Hy Lạp tuột xuống “đáy” xếp hạng tín nhiệm
Với động thái mới nhất của S&P, Hy Lạp hiện là nước có mức tín nhiệm thấp nhất thế giới, do nguy cơ vỡ nợ trong năm tới rất lớn
Tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) vừa đánh tụt 3 bậc xếp hạng của Hy Lạp, đưa quốc gia châu Âu này trở thành nước có mức tín nhiệm thấp nhất thế giới, do nguy cơ vỡ nợ trong năm tới rất lớn.
S&P cho rằng, các nhà hoạch định chính sách châu Âu đang muốn Hy Lạp tái cơ cấu nợ, thông qua hoán đổi trái phiếu hoặc nâng thời gian đáo hạn của trái phiếu. Bất cứ giao dịch nào như vậy cũng được xem như là vỡ nợ. Nếu tình huống đó xảy ra, xếp hạng tín dụng của Hy Lạp sẽ rớt xuống mức SD (vỡ nợ).
Chuyên gia phân tích Marko Mrsnik của S&P cho rằng, với chương trình giải cứu hiện nay của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Hy Lạp sẽ không thể tiếp cận vào thị trường vốn và tạo ra khoảng cách giữa số tiền cam kết chính thức và nhu cầu của nước này.
Xuất phát từ nhận định như vậy, hôm 13/6, S&P đã hạ xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Hy Lạp từ B xuống CCC, cách mức SD chỉ 4 bậc. Đồng thời, S&P cũng xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn của Hy Lạp ở mức C. Hiện bậc của Hy Lạp còn thấp hơn cả Ecuador, Jamaica, Pakistan và Grenada.
S&P cho biết, triển vọng của Hy Lạp vẫn ở tình trạng tiêu cực và có thể hạ thêm bậc tín nhiệm của quốc gia này trong vòng 12 - 18 tháng tới. Xếp hạng mà S&P dành cho Hy Lạp thấp hơn một bậc so với mức Caa1 của Moody’s. Trong khi, Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm Hy Lạp ở mức B-.
Giới phân tích nhận định, động thái của S&P là đòn mới nhất giáng vào Chính phủ Hy Lạp, đúng vào thời điểm quốc gia này đang cố thông qua chương trình thắt lưng buộc bụng để tiếp tục nhận được thêm sự trợ giúp từ bên ngoài.
Lợi suất trái phiếu chính phủ của Hy Lạp thời hạn 10 năm tăng hơn 17% và đóng cửa ở mức 16,97% sau động thái của S&P. Trong khi, lợi suất trái phiếu chính phủ của Bồ Đào Nha và Ireland đóng cửa ở các mức 10,66% và 11,34%.
S&P cho rằng, các nhà hoạch định chính sách châu Âu đang muốn Hy Lạp tái cơ cấu nợ, thông qua hoán đổi trái phiếu hoặc nâng thời gian đáo hạn của trái phiếu. Bất cứ giao dịch nào như vậy cũng được xem như là vỡ nợ. Nếu tình huống đó xảy ra, xếp hạng tín dụng của Hy Lạp sẽ rớt xuống mức SD (vỡ nợ).
Chuyên gia phân tích Marko Mrsnik của S&P cho rằng, với chương trình giải cứu hiện nay của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Hy Lạp sẽ không thể tiếp cận vào thị trường vốn và tạo ra khoảng cách giữa số tiền cam kết chính thức và nhu cầu của nước này.
Xuất phát từ nhận định như vậy, hôm 13/6, S&P đã hạ xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Hy Lạp từ B xuống CCC, cách mức SD chỉ 4 bậc. Đồng thời, S&P cũng xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn của Hy Lạp ở mức C. Hiện bậc của Hy Lạp còn thấp hơn cả Ecuador, Jamaica, Pakistan và Grenada.
S&P cho biết, triển vọng của Hy Lạp vẫn ở tình trạng tiêu cực và có thể hạ thêm bậc tín nhiệm của quốc gia này trong vòng 12 - 18 tháng tới. Xếp hạng mà S&P dành cho Hy Lạp thấp hơn một bậc so với mức Caa1 của Moody’s. Trong khi, Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm Hy Lạp ở mức B-.
Giới phân tích nhận định, động thái của S&P là đòn mới nhất giáng vào Chính phủ Hy Lạp, đúng vào thời điểm quốc gia này đang cố thông qua chương trình thắt lưng buộc bụng để tiếp tục nhận được thêm sự trợ giúp từ bên ngoài.
Lợi suất trái phiếu chính phủ của Hy Lạp thời hạn 10 năm tăng hơn 17% và đóng cửa ở mức 16,97% sau động thái của S&P. Trong khi, lợi suất trái phiếu chính phủ của Bồ Đào Nha và Ireland đóng cửa ở các mức 10,66% và 11,34%.