Huỳnh Ngọc Sĩ bị tăng án lên gấp đôi
Tòa tuyên phạt Huỳnh Ngọc Sĩ 6 năm tù, Lê Quả 5 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"
Sau hơn một ngày xét xử, sáng 17/3, tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án Nhân dân Tối cao tại Tp.HCM đã bác kháng cáo xin được hưởng án treo của hai bị cáo, Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM, nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây và môi trường nước Tp.HCM và Lê Quả, nguyên Phó giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây và môi trường nước Tp.HCM.
Chấp nhận kháng nghị tăng hình phạt đối với hai bị cáo của Viện Kiểm sát nhân dân Tp.HCM, tòa tuyên phạt Huỳnh Ngọc Sĩ 6 năm tù, Lê Quả 5 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Bản kháng nghị của viện xác định, Huỳnh Ngọc Sĩ và Lê Quả đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 1,2 tỷ đồng; hậu quả là đặc biệt nghiêm trọng.
Từ đó, Viện đề nghị cấp phúc thẩm áp dụng khoản 3 điều 281 Bộ luật Hình sự (khung hình phạt từ 10-15 năm tù) để lượng hình, thay vì trước đây tòa cấp sơ thẩm đã áp dụng khoản 1 điều 281 (khung hình phạt từ 1-5 năm tù) để tuyên phạt Huỳnh Ngọc Sĩ 3 năm tù, Lê Quả 2 năm tù.
Trình bày lý do cho việc kháng cáo xin hưởng án treo, cả bị cáo Sĩ và Quả đều cho rằng, động cơ phạm tội xuất phát từ cái tâm là muốn “bồi dưỡng” cho anh em trong Ban quản lý dự án, thời điểm xảy ra vụ việc đã hơn 8 năm, nên hậu gây ra không còn nguy hại cho xã hội, hơn nữa cả hai đều đã nhiều tuổi, sức khoẻ yếu, có thành tích công tác.
Chưa hết, Lê Quả còn bao biện, vì muốn học hỏi kinh nghiệm quản lý, máy móc thiết bị của Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) nên mới cho PCI thuê trụ sở tại căn nhà số 3 đường Nguyễn Thị Diệu vốn thuộc sở hữu của Nhà nước. Bị cáo đang còn “dang dở” với một số công trình khoa học nên thiết tha được bắt tay vào hoàn thiện.
Bác lại quan điểm này, chủ tọa phiên tòa Phạm Công Hùng cho rằng, chức năng của Ban quản lý dự án là giám sát dự án chứ không phải là “cõng thầy về nhà” để học tập, nếu như thấy không đủ năng lực để đảm nhiệm chức vụ thì phải xin nghỉ để người khác lên thay thế.
Huỳnh Ngọc Sĩ phủ nhận việc Lê Quả có báo cáo với mình về việc cho PCI thuê trụ sở, tuy nhiên chính bị cáo lại nhận tiền từ Lê Quả qua bảng danh sách hơn 80 cán bộ nhân viên Ban quản lý dự án.
Bị cáo Sĩ thừa nhận, trong tổng số tiền 80.000 USD (tương đương với 1,2 tỷ đồng) mà phía PCI “thanh toán” cho hợp đồng thuê trụ sở cho Ban quản lý dự án từ tháng 8/2001 - 11/2002 bao gồm 600 triệu đồng tiền cho thuê nhà, số còn lại là do các nguồn thu bất chính, không hợp pháp mà có.
Số tiền bất chính này, theo Sĩ là do phía PCI “bồi dưỡng” cho việc Ban quản lý dự án đã cập nhật và cung cấp thông tin để đảm bảo đúng tiến độ dự án.
Trước lời khai nói trên, vị đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao giữ quyền công tố tại phiên tòa khẳng định, 600 triệu đồng có được từ các khoản thu bất chính là dấu hiệu để cấu thành tội “nhận hối lộ” chứ không đơn giản chỉ là tiền “bồi dưỡng”. Trách nhiệm của Ban quản lý dự án là phải cung cấp thông tin cho nhà đầu tư (PCI) chứ không thể có một khoản “bồi dưỡng” nào cho điều này.
