Khó giữ bội chi ngân sách ở mức 5% GDP
Nợ công tính đến 31/12/2016 ước khoảng 63,2% GDP, vẫn trong giới hạn an toàn
Năm 2015, Chính phủ trình bội chi Ngân sách nhà nước bằng 5% GDP. Theo đó, mức dư nợ công đến hết năm 2015 khoảng 61,3% GDP, vẫn trong giới hạn an toàn cho phép (65% GDP).
Đây là thông tin được nêu tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách trong phiên họp sáng 12/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, thực tế, sẽ khó giữ mức bội chi nêu trên. Vì kết quả giám sát cho thấy, mức giải ngân vốn ODA trong năm 2015 sẽ vượt mức dự toán đã được Quốc hội quyết định. Bên cạnh đó, một số khoản đã chi mà chưa có nguồn bù đắp như nợ cấp bù chênh lệch lãi suất đối với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam...
Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ rà soát, báo cáo cụ thể các số liệu giải ngân vốn ODA và các khoản nợ của nhà nước để phản ánh sát số bội chi và nợ công, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Với 2016, Chính phủ dự kiến tổng thu cân đối ngân sách là 984.500 tỷ đồng, tăng 6,1% so với ước thực hiện năm 2015.
Mức tăng này, dù thấp, song được cơ quan thẩm tra đánh giá là hợp lý, trong bối cảnh thu từ dầu thô đạt thấp do giá giảm mạnh, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm do thực hiện các cam kết quốc tế, một số chính sách thuế đến thời điểm điều chỉnh giảm thuế suất.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra lưu ý, cân đối ngân sách nhà nước đã rất căng thẳng khi tốc độ tăng thu chỉ ở mức 6,1%, tốc độ tăng chi 8,6%, riêng chi đầu tu phát triển tăng 16,4%, chi thường xuyên tăng 6%. Trong khi ngân sách nhà nước còn nợ nhiều khoản chi chưa có nguồn thanh toán.
Trước thực tế này, Ủy ban Tài chính – Ngân sách cơ bản nhất trí với đề nghị bán bớt cổ phần vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp nhà nước để thu về khoảng 30.000 tỷ đồng để bổ sung chi đầu tư phát triển, tập trung cho một số công trình hạ tầng quan trọng có sức lan tỏa lớn
Song, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh số vốn này phải dành cho chi đầu tư phát triển, không dành cho chi thường xuyên.
Thẩm tra phương án phân bổ ngân sách Trung ương 2016, Úy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị cân nhắc tăng chi cao hơn cho quốc phòng, an ninh so với phương án Chính phủ trình, đảm bảo đủ tiêu chuẩn vật chất cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tăng cường huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu câu trong tình hình mới
Liên quan đến bội chi của năm sau, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cho biết, Chính phủ dự kiến ở mức 5% GDP (257.000 tỳ đồng, tăng 31.000 so với năm 2015), nợ công đến 31/12/2016 ước khoảng 63,2% GDP.
Đồng tình với việc tiếp tục giữ bội chi theo cách tính cũ ở mức cao (5% GDP), cơ quan thẩm tra lập luận, trước thực trạng nền kinh tế chưa phục hồi mạnh mẽ, đầu tư của nhà nước còn đóng vai trò quan trọng thì việc cắt giảm chi tiêu công quá nhanh sẽ dẫn đến giảm nguồn lực đầu tư trong toàn xã hội.
Tuy nhiên, trong dài hạn, cần xây dựng chi tiết lộ trình giảm bội chi và nợ công trong giai đoạn 2016-2020 theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng cho rằng cần tính toán lại chiến lược thu trong trung hạn và dại hạn, phấn đấu mức huy động từ thuế, phí vả lệ phí không thấp hơn 20% GDP/năm trong những năm tới.
Đây là thông tin được nêu tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách trong phiên họp sáng 12/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, thực tế, sẽ khó giữ mức bội chi nêu trên. Vì kết quả giám sát cho thấy, mức giải ngân vốn ODA trong năm 2015 sẽ vượt mức dự toán đã được Quốc hội quyết định. Bên cạnh đó, một số khoản đã chi mà chưa có nguồn bù đắp như nợ cấp bù chênh lệch lãi suất đối với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam...
Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ rà soát, báo cáo cụ thể các số liệu giải ngân vốn ODA và các khoản nợ của nhà nước để phản ánh sát số bội chi và nợ công, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Với 2016, Chính phủ dự kiến tổng thu cân đối ngân sách là 984.500 tỷ đồng, tăng 6,1% so với ước thực hiện năm 2015.
Mức tăng này, dù thấp, song được cơ quan thẩm tra đánh giá là hợp lý, trong bối cảnh thu từ dầu thô đạt thấp do giá giảm mạnh, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm do thực hiện các cam kết quốc tế, một số chính sách thuế đến thời điểm điều chỉnh giảm thuế suất.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra lưu ý, cân đối ngân sách nhà nước đã rất căng thẳng khi tốc độ tăng thu chỉ ở mức 6,1%, tốc độ tăng chi 8,6%, riêng chi đầu tu phát triển tăng 16,4%, chi thường xuyên tăng 6%. Trong khi ngân sách nhà nước còn nợ nhiều khoản chi chưa có nguồn thanh toán.
Trước thực tế này, Ủy ban Tài chính – Ngân sách cơ bản nhất trí với đề nghị bán bớt cổ phần vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp nhà nước để thu về khoảng 30.000 tỷ đồng để bổ sung chi đầu tư phát triển, tập trung cho một số công trình hạ tầng quan trọng có sức lan tỏa lớn
Song, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh số vốn này phải dành cho chi đầu tư phát triển, không dành cho chi thường xuyên.
Thẩm tra phương án phân bổ ngân sách Trung ương 2016, Úy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị cân nhắc tăng chi cao hơn cho quốc phòng, an ninh so với phương án Chính phủ trình, đảm bảo đủ tiêu chuẩn vật chất cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tăng cường huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu câu trong tình hình mới
Liên quan đến bội chi của năm sau, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cho biết, Chính phủ dự kiến ở mức 5% GDP (257.000 tỳ đồng, tăng 31.000 so với năm 2015), nợ công đến 31/12/2016 ước khoảng 63,2% GDP.
Đồng tình với việc tiếp tục giữ bội chi theo cách tính cũ ở mức cao (5% GDP), cơ quan thẩm tra lập luận, trước thực trạng nền kinh tế chưa phục hồi mạnh mẽ, đầu tư của nhà nước còn đóng vai trò quan trọng thì việc cắt giảm chi tiêu công quá nhanh sẽ dẫn đến giảm nguồn lực đầu tư trong toàn xã hội.
Tuy nhiên, trong dài hạn, cần xây dựng chi tiết lộ trình giảm bội chi và nợ công trong giai đoạn 2016-2020 theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng cho rằng cần tính toán lại chiến lược thu trong trung hạn và dại hạn, phấn đấu mức huy động từ thuế, phí vả lệ phí không thấp hơn 20% GDP/năm trong những năm tới.