Lạm phát 2010: “Mức nào phụ thuộc vào Chính phủ”
Dự báo lạm phát năm 2010 của TS. Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường Giá cả (Bộ Tài chính)
Liên quan đến đà tăng của lạm phát trong năm 2010, cũng như nhiều năm gần đây, yếu tố khó đoán nhất là mức độ tác động của các chính sách vĩ mô được ban hành trong năm đến biến động của chỉ số giá.
Nói về vấn đề này, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường Giá cả (Bộ Tài chính), TS. Vũ Đình Ánh, thẳng thắn:
- Theo tôi, lạm phát năm 2010 nhiều khả năng sẽ cao hơn năm 2009. Thế còn nó cao đến mức nào thì phụ thuộc vào việc điều hành chính sách của Chính phủ, chứ không phải phụ thuộc vào tác động bên ngoài.
Lý do gì khiến ông cho rằng lạm phát năm nay lại phụ thuộc vào điều hành chính sách?
Xét đến mục tiêu tăng GDP 6,5% trong năm nay, tôi chưa thấy có yếu tố nào là động lực cho tăng trưởng cả. Đầu tư thì chắc là không thể thêm nữa vì đã tăng cao quá rồi, bởi nếu ICOR (hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư - PV) tạm tính là 8 thì đầu tư ít nhất phải tăng 45%!
Bội chi năm tới là 6,2% GDP, theo tôi là hơi cao, nên chắc cũng phải thắt chặt chi tiêu. Còn tín dụng năm nay đã cao, nếu năm tới khống chế mức 25% thì rất khó có thể đáp ứng đủ nguồn lực để đảm bảo tăng trưởng 6,5%.
Thêm nữa là xuất nhập khẩu, trong thời gian ngắn tới đây cũng khó mà cải thiện đáng kể được. Hy vọng 2010 xuất khẩu tốt lên, kiểm soát được nhập khẩu thì còn có đóng góp cho tăng trưởng.
Soát lại các yếu tố để đảm bảo tăng trưởng, tôi không thấy khả năng nào có thể đảm bảo mức tăng trưởng 6,5% cả.
Cho nên, nếu Chính phủ mở một yếu tố nào đó, mà mở quá mức đến không kiểm soát được thì sẽ tạo ra lạm phát. Đó là cái đáng ngại của năm 2010, mà tôi nói phụ thuộc vào chính sách là vì thế.
Nhưng gần đây, Chính phủ đã thắt chặt chính sách rồi?
Năm 2010, Chính phủ đã đặt mục tiêu ổn định vĩ mô lên trên rồi. Trước đó, trong năm 2009 thì mục tiêu vẫn là làm sao để tăng trưởng không quá thấp, nhưng sau đó thì yếu tố ổn định đã được đảo lên trên.
Liên quan đến họat động xuất nhập khẩu, năm tới chúng ta sẽ phải đặt mục tiêu kiềm chế nhập siêu, thông qua đó thì phải kiềm chế nhập khẩu. Như vậy thì tác động từ giá cả thế giới đến mặt bằng giá trong nước sẽ đỡ hơn.
Ngoài ra, năm 2009 đã có điều chỉnh mạnh tỷ giá hối đoái rồi thì năm tới sẽ không có điều chỉnh tỷ giá kiểu như thế nữa. Mà tác động của giá cả thế giới vào Việt Nam liên quan rất nhiều đến tỷ giá hối đoái.
Ngân hàng Nhà nước mới đây cũng tăng lãi suất cơ bản, cũng nhằm rút bớt tiền trong lưu thông về. Hơn nữa, năm 2010, một trong những bài toán lớn của Việt Nam là tập trung vào chuyển dịch cơ cấu. Nếu Chính phủ tiếp tục chọn ưu tiên cho ổn định vĩ mô thì tác động đến giá cả thị trường sẽ theo hướng ổn định hơn...
Ngại tín dụng tăng
Tức là theo ông, việc kinh tế thế giới hồi phục và giá cả thế giới có xu hướng tăng lên không tác động nhiều đến giá cả trong nước?
Tôi cho rằng giá cả trên thế giới năm nay có tăng, nhưng sẽ không tạo ra yếu tố gây sốc lớn, tất nhiên là nếu không có gì quá bất thường.
Vì năm 2010, nói kinh tế thế giới phục hồi và nhập khẩu đầu vào sẽ tăng giá là nói thế thôi, chứ có phục hồi nhưng cũng không nhanh được.
Nhiều phân tích cho rằng tác động lớn nhất lên lạm phát năm 2010 là từ chính sách tiền tệ đã nới lỏng khá nhiều trong năm qua. Tổng phương tiện thanh toán, tăng trưởng tín dụng đều cao so với tăng trưởng GDP...
Theo các con số được công bố thì tổng phương tiện thanh toán M2 là trên 28%; tăng trưởng tín dụng là 37,7%.
Riêng với M2 thì không vấn đề gì. So với tăng trưởng GDP thực tế, xưa nay tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán bao giờ cũng cao hơn. Bình thường, M2 tăng khoảng 25%. Năm 2008 thì không nói, vì năm đó thắt chặt tín dụng và tiền tệ để chống lạm phát.
Ngại là tốc độ tăng tín dụng, vì như vậy là lượng tiền trong lưu thông tăng. Nhưng sau khi tín dụng tăng đến 35%, cuối năm 2009 chúng ta đã có biện pháp thắt chặt tiền tệ rồi.
Cho vay hệ thống ngân hàng tăng cao hơn huy động trong năm 2009. Trong khi đó, vòng quay của tiền tệ được dự báo có thể tăng cao hơn trong năm 2010, khi kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi. Như vậy, cân đối M2 và GDP có thể còn lệch lạc hơn?
Tiền ở ngoài hệ thống ngân hàng không được công bố nên không tính được vòng quay tiền tệ. Mà hiện nay cái người ta quan tâm là vòng quay của tiền ấy. Tiền trong lưu thông càng quay nhanh thì càng lạm phát, và càng lạm phát thì càng quay nhanh. Vì ai cũng muốn “buông” tiền ra cả.
Nhưng theo tôi, vòng quay tiền tệ trong năm 2010 có tăng nhưng sẽ không tăng đột biến được.
Hai kịch bản cho năm 2010
Vậy theo ông, có những kịch bản nào cho lạm phát năm 2010?
Hiện cũng đã có nhiều kịch bản lạm phát cho năm 2010. Thứ nhất, theo dự báo của Chính phủ là 7%. Kịch bản thứ hai là của một số tổ chức quốc tế, họ cho rằng lạm phát có thể lên đến 10%.
Cá nhân tôi cho rằng có hai kịch bản lớn. Thứ nhất, nếu năm tới chúng ta điều hành chính sách tốt, ứng phó tốt với tình hình biến động của kinh tế thế giới và cân nhắc giữa ổn định và tăng trưởng thì sẽ giữ được lạm phát ở mức 1 con số, khoảng từ 7% đến dưới 10%.
Thứ hai, nếu ưu tiên tăng trưởng hơn, hoặc có một số sai lầm chính sách nào đó, thì lạm phát có thể đến 12%, thậm chí cao hơn. Khi ấy, kịch bản lạm phát năm 2010 có thể lặp lại của năm 2007, lạm phát khi đó ở mức 12,63% do Chính phủ ưu tiên tăng trưởng quá mức để cố đạt mức tăng GDP 8,5%.
Tuy nhiên, căn cứ những yếu tố bên trong và bên ngoài, tôi cho rằng khả năng giữ ở mức 1 con số là cao.
Nói về vấn đề này, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường Giá cả (Bộ Tài chính), TS. Vũ Đình Ánh, thẳng thắn:
- Theo tôi, lạm phát năm 2010 nhiều khả năng sẽ cao hơn năm 2009. Thế còn nó cao đến mức nào thì phụ thuộc vào việc điều hành chính sách của Chính phủ, chứ không phải phụ thuộc vào tác động bên ngoài.
Lý do gì khiến ông cho rằng lạm phát năm nay lại phụ thuộc vào điều hành chính sách?
Xét đến mục tiêu tăng GDP 6,5% trong năm nay, tôi chưa thấy có yếu tố nào là động lực cho tăng trưởng cả. Đầu tư thì chắc là không thể thêm nữa vì đã tăng cao quá rồi, bởi nếu ICOR (hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư - PV) tạm tính là 8 thì đầu tư ít nhất phải tăng 45%!
Bội chi năm tới là 6,2% GDP, theo tôi là hơi cao, nên chắc cũng phải thắt chặt chi tiêu. Còn tín dụng năm nay đã cao, nếu năm tới khống chế mức 25% thì rất khó có thể đáp ứng đủ nguồn lực để đảm bảo tăng trưởng 6,5%.
Thêm nữa là xuất nhập khẩu, trong thời gian ngắn tới đây cũng khó mà cải thiện đáng kể được. Hy vọng 2010 xuất khẩu tốt lên, kiểm soát được nhập khẩu thì còn có đóng góp cho tăng trưởng.
Soát lại các yếu tố để đảm bảo tăng trưởng, tôi không thấy khả năng nào có thể đảm bảo mức tăng trưởng 6,5% cả.
Cho nên, nếu Chính phủ mở một yếu tố nào đó, mà mở quá mức đến không kiểm soát được thì sẽ tạo ra lạm phát. Đó là cái đáng ngại của năm 2010, mà tôi nói phụ thuộc vào chính sách là vì thế.
Nhưng gần đây, Chính phủ đã thắt chặt chính sách rồi?
Năm 2010, Chính phủ đã đặt mục tiêu ổn định vĩ mô lên trên rồi. Trước đó, trong năm 2009 thì mục tiêu vẫn là làm sao để tăng trưởng không quá thấp, nhưng sau đó thì yếu tố ổn định đã được đảo lên trên.
