Hiến pháp và Quốc hội
Phó chủ tịch Quốc hội sốt ruột trước những hàng ghế trống tại hội nghị đại biểu chuyên trách góp ý sửa Hiến pháp
Một diễn đàn dành riêng cho các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách góp ý về bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trong hai ngày liên tục đã kết thúc cuối tuần qua, với nhiều tranh luận chưa ngã ngũ.
Lập hiến, hẳn nhiên đang là công việc hệ trọng nhất của đất nước. Các hoạt động góp ý cho bản dự thảo sửa đổi đang đi đến cao trào với quan điểm nhiều chiều ở hầu hết các điều khoản. Và, cho đến khi đề nghị tha thiết về quyền phúc quyết của dân với Hiến pháp của cả nhiều vị đại biểu cũng như cử tri chưa thành hiện thực thì Quốc hội vẫn đóng vai trò quyết định trong sự ra đời của bản Hiến pháp mới.
Bởi, theo điều 124 của dự thảo Hiến pháp sửa đổi thì “dự thảo Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định”.
Quy định này, theo giải thích của Ban biên tập tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách nói trên là “đã thể hiện đầy đủ chủ quyền nhân dân, kết hợp quyền của nhân dân và thẩm quyền của Quốc hội trong việc xây dựng và ban hành Hiến pháp”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, trong bức thư gửi các vị đại diện cho dân ở cơ quan quyền lực cao nhất vào cuối tháng 1 vừa qua, cũng đã nhắn nhủ các đại biểu cần dành thời gian thích đáng không chỉ để nghiên cứu, chắt lọc ý kiến đóng góp để thể hiện ý chí của nhân dân, mà còn để chuẩn bị ý kiến của chính mình tham gia thảo luận, hoàn thiện dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 5 và nhất là để thay mặt nhân dân biểu quyết thông qua Hiến pháp tại kỳ họp thứ 6 (tháng 11/2013).
Như vậy, trọng trách của Quốc hội, của từng vị đại biểu Quốc hội là rất lớn. Điều này cũng lý giải sự sốt ruột của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu về những hàng ghế trống khi ông điều hành hội nghị đại biểu chuyên trách góp ý sửa Hiến pháp.
“Đại biểu chuyên trách ở các cơ quan Quốc hội, nếu nhìn trong hội trường hôm nay thì thấy vắng rất nhiều, đây là điều chúng ta phải suy nghĩ và có thể nói rằng chưa thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo, ý kiến chỉ đạo của Thường vụ Quốc hội, của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp và của Chủ tịch Quốc hội”, ông Lưu nói.
Sự cần thiết “phải tham dự hội nghị” được Phó chủ tịch Uông Chu Lưu nhấn mạnh là nếu chưa có điều kiện đóng góp ý kiến, thì ít nhất cũng được nghe những ý kiến đóng góp của các vị khác để chuẩn bị cho việc tiếp tục tham gia vào dự thảo Hiến pháp, đặc biệt là chuẩn bị đóng góp ý kiến thảo luận về nội dung này tại kỳ họp thứ 5 tới của Quốc hội.
Bởi vậy, kết thúc ngày làm việc thứ nhất, Phó chủ tịch đã đề nghị lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội ngay tối hôm đó phải báo cho các vị đại biểu đang ở Hà Nội hoặc đi công tác ở những địa phương lân cận “là ngày mai phải tham dự”.
Sang ngày thứ hai, mặc dù một số ý kiến đề nghị kết thúc trong buổi sáng, song Phó chủ tịch vẫn kiên quyết giữ đúng chương trình, để cho tất cả các đại biểu đã đăng ký đều được phát biểu, để nghe, trao đổi và bàn kỹ hơn, nhằm “thu được kết quả khả dĩ hơn”.
