Kinh tế 24h qua: Mỹ thâm hụt ngân sách 23 tháng
Mỹ thâm hụt ngân sách tháng thứ 23 liên tiếp, lạm phát tăng nhanh nhất trong vòng 2 năm qua ở Trung Quốc
Mỹ thâm hụt ngân sách tháng thứ 23 liên tiếp, lạm phát tăng nhanh nhất trong vòng 2 năm qua ở Trung Quốc, châu Âu dự báo tăng trưởng GDP các nước thành viên gấp đôi dự báo… là những tin đáng chú ý trong 24h qua.
Chuẩn mới cho ngân hàng toàn cầu
Các giám đốc ngân hàng trung ương và quan chức giám sát ngân hàng hàng đầu thế giới đã đạt thỏa thuận về các quy định ngân hàng mới, nhằm giúp tránh tái diễn khủng hoảng tài chính toàn cầu trong tương lai.
Thỏa thuận mang tên "Basel III" yêu cầu các ngân hàng duy trì nguồn vốn dự trữ lớn hơn nhiều: vốn bậc 1 tăng từ 2% hiện nay lên 4,5%, bắt đầu từ ngày 1/1/2015; vốn đệm (hay còn gọi là vốn điều hòa) tăng lên 2,5% từ ngày 1/1/2019. Như vậy, tổng số vốn dự trữ của các ngân hàng sẽ lên đến 7%.
Thỏa thuận sẽ được đưa ra thảo luận tại cuộc họp của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), dự kiến diễn ra ở Hàn Quốc vào tháng 11 tới và phải được chính phủ các nước tham gia thông qua mới có hiệu lực.
Thâm hụt ngân sách 23 tháng
Bộ Tài chính Mỹ thông báo thâm hụt ngân sách tháng 8 đứng ở mức 90,53 tỷ USD, thấp hơn so với dự báo thâm hụt 95 tỷ USD của các nhà kinh tế và mức 103,56 tỷ USD trong cùng kỳ năm ngoái.
Thâm hụt ngân sách từ đầu năm tài chính 2010 (kết thúc vào cuối tháng 9) đến nay là 1.200 tỷ USD, thấp hơn mức 1.400 tỷ USD trong 11 tháng đầu của năm 2009. Theo Bộ Tài chính, đây là tháng thứ 23 liên tiếp, ngân sách liên bang bị thâm hụt.
Tăng trưởng gấp đôi dự báo
Ủy ban châu Âu (EC) dự báo, GDP của 16 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể tăng trưởng 1,7% trong năm nay thay cho con số 0,9% của dự báo trước đó. Tốc độ tăng trưởng của quý 3/2010 có thể là 0,5% và quý 4/2010 dự kiến là 0,3%.
EC cho rằng, tăng trưởng kinh tế sẽ suy yếu trong nửa sau năm 2010 bởi ảnh hưởng từ các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ. Ủy ban cũng dự báo, kinh tế của 27 nước thuộc Liên minh châu Âu có thể tăng trưởng 1,8% trong năm nay, thay cho mức dự báo 1% trước đó.
Lạm phát tăng mạnh nhất 2 năm
Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết, chỉ số giá tiêu dùng toàn quốc đã tăng 3,5% trong tháng trước, so với con số 3,3% trong tháng 7, đánh dấu tháng tăng thứ 10 liên tiếp.
Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 10/2008 - giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi giá tiêu dùng lên tới 4% - cao hơn mức mục tiêu 3% hàng năm của chính phủ. Trong tháng 8, giá lương thực, thành phần chủ chốt của chỉ số giá tiêu dùng, đã tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhân dân tệ tăng cao nhất
Phiên giao dịch 13/9, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đặt tỷ giá ở mức 6,7509 Nhân dân tệ/USD, cao hơn so với tỷ giá 6,7625 Nhân dân tệ/USD trong phiên giao dịch ngày 10/9.
