Lãnh đạo Petro Vietnam sẽ mất chức nếu để thua lỗ
Petro Vietnam vẫn tiếp tục được hoạt động trong một số ngành nghề mà tập đoàn đang đầu tư vốn
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều lệ hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) với nhiều quy định chặt chẽ hơn trong hoạt động của tập đoàn và các cá nhân có trọng trách.
Với hình thức hoạt động là Công ty TNHH Một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, vốn điều lệ của Petro Vietnam được ấn định tại thời điểm chuyển đổi mô hình là hơn 177, 6 nghìn tỷ đồng, có thể được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
Đáng chú ý, với việc phê duyệt điều lệ mới, Chính phủ đã yêu Petro Vietnam tập trung vào 5 nhóm ngành nghề chính, bao gồm: nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí, khí hoá than, làm dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nước; kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hoá phẩm dầu khí; sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lọc hóa dầu, tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm lọc hóa dầu; kinh doanh, dịch vụ khai thác dầu thô, khí, các sản phẩm khí; khảo sát thiết kế, khai thác, xây dựng, sửa chữ các công trình phục vụ dầu khí và thực hiện các dịch vụ dầu khí trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, Petro Vietnam cũng được phép hoạt động trong sản xuất, kinh doanh trong một số ngành nghề có liên quan với ngành nghề chính, như: điện, phân bón, nhiên liệu sinh học, xuất nhập khẩu thiết bị dầu khí, các sản phẩm hoá dầu, đào tạo cung ưng nhân lực dầu khí…
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho phép Petro Vietnam vẫn tiếp tục được hoạt động trong một số ngành nghề mà tập đoàn đang đầu tư vốn, không thuộc các nhóm ngành, nghề nêu trên. Đối với một số ngành đã có lộ trình thoái vốn thì tập đoàn phải thực hiện theo quy định.
Với các lĩnh vực hoạt động trên, Petro Vietnam được giao quyền thăm dò, khai thác tài nguyên dầu khí trên toàn bộ lãnh thổ, vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và ký kết hợp đồng dầu khí với các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí ở Việt Nam theo quy định của Luật Dầu khí và các quy định khác của pháp luật.
Về cơ chế tài chính, Thủ tướng yêu cầu Petro Vietnam có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại tập đoàn và vốn tự huy động; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Petro Vietnam trong phạm vi số tài sản của tập đoàn; định kỳ đánh giá lại tài sản của tập đoàn.
Về cơ cấu tổ chức, Hội đồng thành viên Petro Vietnam có 7 thành viên, bao gồm Chủ tịch và các thành viên hội đồng. Ban giám đốc có tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc.
Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Petro Vietnam sẽ bị miễn nhiệm nếu không hoàn thành nhiệm vụ và các chỉ tiêu được cấp trên giao mà không giải trình được nguyên nhân khách quan.
Riêng vị trí tổng giám đốc sẽ bị miễn nhiệm nếu để Petro Vietnam lỗ hai năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được giao trong 2 năm liên tiếp hoặc ở tình trạng lỗ lãi đan xen nhưng không khắc phục được.
Đồng thời, nếu để tập đoàn lỗ theo kế hoạch do đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ; lâm vào tình trạng phá sản, không hoàn thành nhiệm vụ…Ngay cả trong trường hợp để tập đoàn lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận, có lý do khách quan được giải trình và đã được cơ quan thẩm quyền chấp nhận thì Tổng giám đốc Petro Vietnam vẫn bị miễn nhiệm trước thời hạn.
Tiền lương, thưởng của lãnh đạo Petro Vietnam sẽ do Bộ Công Thương phê duyệt trên cơ sở có ý kiến của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Tuy nhiên, trong trường hợp để Petro Vietnam lỗ hoặc mất vốn nhà nước, quyết định đầu tư dự án không hiệu quả, không thu hồi được vốn, không trả được nợ, không đảm bảo tiền lương và các chế độ cho người lao động, hoặc để xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản…thì cả Chủ tịch cùng các thành viên và Tổng giám đốc đều không được thưởng, không được nâng lương và bị xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm.