Một bản Hiến pháp khả dĩ hơn dự thảo đang được công bố lấy ý kiến nhân dân chắc chắn không chỉ là mong muốn của rất nhiều vị đại diện cho dân. Bởi, dù đã tiếp thu các ý kiến từ những phiên thảo luận ở kỳ họp Quốc hội cuối năm 2012 song nói như một thành viên Ban biên tập, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch thì “cái quan trọng nhất có thể làm được thì chúng ta làm qua loa, trong khi lại sửa những chỗ không cần thiết”.
Cái quan trọng nhất, theo đại biểu Lịch nằm ở quy định tại chương chính quyền địa phương và điều 59 về quản lý ngân sách. Để khắc phục sự “qua loa” tại dự thảo, ông hứa tự thiết kế chương này theo hướng nâng được tự chủ địa phương, tách biệt ngân sách quốc gia, ngân sách địa phương để “chặt” hoàn toàn cơ chế xin - cho như hiện nay. Tuy nhiên “chấp nhận hay không là tùy Ban soạn thảo”.
Chấp nhận hay không là tùy, có vẻ như không hẳn là cách nói theo thói quen. Bởi, chính đại biểu Lịch đã nói ngay khi được mời phát biểu là vì tham gia biên tập nên ông đã có điều kiện góp ý khá nhiều. Song ở hội nghị này ông vẫn nhấn nút phát biểu tới hai lần để thể hiện chính kiến của mình.
Bản báo cáo một số vấn đề cần tập trung thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được trình bày mở đầu hội nghị cũng cho thấy sau hơn hai tháng tổ chức lấy ý kiến nhân dân, quan điểm của Ban biên tập về các vấn đề lớn gần như không có gì thay đổi.
Như vậy, dù có tổ chức lấy ý kiến nhân dân rộng rãi đến đâu thì quyền quyết định về Hiến pháp mới vẫn đang thuộc về Quốc hội. Và đương nhiên nhân dân có quyền giám sát hoạt động của các đại biểu do mình bầu ra, song giám sát thế nào lại vẫn là vấn đề được đặt ra với không ít băn khoăn.
Lập hiến, hẳn nhiên đang là công việc hệ trọng nhất của đất nước. Các hoạt động góp ý cho bản dự thảo sửa đổi đang đi đến cao trào với quan điểm nhiều chiều ở hầu hết các điều khoản. Và, cho đến khi đề nghị tha thiết về quyền phúc quyết của dân với Hiến pháp của cả nhiều vị đại biểu cũng như cử tri chưa thành hiện thực thì Quốc hội vẫn đóng vai trò quyết định trong sự ra đời của bản Hiến pháp mới.
Bởi, theo điều 124 của dự thảo Hiến pháp sửa đổi thì “dự thảo Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định”.
Quy định này, theo giải thích của Ban biên tập tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách nói trên là “đã thể hiện đầy đủ chủ quyền nhân dân, kết hợp quyền của nhân dân và thẩm quyền của Quốc hội trong việc xây dựng và ban hành Hiến pháp”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, trong bức thư gửi các vị đại diện cho dân ở cơ quan quyền lực cao nhất vào cuối tháng 1 vừa qua, cũng đã nhắn nhủ các đại biểu cần dành thời gian thích đáng không chỉ để nghiên cứu, chắt lọc ý kiến đóng góp để thể hiện ý chí của nhân dân, mà còn để chuẩn bị ý kiến của chính mình tham gia thảo luận, hoàn thiện dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 5 và nhất là để thay mặt nhân dân biểu quyết thông qua Hiến pháp tại kỳ họp thứ 6 (tháng 11/2013).
Đại
biểu chuyên trách ở các cơ quan Quốc hội, nếu nhìn trong hội trường hôm
nay thì thấy vắng rất nhiều, đây là điều chúng ta phải suy nghĩ... Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu
Như vậy, trọng trách của Quốc hội, của từng vị đại biểu Quốc hội là rất lớn. Điều này cũng lý giải sự sốt ruột của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu về những hàng ghế trống khi ông điều hành hội nghị đại biểu chuyên trách góp ý sửa Hiến pháp.