Tỷ giá giao ngay vào giữa phiên giao dịch ngày 13/9 ở mức 6,7568 Nhân dân tệ/USD từ mức 6,7692 Nhân dân tệ/USD đóng cửa phiên ngày 10/9.
Chính phủ Mỹ đẩy cao áp lực buộc Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner tuyên bố ông không hài lòng với tiến trình điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ.
Chuẩn mới cho ngân hàng toàn cầu
Các giám đốc ngân hàng trung ương và quan chức giám sát ngân hàng hàng đầu thế giới đã đạt thỏa thuận về các quy định ngân hàng mới, nhằm giúp tránh tái diễn khủng hoảng tài chính toàn cầu trong tương lai.
Thỏa thuận mang tên "Basel III" yêu cầu các ngân hàng duy trì nguồn vốn dự trữ lớn hơn nhiều: vốn bậc 1 tăng từ 2% hiện nay lên 4,5%, bắt đầu từ ngày 1/1/2015; vốn đệm (hay còn gọi là vốn điều hòa) tăng lên 2,5% từ ngày 1/1/2019. Như vậy, tổng số vốn dự trữ của các ngân hàng sẽ lên đến 7%.
Thỏa thuận sẽ được đưa ra thảo luận tại cuộc họp của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), dự kiến diễn ra ở Hàn Quốc vào tháng 11 tới và phải được chính phủ các nước tham gia thông qua mới có hiệu lực.
Thâm hụt ngân sách 23 tháng
Bộ Tài chính Mỹ thông báo thâm hụt ngân sách tháng 8 đứng ở mức 90,53 tỷ USD, thấp hơn so với dự báo thâm hụt 95 tỷ USD của các nhà kinh tế và mức 103,56 tỷ USD trong cùng kỳ năm ngoái.
Thâm hụt ngân sách từ đầu năm tài chính 2010 (kết thúc vào cuối tháng 9) đến nay là 1.200 tỷ USD, thấp hơn mức 1.400 tỷ USD trong 11 tháng đầu của năm 2009. Theo Bộ Tài chính, đây là tháng thứ 23 liên tiếp, ngân sách liên bang bị thâm hụt.
Tăng trưởng gấp đôi dự báo
Ủy ban châu Âu (EC) dự báo, GDP của 16 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể tăng trưởng 1,7% trong năm nay thay cho con số 0,9% của dự báo trước đó. Tốc độ tăng trưởng của quý 3/2010 có thể là 0,5% và quý 4/2010 dự kiến là 0,3%.
EC cho rằng, tăng trưởng kinh tế sẽ suy yếu trong nửa sau năm 2010 bởi ảnh hưởng từ các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ. Ủy ban cũng dự báo, kinh tế của 27 nước thuộc Liên minh châu Âu có thể tăng trưởng 1,8% trong năm nay, thay cho mức dự báo 1% trước đó.
Lạm phát tăng mạnh nhất 2 năm
Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết, chỉ số giá tiêu dùng toàn quốc đã tăng 3,5% trong tháng trước, so với con số 3,3% trong tháng 7, đánh dấu tháng tăng thứ 10 liên tiếp.
Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 10/2008 - giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi giá tiêu dùng lên tới 4% - cao hơn mức mục tiêu 3% hàng năm của chính phủ. Trong tháng 8, giá lương thực, thành phần chủ chốt của chỉ số giá tiêu dùng, đã tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhân dân tệ tăng cao nhất
Phiên giao dịch 13/9, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đặt tỷ giá ở mức 6,7509 Nhân dân tệ/USD, cao hơn so với tỷ giá 6,7625 Nhân dân tệ/USD trong phiên giao dịch ngày 10/9.
Tỷ giá giao ngay vào giữa phiên giao dịch ngày 13/9 ở mức 6,7568 Nhân dân tệ/USD từ mức 6,7692 Nhân dân tệ/USD đóng cửa phiên ngày 10/9.
Chính phủ Mỹ đẩy cao áp lực buộc Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner tuyên bố ông không hài lòng với tiến trình điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ.