HT Mobile “khai tử” mạng CDMA?
Lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông và các cơ quan chức năng đã họp xem xét hồ sơ xin chuyển công nghệ của HT Mobile
Theo một nguồn tin, chuyện HT Mobile nộp hồ sơ để xin chuyển từ CDMA sang GSM là có thật. Nhưng chưa biết bao giờ họ sẽ chính thức chuyển sang GSM.
Chiều ngày 3/1/2008, lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông và các cơ quan chức năng đã họp xem xét hồ sơ xin chuyển công nghệ của HT Mobile (liên doanh giữa tập đoàn viễn thông Hutchison (Mỹ) và Hanoi Telecom sử dụng đầu số 092) từ mạng CDMA đang khai thác sang GSM (công nghệ mà Mobifone, Vinaphone và Viettel đang dùng).
Dù chưa được người có trách nhiệm của HT Mobile xác nhận phần trăm của sự thật này, nhưng theo tìm hiểu, từ tháng 9/2007, HT Mobile đã ngưng đầu tư cơ sở hạ tầng, điều mà trước đó họ đã làm khá mạnh mẽ để không chỉ mở rộng tầm phủ sóng của mạng phục vụ khai thác chức năng thoại mà còn gia tăng nhiều ứng dụng phi thoại như dịch vụ Internet Mobile (truy cập internet bằng các thiết bị chuyên dụng trên nền công nghệ CDMA 2000-1x và EVDO)...
Do chỉ số ARPU thấp
Theo các chuyên gia về viễn thông, chỉ số ARPU (Average Revenue Per User – doanh thu bình quân của một thuê bao/tháng) là rất quan trọng trong việc đánh giá tính hiệu quả của nhà khai thác. Nhưng trên thực tế, công bố chỉ số ARPU giữa các tổ chức còn có khác biệt. “Chính điều này khiến nhiều nhà đầu tư cho rằng Việt Nam là một mảnh đất màu mỡ, dễ tìm kiếm lợi nhuận”, một chuyên gia viễn thông nhận định.
Ngày 15/1/2007, HT Mobile chính thức gia nhập nhóm các nhà cung cấp viễn thông với công nghệ CDMA 850MHz. HT Mobile đặt mục tiêu đạt 1 triệu thuê bao trong năm 2007, nhưng đến nay chỉ thực hiện được khoảng 50% chỉ tiêu.
Altimo, tập đoàn đầu tư trong lĩnh vực viễn thông vừa công bố kết quả về chỉ số phát triển di động. Theo công bố này, các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á tiếp tục duy trì vị trí số một cho các nhà đầu tư vào mạng di động. Cũng trong báo cáo này, Altimo cho rằng doanh thu bình quân tính trên đầu người sử dụng di động toàn cầu giảm 2% trong 6 tháng qua và xu hướng sụt giảm này có thể sẽ tiếp tục diễn ra trong khoảng thời gian 2008 – 2009.
Tại hội nghị về Mobile khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2004, theo tổ chức RJB Consultants, chỉ số ARPU của Việt Nam khoảng 18 USD/thuê bao, cao hơn 3 USD so với đánh giá của các nhà cung cấp mạng viễn thông của Việt Nam.
Chỉ số này dao động theo tốc độ phát triển của nhà khai thác dịch vụ, mức chi tiêu của người tiêu dùng cũng như chính sách giá cước của các nhà khai thác dịch vụ. Còn trong một khảo sát mới nhất của Vụ Viễn thông (Bộ Thông tin truyền thông), chỉ số ARPU bình quân của các nhà khai thác mạng viễn thông tính đến cuối năm 2007 là 6,5 USD/thuê bao, trong khi nó phải đạt 7 USD/thuê bao mới đạt điểm hoà vốn.
Mobifone hiện được xem là nhà khai thác mạng viễn thông có chỉ số ARPU cao nhất: 10 USD/thuê bao, Vinaphone khoảng 8 USD. Ông Hồ Hồng Sơn, Giám đốc điều hành S-Fone cho biết chỉ số ARPU của mạng S-Fone hiện là 5 USD/thuê bao với số thuê bao tích luỹ là 3,5 triệu thuê bao, còn số có doanh thu hàng tháng là 1,5 triệu thuê bao. “Với chỉ số ARPU như vậy, chúng tôi đang gặp nhiều khó khăn”, ông Sơn nói.
Nếu S-Fone có chỉ số ARPU thấp như vậy, chắc chắn chỉ số ARPU của HT Mobile không thể cao hơn vì hiện nay nhà cung cấp này chỉ có chừng 500.000 thuê bao tích luỹ.