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2013.
Với hình thức hoạt động là Công ty TNHH Một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, vốn điều lệ của Petro Vietnam được ấn định tại thời điểm chuyển đổi mô hình là hơn 177, 6 nghìn tỷ đồng, có thể được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
Đáng chú ý, với việc phê duyệt điều lệ mới, Chính phủ đã yêu Petro Vietnam tập trung vào 5 nhóm ngành nghề chính, bao gồm: nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí, khí hoá than, làm dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nước; kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hoá phẩm dầu khí; sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lọc hóa dầu, tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm lọc hóa dầu; kinh doanh, dịch vụ khai thác dầu thô, khí, các sản phẩm khí; khảo sát thiết kế, khai thác, xây dựng, sửa chữ các công trình phục vụ dầu khí và thực hiện các dịch vụ dầu khí trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, Petro Vietnam cũng được phép hoạt động trong sản xuất, kinh doanh trong một số ngành nghề có liên quan với ngành nghề chính, như: điện, phân bón, nhiên liệu sinh học, xuất nhập khẩu thiết bị dầu khí, các sản phẩm hoá dầu, đào tạo cung ưng nhân lực dầu khí…
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho phép Petro Vietnam vẫn tiếp tục được hoạt động trong một số ngành nghề mà tập đoàn đang đầu tư vốn, không thuộc các nhóm ngành, nghề nêu trên. Đối với một số ngành đã có lộ trình thoái vốn thì tập đoàn phải thực hiện theo quy định.
Với các lĩnh vực hoạt động trên, Petro Vietnam được giao quyền thăm dò, khai thác tài nguyên dầu khí trên toàn bộ lãnh thổ, vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và ký kết hợp đồng dầu khí với các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí ở Việt Nam theo quy định của Luật Dầu khí và các quy định khác của pháp luật.
Về cơ chế tài chính, Thủ tướng yêu cầu Petro Vietnam có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại tập đoàn và vốn tự huy động; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Petro Vietnam trong phạm vi số tài sản của tập đoàn; định kỳ đánh giá lại tài sản của tập đoàn.
Về cơ cấu tổ chức, Hội đồng thành viên Petro Vietnam có 7 thành viên, bao gồm Chủ tịch và các thành viên hội đồng. Ban giám đốc có tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc.
Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Petro Vietnam sẽ bị miễn nhiệm nếu không hoàn thành nhiệm vụ và các chỉ tiêu được cấp trên giao mà không giải trình được nguyên nhân khách quan.
Riêng vị trí tổng giám đốc sẽ bị miễn nhiệm nếu để Petro Vietnam lỗ hai năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được giao trong 2 năm liên tiếp hoặc ở tình trạng lỗ lãi đan xen nhưng không khắc phục được.
Đồng thời, nếu để tập đoàn lỗ theo kế hoạch do đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ; lâm vào tình trạng phá sản, không hoàn thành nhiệm vụ…Ngay cả trong trường hợp để tập đoàn lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận, có lý do khách quan được giải trình và đã được cơ quan thẩm quyền chấp nhận thì Tổng giám đốc Petro Vietnam vẫn bị miễn nhiệm trước thời hạn.
Tiền lương, thưởng của lãnh đạo Petro Vietnam sẽ do Bộ Công Thương phê duyệt trên cơ sở có ý kiến của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Tuy nhiên, trong trường hợp để Petro Vietnam lỗ hoặc mất vốn nhà nước, quyết định đầu tư dự án không hiệu quả, không thu hồi được vốn, không trả được nợ, không đảm bảo tiền lương và các chế độ cho người lao động, hoặc để xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản…thì cả Chủ tịch cùng các thành viên và Tổng giám đốc đều không được thưởng, không được nâng lương và bị xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm.
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2013.