Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa: Có cũng như không?
Kết quả điều tra năm 2008 cho thấy có tới gần một nửa người tiêu dùng Việt Nam không biết mình có quyền gì
Từ 1/7/2008, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá bắt đầu có hiệu lực. Người tiêu dùng kỳ vọng rằng dù họ thông thái hay không thông thái thì cũng sẽ không bị “bắt nạt”nữa.
Tuy nhiên, đã gần một năm trôi qua, phần lớn người tiêu dùng đều không biết có một luật như vậỵ bảo vệ họ.
Kết quả điều tra ý kiến người tiêu dùng trên phạm vi cả nước năm 2008 của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho thấy, có tới gần một nửa không biết mình có quyền gì. Số còn lại thì dù có biết nhưng không làm được gì hoặc “nhắm mắt” cho qua.
Không đủ khả năng theo kiện
Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa là đạo luật đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm hàng hóa; quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Luật áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm hàng hóa tại Việt Nam.
Theo luật này, gặp phải những trường hợp như mua phải hàng quá hạn sử dụng hay hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, người tiêu dùng hoàn toàn có quyền được khởi kiện người bán theo Bộ luật Dân sự và sẽ được pháp luật bảo vệ. Người bán hàng phải có trách nhiệm bồi thường những tổn thất về mặt sức khỏe cho người mua khi cố tình bán cho họ những sản phẩm như vậy.
Tuy nhiên, khi đi vào thực tế, Luật không hẳn sẽ giúp người tiêu dùng mạnh mẽ và can đảm hơn khi “chiến đấu” với sự lộng hành của người bán và người sản xuất sản phẩm vô lương tâm.
Bởi theo điều 58 của luật này, về chi phí lấy mẫu và thử nghiệm hoặc giám định trong giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, có quy định người khiếu nại, khởi kiện phải trả chi phí lấy mẫu và thử nghiệm hoặc giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa tranh chấp.
Ông Nguyễn Văn Cương, Trưởng ban Nghiên cứu pháp luật - kinh tế - thương mại, Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) nhận xét: tại nhiều nước trên thế giới, khi người tiêu dùng khởi kiện hàng hóa kém chất lượng, họ không phải trả chi phí thử nghiệm những sản phẩm mà họ có khiếu nại vì trách nhiệm đó phải thuộc vào nhà sản xuất. Các nước cũng có những phiên tòa riêng chuyên xử miễn phí và nhanh chóng các khiếu kiện của người tiêu dùng.
Khi Việt Nam đưa ra qui định này thì có lẽ người tiêu dùng không ai dám đi kiện vì không đủ khả năng theo kiện hoặc “chờ được vạ thì má đã sưng”. Người dân không thể có kiến thức chuyên môn và cũng không thể vào nhà máy kiểm tra. Mặt khác, qui trình tố tụng như hiện nay khó mà khiến người dân không “run” khi vác đơn đi kiện, mặc dù, họ đi kiện vì những quyền lợi rất chính đáng và pháp luật phải có trách nhiệm bảo vệ họ!
Giải pháp duy nhất: Chờ?
Năm 2009, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng sẽ càng “cộm” hơn khi thị trường bán lẻ trong nước mở rộng cửa cho cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Vậy các cơ quan có chức năng bảo vệ người tiêu dùng đã và đang hoạt động như thế nào?
Ở cấp Trung ương hiện nay, có Ban Bảo vệ người tiêu dùng, thuộc Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) gồm có 7 người. Trưởng ban, bà Vũ Thị Bạch Nga cho biết, nhiệm vụ chủ yếu của Ban hiện vẫn là... hòa giải (vì không có quyền xử phạt). Nếu là tổ chức, doanh nghiệp lớn, họ thấy sai thì họ đền bù để giữ uy tín. Còn những người bán hàng đơn lẻ, cá thể cứ lì ra thì cũng chịu!
Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam hiện đã có đại diện ở 30 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố của cả nước nhưng hầu như cũng chỉ lấy phương pháp hòa giải làm đầu.
Còn hệ thống văn bản pháp luật, trước đây chỉ có hai văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng là Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (năm 1999) và Nghị định 55 của Chính phủ ngày 24/4/2008 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh này.
Tuy nhiên, các quy định của pháp lệnh về quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng rất chung chung, chỉ được “gọi tên” mà chưa đi sâu phân tích bản chất cụ thể của các quyền và trách nhiệm đó.
Ví dụ, điều 8 của Pháp lệnh ghi rằng: người tiêu dùng được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe và môi trường khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ... Nhưng quyền này thể hiện như thế nào trên thực tế? Người tiêu dùng phải làm gì để được đảm bảo an toàn? thì lại không có quy định cụ thể...
Và, như đã nói ở trên, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá sau một năm có hiệu lực vẫn chưa mấy người biết đến.
Trước đòi hỏi của thực tế, Cục Quản lý cạnh tranh đang tiến hành xây dựng dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng và sẽ được tổ chức lấy ý kiến góp ý rộng rãi . Trong khi chờ các cơ quan chức năng hoàn tất dự thảo luật để trình Quốc hội thông qua vào năm 2010, có lẽ người mua chỉ còn giải pháp duy nhất là… chờ!
