (10-15ha) tại Mỹ Đình, Đông Anh; trung tâm dịch vụ trung chuyển hàng hoá gắn với các mạng lưới chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng (50-100 ha) ở khu vực Mê Linh, Thường Tín - Phú Xuyên, Hoà Lạc, Thạch Thất, Gia Lâm; mạng lưới trung tâm bán buôn và mua sắm cấp vùng (20-50 ha) gắn khu vực đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và các đầu mối giao thông liên vùng tại Sóc Sơn, Thường Tín, Phú Xuyên, Hoà Lạc, Chúc Sơn, Gia Lâm.
Tuy nhiên, có được quỹ đất để phát triển đô thị theo quy hoạch trên sẽ là một quá trình rất gian nan.
Bởi thực tế cho thấy với tổng diện tích lên tới 3.324 km2 và hàng ngàn dự án nằm trong quy hoạch, suốt năm 2009, Hà Nội mới chỉ quyết định thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất ở đô thị vẻn vẹn được 143 ha, đạt 16% kế hoạch năm; đất chuyên dùng cũng được có 707 ha, đạt 20% kế hoạch năm.
Quy hoạch chung mới có ý nghĩa định hướng, không ổn định, quy hoạch chi tiết còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nên thường xuyên phải điều chỉnh cục bộ. Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, chưa tạo được quỹ đất “sạch” cần thiết hỗ trợ công tác phát triển thủ đô cũng như điều tiết thị trường bất động sản thông qua quy luật cung - cầu.
GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định: ước tính, cần tới gần 70 tỷ USD để thực hiện quy hoạch. Trong hoàn cảnh hiện nay thì các nguồn vốn từ ODA, FDI đều khó có thể huy động cho công việc này, ngân sách nhà nước thì không dư dả. Như vậy, năng lực thực hiện quy hoạch chỉ có thể nhìn vào nguồn lực từ đất.
Trong khi đó, hiện nay, chính quyền đô thị còn thiếu các chiến lược và chính sách kiểm soát, quản lý đô thị gây lãng phí tài nguyên đất đai và nguồn lực đầu tư; làm sao giải quyết được các áp lực đô thị hoá đang ngày một gia tăng ảnh hưởng tới quỹ đất nông nghiệp; tìm kiếm và kêu gọi nguồn lực đầu tư cho phát triển đô thị là bài toán rất nan giải...
Liên quan đến vấn đề này, TS. Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng: thị trường bất động sản đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện quy hoạch đô thị, thế nhưng hiện nay tại Hà Nội, các dự án khu đô thị mới phân tán khắp nơi tuỳ theo đề xuất của nhà kinh doanh bất động sản và đều được chính quyền đô thị chấp nhận. Tình trạng đó khiến cho việc kết nối các khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng cấp 1 của đô thị khó khăn và tốn kém.
Theo ông Nguyễn Văn Minh, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Hà Nội cần tập trung hoàn chỉnh quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, công bố công khai quy hoạch được duyệt, xây dựng lộ trình, bước đi cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện; xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và 2030 để tổ chức thực hiện.
Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, thành phố cần có cơ chế công tác phát triển quỹ đất, đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, tạo quỹ đất “sạch” để kêu gọi đầu tư và điều tiết thị trường bất động sản khi cần thiết; hoàn thiện các cơ chế, chính sách cải cách thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn; xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư trong việc xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp và các lĩnh vực cần thu hút đầu tư, đặc biệt là các công trình công cộng, công trình phúc lợi đảm bảo an sinh xã hội...
Dân số tăng kéo theo nhu cầu về nhà ở, văn phòng làm việc, cơ sở sản xuất kinh doanh... cũng tăng nhanh chóng.
Đến năm 2030, bài toán về sử dụng đất cho quá trình phát triển được dự báo là: tổng quỹ đất xây dựng khoảng 125.500 ha, chiếm gần 37,5% tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố. Trong đó, đất xây dựng thành thị khoảng 92.000 ha, (chiếm 27,5% so với đất tự nhiên); đô thị hạt nhân có diện tích khoảng 40.00 ha; khu vực phát triển mới có diện tích khoảng 31.000 ha, trong đó có 5 đô thị vệ tinh diện tích khoảng 32.000 ha; đất xây dựng nông thôn khoảng 33.500 ha.
Giai đoạn đến năm 2030, nhà ở đô thị phấn đấu đạt 18 m2/người và nhà ở nông thôn đạt 15 m2/người, nhu cầu xây dựng mới khoảng trên 113 triệu m2 nhà ở. Đến năm 2020, quy mô đào tạo vùng đồng bằng sông Hồng là 1,8 triệu sinh viên, trong đó Hà Nội đảm nhận khoảng 70 -75 vạn sinh viên, tập trung tại các đô thị vệ tinh như Hoà Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên – Phú Minh, Chúc Sơn và Sóc Sơn, dự kiến chỉ tiêu 50 - 60 m2 đất/sinh viên. Ngoài ra, thủ đô còn cần 200 ha đất để xây dựng mạng lưới y tế.