“Chúng tôi hiểu được những khó khăn của các nhà khai thác mới như S-Fone, HT Mobile, EVN Telecom. Do sức cạnh tranh hiện nay quá khốc liệt nên các nhà khai thác nhỏ phải kéo dài thời gian hoà vốn. Còn hiện nay, chắc chắn HT Mobile đang gánh lỗ, lỗ nặng nữa là khác”, một chuyên gia viễn thông nhận định.
Dù chưa công bố về số vốn đã chi đến ngày hôm nay là bao nhiêu, nhưng với hạ tầng mạng như vậy, số lượng thuê bao như vậy, có lỗ nặng cũng là điều dễ hiểu và chấp nhận được. Việc chuyển sang mạng GSM có nghĩa là họ đã nhìn thấy trước tương lai “ảm đạm” của công nghệ CDMA tại thị trường Việt Nam.
Người thuê bao chưa rõ quyền lợi
Nếu không có sự thay đổi ở “phút 89”, chắc chắn hồ sơ xin đổi mạng của HT Mobile sẽ được bộ và các cơ quan chức năng cho phép. Chưa biết nếu được chuyển sang GSM thì HT Mobile sẽ sử dụng tần số nào. Trước đó, Chính phủ cũng đã đồng ý cho Bộ Công an thành lập mạng GTel (liên doanh với tập đoàn viễn thông Vimpelcom - Nga) cũng chạy bằng công nghệ GSM nhưng chưa biết sử dụng tần số nào.
Thông tin HT Mobile xin chuyển mạng khiến nhiều khách hàng lo lắng vì không rõ quyền lợi về thuê bao của mình ra sao. Chị Thuỳ (quận 12, Tp.HCM) sử dụng thuê bao 092... cho biết đến nay vẫn chưa nghe đại diện của HT Mobile nói gì đến số thuê bao mà chị đang sử dụng. “Trước đây, tôi dùng HT chỉ vì là có giá cước rẻ hơn, nhưng nay các nhà khác đồng loạt giảm giá thì không có HT cũng chẳng ảnh hưởng gì”, chị nói.
Ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc HT Mobile Tp.HCM cho rằng họ chưa nhận được bất kỳ thông tin nào của cấp cao hơn nên không thể bình luận gì về sự kiện này. Trong khi đó, dẫn theo nguồn tin của một tờ báo, chiều ngày 4/1/2008, bà Trịnh Minh Châu (Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị của Hanoi Telecom – đơn vị chủ quản HT Mobile) không đưa ra câu trả lời cụ thể nhưng cho biết “hãy chờ một tháng nữa sẽ biết chính thức sự việc”.
Chiều ngày 3/1/2008, lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông và các cơ quan chức năng đã họp xem xét hồ sơ xin chuyển công nghệ của HT Mobile (liên doanh giữa tập đoàn viễn thông Hutchison (Mỹ) và Hanoi Telecom sử dụng đầu số 092) từ mạng CDMA đang khai thác sang GSM (công nghệ mà Mobifone, Vinaphone và Viettel đang dùng).
Dù chưa được người có trách nhiệm của HT Mobile xác nhận phần trăm của sự thật này, nhưng theo tìm hiểu, từ tháng 9/2007, HT Mobile đã ngưng đầu tư cơ sở hạ tầng, điều mà trước đó họ đã làm khá mạnh mẽ để không chỉ mở rộng tầm phủ sóng của mạng phục vụ khai thác chức năng thoại mà còn gia tăng nhiều ứng dụng phi thoại như dịch vụ Internet Mobile (truy cập internet bằng các thiết bị chuyên dụng trên nền công nghệ CDMA 2000-1x và EVDO)...
Do chỉ số ARPU thấp
Theo các chuyên gia về viễn thông, chỉ số ARPU (Average Revenue Per User – doanh thu bình quân của một thuê bao/tháng) là rất quan trọng trong việc đánh giá tính hiệu quả của nhà khai thác. Nhưng trên thực tế, công bố chỉ số ARPU giữa các tổ chức còn có khác biệt. “Chính điều này khiến nhiều nhà đầu tư cho rằng Việt Nam là một mảnh đất màu mỡ, dễ tìm kiếm lợi nhuận”, một chuyên gia viễn thông nhận định.
Ngày 15/1/2007, HT Mobile chính thức gia nhập nhóm các nhà cung cấp viễn thông với công nghệ CDMA 850MHz. HT Mobile đặt mục tiêu đạt 1 triệu thuê bao trong năm 2007, nhưng đến nay chỉ thực hiện được khoảng 50% chỉ tiêu.