Trần Xuân Tình (Vietnam+)
Chấp nhận kháng nghị tăng hình phạt đối với hai bị cáo của Viện Kiểm sát nhân dân Tp.HCM, tòa tuyên phạt Huỳnh Ngọc Sĩ 6 năm tù, Lê Quả 5 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Bản kháng nghị của viện xác định, Huỳnh Ngọc Sĩ và Lê Quả đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 1,2 tỷ đồng; hậu quả là đặc biệt nghiêm trọng.
Từ đó, Viện đề nghị cấp phúc thẩm áp dụng khoản 3 điều 281 Bộ luật Hình sự (khung hình phạt từ 10-15 năm tù) để lượng hình, thay vì trước đây tòa cấp sơ thẩm đã áp dụng khoản 1 điều 281 (khung hình phạt từ 1-5 năm tù) để tuyên phạt Huỳnh Ngọc Sĩ 3 năm tù, Lê Quả 2 năm tù.
Trình bày lý do cho việc kháng cáo xin hưởng án treo, cả bị cáo Sĩ và Quả đều cho rằng, động cơ phạm tội xuất phát từ cái tâm là muốn “bồi dưỡng” cho anh em trong Ban quản lý dự án, thời điểm xảy ra vụ việc đã hơn 8 năm, nên hậu gây ra không còn nguy hại cho xã hội, hơn nữa cả hai đều đã nhiều tuổi, sức khoẻ yếu, có thành tích công tác.
Chưa hết, Lê Quả còn bao biện, vì muốn học hỏi kinh nghiệm quản lý, máy móc thiết bị của Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) nên mới cho PCI thuê trụ sở tại căn nhà số 3 đường Nguyễn Thị Diệu vốn thuộc sở hữu của Nhà nước. Bị cáo đang còn “dang dở” với một số công trình khoa học nên thiết tha được bắt tay vào hoàn thiện.
Bác lại quan điểm này, chủ tọa phiên tòa Phạm Công Hùng cho rằng, chức năng của Ban quản lý dự án là giám sát dự án chứ không phải là “cõng thầy về nhà” để học tập, nếu như thấy không đủ năng lực để đảm nhiệm chức vụ thì phải xin nghỉ để người khác lên thay thế.
Huỳnh Ngọc Sĩ phủ nhận việc Lê Quả có báo cáo với mình về việc cho PCI thuê trụ sở, tuy nhiên chính bị cáo lại nhận tiền từ Lê Quả qua bảng danh sách hơn 80 cán bộ nhân viên Ban quản lý dự án.
Bị cáo Sĩ thừa nhận, trong tổng số tiền 80.000 USD (tương đương với 1,2 tỷ đồng) mà phía PCI “thanh toán” cho hợp đồng thuê trụ sở cho Ban quản lý dự án từ tháng 8/2001 - 11/2002 bao gồm 600 triệu đồng tiền cho thuê nhà, số còn lại là do các nguồn thu bất chính, không hợp pháp mà có.
Số tiền bất chính này, theo Sĩ là do phía PCI “bồi dưỡng” cho việc Ban quản lý dự án đã cập nhật và cung cấp thông tin để đảm bảo đúng tiến độ dự án.
Trước lời khai nói trên, vị đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao giữ quyền công tố tại phiên tòa khẳng định, 600 triệu đồng có được từ các khoản thu bất chính là dấu hiệu để cấu thành tội “nhận hối lộ” chứ không đơn giản chỉ là tiền “bồi dưỡng”. Trách nhiệm của Ban quản lý dự án là phải cung cấp thông tin cho nhà đầu tư (PCI) chứ không thể có một khoản “bồi dưỡng” nào cho điều này.
Trần Xuân Tình (Vietnam+)