Liên quan đến họat động xuất nhập khẩu, năm tới chúng ta sẽ phải đặt mục tiêu kiềm chế nhập siêu, thông qua đó thì phải kiềm chế nhập khẩu. Như vậy thì tác động từ giá cả thế giới đến mặt bằng giá trong nước sẽ đỡ hơn.
Ngoài ra, năm 2009 đã có điều chỉnh mạnh tỷ giá hối đoái rồi thì năm tới sẽ không có điều chỉnh tỷ giá kiểu như thế nữa. Mà tác động của giá cả thế giới vào Việt Nam liên quan rất nhiều đến tỷ giá hối đoái.
Ngân hàng Nhà nước mới đây cũng tăng lãi suất cơ bản, cũng nhằm rút bớt tiền trong lưu thông về. Hơn nữa, năm 2010, một trong những bài toán lớn của Việt Nam là tập trung vào chuyển dịch cơ cấu. Nếu Chính phủ tiếp tục chọn ưu tiên cho ổn định vĩ mô thì tác động đến giá cả thị trường sẽ theo hướng ổn định hơn...
Ngại tín dụng tăng
Tức là theo ông, việc kinh tế thế giới hồi phục và giá cả thế giới có xu hướng tăng lên không tác động nhiều đến giá cả trong nước?
Tôi cho rằng giá cả trên thế giới năm nay có tăng, nhưng sẽ không tạo ra yếu tố gây sốc lớn, tất nhiên là nếu không có gì quá bất thường.
Vì năm 2010, nói kinh tế thế giới phục hồi và nhập khẩu đầu vào sẽ tăng giá là nói thế thôi, chứ có phục hồi nhưng cũng không nhanh được.
Nhiều phân tích cho rằng tác động lớn nhất lên lạm phát năm 2010 là từ chính sách tiền tệ đã nới lỏng khá nhiều trong năm qua. Tổng phương tiện thanh toán, tăng trưởng tín dụng đều cao so với tăng trưởng GDP...
Theo các con số được công bố thì tổng phương tiện thanh toán M2 là trên 28%; tăng trưởng tín dụng là 37,7%.
Riêng với M2 thì không vấn đề gì. So với tăng trưởng GDP thực tế, xưa nay tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán bao giờ cũng cao hơn. Bình thường, M2 tăng khoảng 25%. Năm 2008 thì không nói, vì năm đó thắt chặt tín dụng và tiền tệ để chống lạm phát.
Ngại là tốc độ tăng tín dụng, vì như vậy là lượng tiền trong lưu thông tăng. Nhưng sau khi tín dụng tăng đến 35%, cuối năm 2009 chúng ta đã có biện pháp thắt chặt tiền tệ rồi.
Cho vay hệ thống ngân hàng tăng cao hơn huy động trong năm 2009. Trong khi đó, vòng quay của tiền tệ được dự báo có thể tăng cao hơn trong năm 2010, khi kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi. Như vậy, cân đối M2 và GDP có thể còn lệch lạc hơn?
Tiền ở ngoài hệ thống ngân hàng không được công bố nên không tính được vòng quay tiền tệ. Mà hiện nay cái người ta quan tâm là vòng quay của tiền ấy. Tiền trong lưu thông càng quay nhanh thì càng lạm phát, và càng lạm phát thì càng quay nhanh. Vì ai cũng muốn “buông” tiền ra cả.
Nhưng theo tôi, vòng quay tiền tệ trong năm 2010 có tăng nhưng sẽ không tăng đột biến được.
Hai kịch bản cho năm 2010
Vậy theo ông, có những kịch bản nào cho lạm phát năm 2010?
Hiện cũng đã có nhiều kịch bản lạm phát cho năm 2010. Thứ nhất, theo dự báo của Chính phủ là 7%. Kịch bản thứ hai là của một số tổ chức quốc tế, họ cho rằng lạm phát có thể lên đến 10%.
Cá nhân tôi cho rằng có hai kịch bản lớn. Thứ nhất, nếu năm tới chúng ta điều hành chính sách tốt, ứng phó tốt với tình hình biến động của kinh tế thế giới và cân nhắc giữa ổn định và tăng trưởng thì sẽ giữ được lạm phát ở mức 1 con số, khoảng từ 7% đến dưới 10%.
Thứ hai, nếu ưu tiên tăng trưởng hơn, hoặc có một số sai lầm chính sách nào đó, thì lạm phát có thể đến 12%, thậm chí cao hơn. Khi ấy, kịch bản lạm phát năm 2010 có thể lặp lại của năm 2007, lạm phát khi đó ở mức 12,63% do Chính phủ ưu tiên tăng trưởng quá mức để cố đạt mức tăng GDP 8,5%.
Tuy nhiên, căn cứ những yếu tố bên trong và bên ngoài, tôi cho rằng khả năng giữ ở mức 1 con số là cao.