Loại bỏ và tạm dừng hàng trăm dự án thủy điện lớn nhỏ
Hàng trăm dự án thủy điện lớn nhỏ sẽ bị loại bỏ hoặc tạm dừng đầu tư
Báo cáo trước Quốc hội trong phiên họp ngày 30/10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết hàng trăm dự án thủy điện lớn nhỏ sẽ bị loại bỏ hoặc tạm dừng đầu tư.
Theo ông Hoàng, kết quả rà soát các dự án thủy điện tính đến tháng 9/2013 cơ bản là đầy đủ các địa phương có dự án thủy điện, đảm bảo các yêu cầu đề ra của Quốc hội.
Cụ thể, Chính phủ sẽ loại khỏi quy hoạch 6 dự án thủy điện bậc thang (395 MW) và 418 dự án thủy điện nhỏ (1.174,49 MW) do tác động tiêu cực lớn đối với môi trường - xã hội, hiệu quả thấp, ảnh hưởng quy hoạch hoặc dự án ưu tiên khác. Đồng thời, không xem xét quy hoạch 172 vị trí tiềm năng thủy điện (375,65 MW).
Chính phủ cũng sẽ cho tạm dừng, chỉ đầu tư xây dựng sau năm 2015 nếu đảm bảo hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường - xã hội, điều kiện thực hiện thuận lợi... đối với 4 dự án thủy điện bậc thang (208 MW) và 132 dự án thủy điện nhỏ (915,7 MW).
Trong khi đó, các dự án cần tiếp tục rà soát đánh giá gồm 149 dự án thủy điện nhỏ (1.344,8 MW) và 9 dự án thủy điện bậc thang (551 MW).
Sau khi loại bỏ các dự án thủy điện nêu trên, cả nước hiện còn lại 815 dự án thủy điện có tổng công suất lắp máy 24.324,3 MW. Trong đó, đã vận hành phát điện 268 dự án (14.240,5 MW); đang thi công xây dựng 205 dự án (6.198,8 MW), dự kiến đưa vào vận hành khai thác từ nay đến năm 2017.
Trước đó, để quản lý chặt chẽ việc đầu tư xây dựng thủy điện, tại văn bản số 17/TB - VPCP ngày 14/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành và địa phương cần khắc phục các mặt trái, tiêu cực đến môi trường-xã hội; đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn về hồ đập, an toàn về tính mạng của nhân dân, đảm bảo thực hiện tốt công tác di dân, tái định cư để người dân từng bước ổn định đời sống, sản xuất, đặc biệt chú trọng đến môi trường, đảm bảo hiệu quả tổng hợp của dự án thủy điện, thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong việc lập, thẩm định dự án, thi công xây dựng và vận hành công trình.
Về hai dự án thủy điện "tai tiếng" là Đồng Nai 6 và 6A, ông Hoàng cho hay sau khi có báo cáo số 142/BC-BTNMT ngày 30/8/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo tại văn bản số 7958/VPCP-KTN ngày 23/9/2013 về hai dự án này, tiếp đó Bộ Công Thương đã loại hai dự án này khỏi quy hoạch.
Từ tháng 1 đến tháng 4/2013, Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu và hướng dẫn UBND các tỉnh tiếp tục rà soát, đánh giá về quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các dự án thủy điện trên địa bàn.
Đồng thời, bộ này đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và UBND các tỉnh thành lập các đoàn công tác liên ngành, làm việc trực tiếp tại 20 tỉnh có nhiều dự án thủy điện.
Các đoàn công tác này đã tiến hành rà soát quy hoạch và tình hình đầu tư xây dựng các dự án thủy điện trên địa bàn; kiểm tra, đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư; công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu/điểm tái định cư; công tác thu hồi đất, khai hoang, giao đất sản xuất, chất lượng đất; việc xây dựng, bàn giao, vận hành, khai thác cơ sở hạ tầng tái định cư; công tác chuyển giao và hướng dẫn các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho người dân tái định cư; các đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách liên quan...
