Luật hóa lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội?
Dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội mới nhất đã bổ sung một điều riêng về lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội
Hiến pháp 2013 không quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm, vậy có nên luật hóa vấn đề này hay không từng là câu hỏi đã nhiều lần được đặt ra trong quá trình sửa Luật Tổ chức Quốc hội.
Đây cũng là dự án luật đầu tiên được đặt lên bàn nghị sự của hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách diễn ra từ ngày 8 - 10/9.
Dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) trình tại kỳ họp thứ 7 vào giữa năm nay có một điều về bỏ phiếu tín nhiệm song không có quy định riêng về lấy phiếu tín nhiệm.
Kết quả thảo luận về dự án luật và việc sửa nghị quyết số 35 lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp đó đã ghi nhận nhiều quan điểm khác nhau.
Theo đó, có ý kiến đề nghị bổ sung trường hợp kết quả lấy phiếu tín nhiệm là căn cứ để Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo mới nhất phục vụ thảo luận tại hội nghị đại biểu chuyên trách đã bổ sung một điều riêng về lấy phiếu tín nhiệm.
Điều này quy định, người được lấy phiếu tín nhiệm mà có quá nửa (hoặc hai phần ba) tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể từ chức. Trường hợp không từ chức thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.
Còn thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội quy định trong một văn bản khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết.
Dự thảo luật mới nhất cũng đã cụ thể hóa quy định tại khoản 8 điều 70 của Hiến pháp về đối tượng bỏ phiếu tín nhiệm, chủ thể có thẩm quyền đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, hệ quả của việc bỏ phiếu tín nhiệm và việc từ chức.
Theo đó, người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể từ chức. Trong trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu người đó để bầu hoặc đề nghị phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người không được Quốc hội tín nhiệm.
Trong việc trưng cầu ý dân, dự thảo luật cũng đã thêm Chủ tịch nước, Chính phủ vào các chủ thể có quyền đề nghị Quốc hội trưng cầu ý dân, bên cạnh Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội ở dự thảo luật trình Quốc hội lần đầu.
Điều 19 của dự thảo luật quy định: khi xét thấy cần thiết, Quốc hội quyết định việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp hoặc về những vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội. Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân.
Bên cạnh các vấn đề nêu trên, nhiều nội dung khác về Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội... cũng đã được chỉnh lý.
Như, bổ sung một điều mới quy định về thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước cho phù hợp với Hiến pháp.
Hay làm rõ thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.
Dự thảo luật cũng đã được chỉnh lý theo hướng bổ sung trách nhiệm của Ủy ban Tư pháp trong việc thẩm tra dự án luật, pháp lệnh về phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, bổ sung thẩm quyền thẩm tra dự án luật, pháp lệnh về lĩnh vực đất đai cho Ủy ban Kinh tế.
Cùng với dự án Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi, 5 dự án luật khác được đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận là: Luật Căn cước công dân, Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Đây cũng là dự án luật đầu tiên được đặt lên bàn nghị sự của hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách diễn ra từ ngày 8 - 10/9.
Dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) trình tại kỳ họp thứ 7 vào giữa năm nay có một điều về bỏ phiếu tín nhiệm song không có quy định riêng về lấy phiếu tín nhiệm.
Kết quả thảo luận về dự án luật và việc sửa nghị quyết số 35 lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp đó đã ghi nhận nhiều quan điểm khác nhau.
Theo đó, có ý kiến đề nghị bổ sung trường hợp kết quả lấy phiếu tín nhiệm là căn cứ để Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo mới nhất phục vụ thảo luận tại hội nghị đại biểu chuyên trách đã bổ sung một điều riêng về lấy phiếu tín nhiệm.
Điều này quy định, người được lấy phiếu tín nhiệm mà có quá nửa (hoặc hai phần ba) tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể từ chức. Trường hợp không từ chức thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.
Còn thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội quy định trong một văn bản khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết.
Dự thảo luật mới nhất cũng đã cụ thể hóa quy định tại khoản 8 điều 70 của Hiến pháp về đối tượng bỏ phiếu tín nhiệm, chủ thể có thẩm quyền đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, hệ quả của việc bỏ phiếu tín nhiệm và việc từ chức.
Theo đó, người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể từ chức. Trong trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu người đó để bầu hoặc đề nghị phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người không được Quốc hội tín nhiệm.
Trong việc trưng cầu ý dân, dự thảo luật cũng đã thêm Chủ tịch nước, Chính phủ vào các chủ thể có quyền đề nghị Quốc hội trưng cầu ý dân, bên cạnh Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội ở dự thảo luật trình Quốc hội lần đầu.
Điều 19 của dự thảo luật quy định: khi xét thấy cần thiết, Quốc hội quyết định việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp hoặc về những vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội. Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân.
Bên cạnh các vấn đề nêu trên, nhiều nội dung khác về Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội... cũng đã được chỉnh lý.
Như, bổ sung một điều mới quy định về thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước cho phù hợp với Hiến pháp.
Hay làm rõ thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.
Dự thảo luật cũng đã được chỉnh lý theo hướng bổ sung trách nhiệm của Ủy ban Tư pháp trong việc thẩm tra dự án luật, pháp lệnh về phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, bổ sung thẩm quyền thẩm tra dự án luật, pháp lệnh về lĩnh vực đất đai cho Ủy ban Kinh tế.
Cùng với dự án Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi, 5 dự án luật khác được đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận là: Luật Căn cước công dân, Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).