Cũng theo quy hoạch, đến năm 2030, Hà Nội hình thành mới 3 vùng công nghiệp, diện tích khoảng 800 ha, gồm khu công nghiệp Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm; dành khoảng 4.500 ha phát triển công nghiệp nặng, kho tàng, dịch vụ tiếp vận trung chuyển hàng hoá gắn với sân bay quốc tế Nội Bài và hàng lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng; khoảng 1.500 ha phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp đa ngành gắn với vùng nông nghiệp phía nam Hà Nội và hành lang kinh tế bắc nam dọc quốc lộ 1A; khoảng 2.000 ha phát triển kho công nghiệp cao Hoà Lạc, công nghiệp chế biến, đa ngành tại Xuân Mai, Miếu Môn gắn kết đường Hồ Chí Minh và các tuyến hướng tâm Hà Nội.
Dự kiến tương lai, thành phố sẽ xây dựng mới các trung tâm giao thương, tài chính - thương mại quốc tế (10-15 ha) tại Tây Hồ Tây, hội chợ triển lãm thương mại quốc tế (10-15ha) tại Mỹ Đình, Đông Anh; trung tâm dịch vụ trung chuyển hàng hoá gắn với các mạng lưới chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng (50-100 ha) ở khu vực Mê Linh, Thường Tín - Phú Xuyên, Hoà Lạc, Thạch Thất, Gia Lâm; mạng lưới trung tâm bán buôn và mua sắm cấp vùng (20-50 ha) gắn khu vực đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và các đầu mối giao thông liên vùng tại Sóc Sơn, Thường Tín, Phú Xuyên, Hoà Lạc, Chúc Sơn, Gia Lâm.
Tuy nhiên, có được quỹ đất để phát triển đô thị theo quy hoạch trên sẽ là một quá trình rất gian nan.
Bởi thực tế cho thấy với tổng diện tích lên tới 3.324 km2 và hàng ngàn dự án nằm trong quy hoạch, suốt năm 2009, Hà Nội mới chỉ quyết định thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất ở đô thị vẻn vẹn được 143 ha, đạt 16% kế hoạch năm; đất chuyên dùng cũng được có 707 ha, đạt 20% kế hoạch năm.
Quy hoạch chung mới có ý nghĩa định hướng, không ổn định, quy hoạch chi tiết còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nên thường xuyên phải điều chỉnh cục bộ. Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, chưa tạo được quỹ đất “sạch” cần thiết hỗ trợ công tác phát triển thủ đô cũng như điều tiết thị trường bất động sản thông qua quy luật cung - cầu.
GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định: ước tính, cần tới gần 70 tỷ USD để thực hiện quy hoạch. Trong hoàn cảnh hiện nay thì các nguồn vốn từ ODA, FDI đều khó có thể huy động cho công việc này, ngân sách nhà nước thì không dư dả. Như vậy, năng lực thực hiện quy hoạch chỉ có thể nhìn vào nguồn lực từ đất.
Trong khi đó, hiện nay, chính quyền đô thị còn thiếu các chiến lược và chính sách kiểm soát, quản lý đô thị gây lãng phí tài nguyên đất đai và nguồn lực đầu tư; làm sao giải quyết được các áp lực đô thị hoá đang ngày một gia tăng ảnh hưởng tới quỹ đất nông nghiệp; tìm kiếm và kêu gọi nguồn lực đầu tư cho phát triển đô thị là bài toán rất nan giải...
Liên quan đến vấn đề này, TS. Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng: thị trường bất động sản đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện quy hoạch đô thị, thế nhưng hiện nay tại Hà Nội, các dự án khu đô thị mới phân tán khắp nơi tuỳ theo đề xuất của nhà kinh doanh bất động sản và đều được chính quyền đô thị chấp nhận. Tình trạng đó khiến cho việc kết nối các khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng cấp 1 của đô thị khó khăn và tốn kém.
Theo ông Nguyễn Văn Minh, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Hà Nội cần tập trung hoàn chỉnh quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, công bố công khai quy hoạch được duyệt, xây dựng lộ trình, bước đi cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện; xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và 2030 để tổ chức thực hiện.
Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, thành phố cần có cơ chế công tác phát triển quỹ đất, đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, tạo quỹ đất “sạch” để kêu gọi đầu tư và điều tiết thị trường bất động sản khi cần thiết; hoàn thiện các cơ chế, chính sách cải cách thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn; xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư trong việc xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp và các lĩnh vực cần thu hút đầu tư, đặc biệt là các công trình công cộng, công trình phúc lợi đảm bảo an sinh xã hội...