Altimo, tập đoàn đầu tư trong lĩnh vực viễn thông vừa công bố kết quả về chỉ số phát triển di động. Theo công bố này, các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á tiếp tục duy trì vị trí số một cho các nhà đầu tư vào mạng di động. Cũng trong báo cáo này, Altimo cho rằng doanh thu bình quân tính trên đầu người sử dụng di động toàn cầu giảm 2% trong 6 tháng qua và xu hướng sụt giảm này có thể sẽ tiếp tục diễn ra trong khoảng thời gian 2008 – 2009.
Tại hội nghị về Mobile khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2004, theo tổ chức RJB Consultants, chỉ số ARPU của Việt Nam khoảng 18 USD/thuê bao, cao hơn 3 USD so với đánh giá của các nhà cung cấp mạng viễn thông của Việt Nam.
Chỉ số này dao động theo tốc độ phát triển của nhà khai thác dịch vụ, mức chi tiêu của người tiêu dùng cũng như chính sách giá cước của các nhà khai thác dịch vụ. Còn trong một khảo sát mới nhất của Vụ Viễn thông (Bộ Thông tin truyền thông), chỉ số ARPU bình quân của các nhà khai thác mạng viễn thông tính đến cuối năm 2007 là 6,5 USD/thuê bao, trong khi nó phải đạt 7 USD/thuê bao mới đạt điểm hoà vốn.
Mobifone hiện được xem là nhà khai thác mạng viễn thông có chỉ số ARPU cao nhất: 10 USD/thuê bao, Vinaphone khoảng 8 USD. Ông Hồ Hồng Sơn, Giám đốc điều hành S-Fone cho biết chỉ số ARPU của mạng S-Fone hiện là 5 USD/thuê bao với số thuê bao tích luỹ là 3,5 triệu thuê bao, còn số có doanh thu hàng tháng là 1,5 triệu thuê bao. “Với chỉ số ARPU như vậy, chúng tôi đang gặp nhiều khó khăn”, ông Sơn nói.
Nếu S-Fone có chỉ số ARPU thấp như vậy, chắc chắn chỉ số ARPU của HT Mobile không thể cao hơn vì hiện nay nhà cung cấp này chỉ có chừng 500.000 thuê bao tích luỹ.
“Chúng tôi hiểu được những khó khăn của các nhà khai thác mới như S-Fone, HT Mobile, EVN Telecom. Do sức cạnh tranh hiện nay quá khốc liệt nên các nhà khai thác nhỏ phải kéo dài thời gian hoà vốn. Còn hiện nay, chắc chắn HT Mobile đang gánh lỗ, lỗ nặng nữa là khác”, một chuyên gia viễn thông nhận định.
Dù chưa công bố về số vốn đã chi đến ngày hôm nay là bao nhiêu, nhưng với hạ tầng mạng như vậy, số lượng thuê bao như vậy, có lỗ nặng cũng là điều dễ hiểu và chấp nhận được. Việc chuyển sang mạng GSM có nghĩa là họ đã nhìn thấy trước tương lai “ảm đạm” của công nghệ CDMA tại thị trường Việt Nam.
Người thuê bao chưa rõ quyền lợi
Nếu không có sự thay đổi ở “phút 89”, chắc chắn hồ sơ xin đổi mạng của HT Mobile sẽ được bộ và các cơ quan chức năng cho phép. Chưa biết nếu được chuyển sang GSM thì HT Mobile sẽ sử dụng tần số nào. Trước đó, Chính phủ cũng đã đồng ý cho Bộ Công an thành lập mạng GTel (liên doanh với tập đoàn viễn thông Vimpelcom - Nga) cũng chạy bằng công nghệ GSM nhưng chưa biết sử dụng tần số nào.
Thông tin HT Mobile xin chuyển mạng khiến nhiều khách hàng lo lắng vì không rõ quyền lợi về thuê bao của mình ra sao. Chị Thuỳ (quận 12, Tp.HCM) sử dụng thuê bao 092... cho biết đến nay vẫn chưa nghe đại diện của HT Mobile nói gì đến số thuê bao mà chị đang sử dụng. “Trước đây, tôi dùng HT chỉ vì là có giá cước rẻ hơn, nhưng nay các nhà khác đồng loạt giảm giá thì không có HT cũng chẳng ảnh hưởng gì”, chị nói.
Ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc HT Mobile Tp.HCM cho rằng họ chưa nhận được bất kỳ thông tin nào của cấp cao hơn nên không thể bình luận gì về sự kiện này. Trong khi đó, dẫn theo nguồn tin của một tờ báo, chiều ngày 4/1/2008, bà Trịnh Minh Châu (Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị của Hanoi Telecom – đơn vị chủ quản HT Mobile) không đưa ra câu trả lời cụ thể nhưng cho biết “hãy chờ một tháng nữa sẽ biết chính thức sự việc”.