Kế hoạch xây tường biên giới của Trump gặp khó về vốn
Bộ An ninh Nội địa Mỹ mới chỉ xác định được khoảng 20 triệu USD có thể dùng cho dự án xây tường trị giá nhiều tỷ USD này
Lời hứa của Tổng thống Mỹ Donald Trump về dùng nguồn vốn sẵn có để khởi công ngay lập tức một bức tường ngăn biên giới Mỹ-Mexico đã vấp phải trở ngại về tài chính.
Hãng tin Reuters cho biết, Nhà Trắng nói rằng việc khởi công nhanh bức tường biên giới - như Trump đã hứa trong chiến dịch tranh cử Tổng thống và trong sắc lệnh mà ông ký hồi tháng 1 - sẽ dựa trên “nguồn vốn và các nguồn lực sẵn có” của Bộ An ninh Nội địa (DHS).
Tuy nhiên, theo một tài liệu của DHS mà Reuters thu thập được, bộ này mới chỉ xác định được khoảng 20 triệu USD có thể dùng cho dự án xây tường trị giá nhiều tỷ USD này.
Tài liệu trên nói số vốn này chỉ có thể đủ để trang trải cho một vài hợp đồng xây tường mẫu, chứ không thể đủ để thực sự khởi công công trình. Điều này đồng nghĩa với việc để triển khai kế hoạch xây tường biên giới, Nhà Trắng sẽ cần phải thuyết phục Quốc hội Mỹ phê chuẩn ngân sách.
Một tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được trước đó ước tính rằng việc xây tường hoặc rào chắn ngăn toàn bộ đường biên giới phía Nam của Mỹ sẽ tiêu tốn 21,6 tỷ USD, tương đương 9,3 triệu USD mỗi dặm hàng rào và 17,8 triệu USD tương đương mỗi dặm tường.
Trump đã nói sẽ đề nghị Quốc hội phê chuẩn ngân sách để chi trả cho phần chi phí xây tường mà nguồn tiền sẵn có không thể đáp ứng. Ông cũng nói sẽ buộc Mexico phải “thanh toán” sau toàn bộ chi phí cho việc xây bức tường thông qua việc thu thuế hàng nhập khẩu vào Mỹ.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan nói sẽ đưa ngân sách xây tường biên giới vào ngân sách cho năm tài khóa tới. Ông Ryan, một nghị sỹ Cộng hòa, ước tính chi phí xây bức tường này dao động từ 12-15 tỷ USD.
Tuy nhiên, nhiều nghị sỹ Cộng hòa đã tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống lại kế hoạch xây tường biên giới, nếu kế hoạch này không được đi kèm với các kế hoạch cắt giảm chi tiêu khác để cân bằng ngân sách.
Theo dự kiến, phải đến ngày 6/3 Chính phủ Mỹ mới bắt đầu mở thầu để chọn các nhà cung cấp tường mẫu. Tuy nhiên, đã có hơn 265 công ty đăng ký là “bên quan tâm” đến dự án này trên một trang web của Chính phủ Mỹ. Trong số này có các doanh nghiệp từ nhỏ đến những nhà thầu khổng lồ như Raytheon.
Hãng tin Reuters cho biết, Nhà Trắng nói rằng việc khởi công nhanh bức tường biên giới - như Trump đã hứa trong chiến dịch tranh cử Tổng thống và trong sắc lệnh mà ông ký hồi tháng 1 - sẽ dựa trên “nguồn vốn và các nguồn lực sẵn có” của Bộ An ninh Nội địa (DHS).
Tuy nhiên, theo một tài liệu của DHS mà Reuters thu thập được, bộ này mới chỉ xác định được khoảng 20 triệu USD có thể dùng cho dự án xây tường trị giá nhiều tỷ USD này.
Tài liệu trên nói số vốn này chỉ có thể đủ để trang trải cho một vài hợp đồng xây tường mẫu, chứ không thể đủ để thực sự khởi công công trình. Điều này đồng nghĩa với việc để triển khai kế hoạch xây tường biên giới, Nhà Trắng sẽ cần phải thuyết phục Quốc hội Mỹ phê chuẩn ngân sách.
Một tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được trước đó ước tính rằng việc xây tường hoặc rào chắn ngăn toàn bộ đường biên giới phía Nam của Mỹ sẽ tiêu tốn 21,6 tỷ USD, tương đương 9,3 triệu USD mỗi dặm hàng rào và 17,8 triệu USD tương đương mỗi dặm tường.
Trump đã nói sẽ đề nghị Quốc hội phê chuẩn ngân sách để chi trả cho phần chi phí xây tường mà nguồn tiền sẵn có không thể đáp ứng. Ông cũng nói sẽ buộc Mexico phải “thanh toán” sau toàn bộ chi phí cho việc xây bức tường thông qua việc thu thuế hàng nhập khẩu vào Mỹ.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan nói sẽ đưa ngân sách xây tường biên giới vào ngân sách cho năm tài khóa tới. Ông Ryan, một nghị sỹ Cộng hòa, ước tính chi phí xây bức tường này dao động từ 12-15 tỷ USD.
Tuy nhiên, nhiều nghị sỹ Cộng hòa đã tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống lại kế hoạch xây tường biên giới, nếu kế hoạch này không được đi kèm với các kế hoạch cắt giảm chi tiêu khác để cân bằng ngân sách.
Theo dự kiến, phải đến ngày 6/3 Chính phủ Mỹ mới bắt đầu mở thầu để chọn các nhà cung cấp tường mẫu. Tuy nhiên, đã có hơn 265 công ty đăng ký là “bên quan tâm” đến dự án này trên một trang web của Chính phủ Mỹ. Trong số này có các doanh nghiệp từ nhỏ đến những nhà thầu khổng lồ như Raytheon.