Các đoàn cũng đã đánh giá công tác thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, trồng rừng thay thế cho diện tích rừng đã chuyển đổi mục đích sử dụng; qua đó tìm ra những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị giải quyết.
Theo ông Hoàng, kết quả rà soát các dự án thủy điện tính đến tháng 9/2013 cơ bản là đầy đủ các địa phương có dự án thủy điện, đảm bảo các yêu cầu đề ra của Quốc hội.
Cụ thể, Chính phủ sẽ loại khỏi quy hoạch 6 dự án thủy điện bậc thang (395 MW) và 418 dự án thủy điện nhỏ (1.174,49 MW) do tác động tiêu cực lớn đối với môi trường - xã hội, hiệu quả thấp, ảnh hưởng quy hoạch hoặc dự án ưu tiên khác. Đồng thời, không xem xét quy hoạch 172 vị trí tiềm năng thủy điện (375,65 MW).
Chính phủ cũng sẽ cho tạm dừng, chỉ đầu tư xây dựng sau năm 2015 nếu đảm bảo hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường - xã hội, điều kiện thực hiện thuận lợi... đối với 4 dự án thủy điện bậc thang (208 MW) và 132 dự án thủy điện nhỏ (915,7 MW).
Trong khi đó, các dự án cần tiếp tục rà soát đánh giá gồm 149 dự án thủy điện nhỏ (1.344,8 MW) và 9 dự án thủy điện bậc thang (551 MW).
Sau khi loại bỏ các dự án thủy điện nêu trên, cả nước hiện còn lại 815 dự án thủy điện có tổng công suất lắp máy 24.324,3 MW. Trong đó, đã vận hành phát điện 268 dự án (14.240,5 MW); đang thi công xây dựng 205 dự án (6.198,8 MW), dự kiến đưa vào vận hành khai thác từ nay đến năm 2017.
Trước đó, để quản lý chặt chẽ việc đầu tư xây dựng thủy điện, tại văn bản số 17/TB - VPCP ngày 14/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành và địa phương cần khắc phục các mặt trái, tiêu cực đến môi trường-xã hội; đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn về hồ đập, an toàn về tính mạng của nhân dân, đảm bảo thực hiện tốt công tác di dân, tái định cư để người dân từng bước ổn định đời sống, sản xuất, đặc biệt chú trọng đến môi trường, đảm bảo hiệu quả tổng hợp của dự án thủy điện, thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong việc lập, thẩm định dự án, thi công xây dựng và vận hành công trình.
Về hai dự án thủy điện "tai tiếng" là Đồng Nai 6 và 6A, ông Hoàng cho hay sau khi có báo cáo số 142/BC-BTNMT ngày 30/8/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo tại văn bản số 7958/VPCP-KTN ngày 23/9/2013 về hai dự án này, tiếp đó Bộ Công Thương đã loại hai dự án này khỏi quy hoạch.
Từ tháng 1 đến tháng 4/2013, Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu và hướng dẫn UBND các tỉnh tiếp tục rà soát, đánh giá về quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các dự án thủy điện trên địa bàn.
Đồng thời, bộ này đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và UBND các tỉnh thành lập các đoàn công tác liên ngành, làm việc trực tiếp tại 20 tỉnh có nhiều dự án thủy điện.
Các đoàn công tác này đã tiến hành rà soát quy hoạch và tình hình đầu tư xây dựng các dự án thủy điện trên địa bàn; kiểm tra, đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư; công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu/điểm tái định cư; công tác thu hồi đất, khai hoang, giao đất sản xuất, chất lượng đất; việc xây dựng, bàn giao, vận hành, khai thác cơ sở hạ tầng tái định cư; công tác chuyển giao và hướng dẫn các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho người dân tái định cư; các đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách liên quan...
Các đoàn cũng đã đánh giá công tác thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, trồng rừng thay thế cho diện tích rừng đã chuyển đổi mục đích sử dụng; qua đó tìm ra những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị giải quyết.