Tuy nhiên, đã gần một năm trôi qua, phần lớn người tiêu dùng đều không biết có một luật như vậỵ bảo vệ họ.
Kết quả điều tra ý kiến người tiêu dùng trên phạm vi cả nước năm 2008 của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho thấy, có tới gần một nửa không biết mình có quyền gì. Số còn lại thì dù có biết nhưng không làm được gì hoặc “nhắm mắt” cho qua.
Không đủ khả năng theo kiện
Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa là đạo luật đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm hàng hóa; quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Luật áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm hàng hóa tại Việt Nam.
Theo luật này, gặp phải những trường hợp như mua phải hàng quá hạn sử dụng hay hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, người tiêu dùng hoàn toàn có quyền được khởi kiện người bán theo Bộ luật Dân sự và sẽ được pháp luật bảo vệ. Người bán hàng phải có trách nhiệm bồi thường những tổn thất về mặt sức khỏe cho người mua khi cố tình bán cho họ những sản phẩm như vậy.
Tuy nhiên, khi đi vào thực tế, Luật không hẳn sẽ giúp người tiêu dùng mạnh mẽ và can đảm hơn khi “chiến đấu” với sự lộng hành của người bán và người sản xuất sản phẩm vô lương tâm.
Bởi theo điều 58 của luật này, về chi phí lấy mẫu và thử nghiệm hoặc giám định trong giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, có quy định người khiếu nại, khởi kiện phải trả chi phí lấy mẫu và thử nghiệm hoặc giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa tranh chấp.
Ông Nguyễn Văn Cương, Trưởng ban Nghiên cứu pháp luật - kinh tế - thương mại, Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) nhận xét: tại nhiều nước trên thế giới, khi người tiêu dùng khởi kiện hàng hóa kém chất lượng, họ không phải trả chi phí thử nghiệm những sản phẩm mà họ có khiếu nại vì trách nhiệm đó phải thuộc vào nhà sản xuất. Các nước cũng có những phiên tòa riêng chuyên xử miễn phí và nhanh chóng các khiếu kiện của người tiêu dùng.
Khi Việt Nam đưa ra qui định này thì có lẽ người tiêu dùng không ai dám đi kiện vì không đủ khả năng theo kiện hoặc “chờ được vạ thì má đã sưng”. Người dân không thể có kiến thức chuyên môn và cũng không thể vào nhà máy kiểm tra. Mặt khác, qui trình tố tụng như hiện nay khó mà khiến người dân không “run” khi vác đơn đi kiện, mặc dù, họ đi kiện vì những quyền lợi rất chính đáng và pháp luật phải có trách nhiệm bảo vệ họ!
Giải pháp duy nhất: Chờ?
Năm 2009, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng sẽ càng “cộm” hơn khi thị trường bán lẻ trong nước mở rộng cửa cho cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Vậy các cơ quan có chức năng bảo vệ người tiêu dùng đã và đang hoạt động như thế nào?
Ở cấp Trung ương hiện nay, có Ban Bảo vệ người tiêu dùng, thuộc Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) gồm có 7 người. Trưởng ban, bà Vũ Thị Bạch Nga cho biết, nhiệm vụ chủ yếu của Ban hiện vẫn là... hòa giải (vì không có quyền xử phạt). Nếu là tổ chức, doanh nghiệp lớn, họ thấy sai thì họ đền bù để giữ uy tín. Còn những người bán hàng đơn lẻ, cá thể cứ lì ra thì cũng chịu!
Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam hiện đã có đại diện ở 30 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố của cả nước nhưng hầu như cũng chỉ lấy phương pháp hòa giải làm đầu.
Còn hệ thống văn bản pháp luật, trước đây chỉ có hai văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng là Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (năm 1999) và Nghị định 55 của Chính phủ ngày 24/4/2008 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh này.
Tuy nhiên, các quy định của pháp lệnh về quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng rất chung chung, chỉ được “gọi tên” mà chưa đi sâu phân tích bản chất cụ thể của các quyền và trách nhiệm đó.
Ví dụ, điều 8 của Pháp lệnh ghi rằng: người tiêu dùng được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe và môi trường khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ... Nhưng quyền này thể hiện như thế nào trên thực tế? Người tiêu dùng phải làm gì để được đảm bảo an toàn? thì lại không có quy định cụ thể...
Và, như đã nói ở trên, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá sau một năm có hiệu lực vẫn chưa mấy người biết đến.
Trước đòi hỏi của thực tế, Cục Quản lý cạnh tranh đang tiến hành xây dựng dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng và sẽ được tổ chức lấy ý kiến góp ý rộng rãi . Trong khi chờ các cơ quan chức năng hoàn tất dự thảo luật để trình Quốc hội thông qua vào năm 2010, có lẽ người mua chỉ còn giải pháp duy nhất là… chờ!