“Đại biểu chuyên trách ở các cơ quan Quốc hội, nếu nhìn trong hội trường hôm nay thì thấy vắng rất nhiều, đây là điều chúng ta phải suy nghĩ và có thể nói rằng chưa thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo, ý kiến chỉ đạo của Thường vụ Quốc hội, của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp và của Chủ tịch Quốc hội”, ông Lưu nói.
Sự cần thiết “phải tham dự hội nghị” được Phó chủ tịch Uông Chu Lưu nhấn mạnh là nếu chưa có điều kiện đóng góp ý kiến, thì ít nhất cũng được nghe những ý kiến đóng góp của các vị khác để chuẩn bị cho việc tiếp tục tham gia vào dự thảo Hiến pháp, đặc biệt là chuẩn bị đóng góp ý kiến thảo luận về nội dung này tại kỳ họp thứ 5 tới của Quốc hội.
Bởi vậy, kết thúc ngày làm việc thứ nhất, Phó chủ tịch đã đề nghị lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội ngay tối hôm đó phải báo cho các vị đại biểu đang ở Hà Nội hoặc đi công tác ở những địa phương lân cận “là ngày mai phải tham dự”.
Sang ngày thứ hai, mặc dù một số ý kiến đề nghị kết thúc trong buổi sáng, song Phó chủ tịch vẫn kiên quyết giữ đúng chương trình, để cho tất cả các đại biểu đã đăng ký đều được phát biểu, để nghe, trao đổi và bàn kỹ hơn, nhằm “thu được kết quả khả dĩ hơn”.
Một bản Hiến pháp khả dĩ hơn dự thảo đang được công bố lấy ý kiến nhân dân chắc chắn không chỉ là mong muốn của rất nhiều vị đại diện cho dân. Bởi, dù đã tiếp thu các ý kiến từ những phiên thảo luận ở kỳ họp Quốc hội cuối năm 2012 song nói như một thành viên Ban biên tập, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch thì “cái quan trọng nhất có thể làm được thì chúng ta làm qua loa, trong khi lại sửa những chỗ không cần thiết”.
Dù có tổ chức lấy ý kiến nhân dân rộng rãi đến đâu thì quyền quyết định về Hiến pháp mới vẫn đang thuộc về Quốc hội.
Cái quan trọng nhất, theo đại biểu Lịch nằm ở quy định tại chương chính quyền địa phương và điều 59 về quản lý ngân sách. Để khắc phục sự “qua loa” tại dự thảo, ông hứa tự thiết kế chương này theo hướng nâng được tự chủ địa phương, tách biệt ngân sách quốc gia, ngân sách địa phương để “chặt” hoàn toàn cơ chế xin - cho như hiện nay. Tuy nhiên “chấp nhận hay không là tùy Ban soạn thảo”.
Chấp nhận hay không là tùy, có vẻ như không hẳn là cách nói theo thói quen. Bởi, chính đại biểu Lịch đã nói ngay khi được mời phát biểu là vì tham gia biên tập nên ông đã có điều kiện góp ý khá nhiều. Song ở hội nghị này ông vẫn nhấn nút phát biểu tới hai lần để thể hiện chính kiến của mình.
Bản báo cáo một số vấn đề cần tập trung thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được trình bày mở đầu hội nghị cũng cho thấy sau hơn hai tháng tổ chức lấy ý kiến nhân dân, quan điểm của Ban biên tập về các vấn đề lớn gần như không có gì thay đổi.
Như vậy, dù có tổ chức lấy ý kiến nhân dân rộng rãi đến đâu thì quyền quyết định về Hiến pháp mới vẫn đang thuộc về Quốc hội. Và đương nhiên nhân dân có quyền giám sát hoạt động của các đại biểu do mình bầu ra, song giám sát thế nào lại vẫn là vấn đề được đặt ra với không ít băn khoăn.