Lương công nhân Trung Quốc tăng “đuối” dần
Chi phí nhân công chững lại có thể giúp các công ty Trung Quốc cạnh tranh tốt hơn, nhưng lại có thể hạn chế tiêu dùng trong nước
Xu hướng tăng mạnh của tiền lương công nhân ở Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 đã bắt đầu chững lại theo sự giảm tốc của nền kinh tế. Theo hãng tin Bloomberg, thực tế này có thể đem tới thách thức trong bối cảnh Bắc Kinh nỗ lực thúc đẩy tiêu dùng trong nước.
Kết quả một cuộc khảo sát ý kiến chuyên gia do Bloomberg thực hiện mới đây cho thấy, mức tăng thu nhập của lao động di cư từ nông thôn ra thành thị ở Trung Quốc có thể sẽ xuống dưới 7%, so với mức tăng 7,2% trong năm 2015.
Trước đó, Quảng Đông, địa phương có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Trung Quốc là điểm đến hút nhiều lao động nông thôn nhất ở nước này, tuyên bố sẽ giữ nguyên mức lương của người lao động trong vòng 2 năm.
Chi phí nhân công chững lại có thể giúp các công ty Trung Quốc cạnh tranh tốt hơn, đồng thời giúp các doanh nghiệp nước này vượt qua được những biện pháp cải cách cơ cấu mà Bắc Kinh đã cam kết thực hiện để giải quyết tình trạng dư thừa công suất ở nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
“Các nhà lãnh đạo khá thực tế của Trung Quốc đã nhận ra giới hạn của những vấn đề như tăng lương tối thiểu. Không thể kỳ vọng tiền lương tiếp tục tăng mạnh nếu các điều kiện kinh doanh và lợi nhuận đi xuống”, ông Louis Kuijs, chuyên gia kinh tế khu vực châu Á của Oxford Economics ở Hồng Kông, nhận định.
Mấy năm trước, tiền lương tăng mạnh đã giúp Bắc Kinh đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng trong nước, từ đó giúp Trung Quốc giảm bớt sự phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế vào hoạt động xuất khẩu.
Việc làm và thu nhập của người dân là một trong những vấn đề quan trọng nhất được bàn thảo tại kỳ họp Quốc hội Trung Quốc mới đây. Đây tiếp tục sẽ là một chủ đề “nóng” tại Diễn đàn Bác Ngao thường niên với sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, dự kiến diễn ra tại đảo Hải Nam trong tuần này.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đặt mục tiêu tạo 10 triệu việc làm mới trong năm nay, tương tự như mục tiêu đặt ra cho năm 2014 và 2015.
Cho dù tiền lương tăng chậm lại, các chuyên gia kinh tế vẫn dự báo tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc sẽ tăng lên trong năm nay. Cuộc khảo sát của Bloomberg nhận định tỷ lệ thất nghiệp ở các thành phố nước này sẽ tăng lên mức 5,3-5,5% trong năm 2016, từ mức 5,1% trong năm nay.
Những dự báo này về thị trường việc làm của Trung Quốc ít nhiều gây lo ngại, bởi lực lượng lao động của nước này đang suy giảm - một thực tế lẽ ra phải buộc các công ty nước này trả lương cao hơn để thu hút đủ số lao động mà họ cần.
Việc “đóng băng” tiền lương ở nhiều địa phương là nguyên nhân chính khiến tiền lương ở Trung Quốc tăng chậm lại. Quảng Đông, tỉnh có 107 triệu dân và nền kinh tế 1,1 nghìn tỷ USD, là địa phương mới đây nhất ở Trung Quốc tuyên bố “đóng băng” tiền lương của người lao động.
Biện pháp này sẽ được Quảng Đông áp dụng trong 2 năm nhằm giúp các công ty cắt giảm chi phí nhân công. Ba tỉnh khác là Hắc Long Giang, Liêu Ninh và Cát Lâm đã không tăng lương cơ bản từ năm 2013 đến nay.
Đa số các chuyên gia kinh tế được Bloomberg khảo sát dự báo tiền lương người lao động nhập cư từ nông thôn ra thành thị ở Trung Quốc tăng 6,5-6,9% trong năm nay. Một số chuyên gia dự báo mức tăng sẽ ở dưới 6,5%.
Năm ngoái, tiền lương tháng trung bình của 277 triệu công nhân nhập cư ở Trung Quốc tăng 7,2%, đạt mức 3.072 Nhân dân tệ (473 USD). Mức tăng này đã giảm nhiều so với mức tăng 9,8% trong năm 2014 và 13,9% trong năm 2013 - theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc.
Số liệu gần đây nhất cho thấy tiền lương của người lao động nói chung ở Trung Quốc tăng 9,5% trong năm 2014, mức tăng chậm nhất kể từ ít nhất năm 2000.
“Hoạt động xuất khẩu và xây dựng suy giảm sẽ duy trì sức ép đối với tiền lương công nhân nhập cư. Giảm chi phí cho các doanh nghiệp hiện đang là một ưu tiên”, chuyên gia kinh tế về Trung quốc Harrison Hu của Royal Bank of Scotland ở Singapore nhận định.
Còn theo ông Rajiv Biswas, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IHS ở Singapore, Chính phủ Trung Quốc đang phải nỗ lực để tạo ra một sự cân bằng đầy khó khăn. “Liệu họ sẽ cho phép tiền lương tăng nhanh để hỗ trợ tiêu dùng hay hãm sự tăng lương để tránh bào mòn năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu?” ông Biswas đặt câu hỏi.
Kết quả một cuộc khảo sát ý kiến chuyên gia do Bloomberg thực hiện mới đây cho thấy, mức tăng thu nhập của lao động di cư từ nông thôn ra thành thị ở Trung Quốc có thể sẽ xuống dưới 7%, so với mức tăng 7,2% trong năm 2015.
Trước đó, Quảng Đông, địa phương có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Trung Quốc là điểm đến hút nhiều lao động nông thôn nhất ở nước này, tuyên bố sẽ giữ nguyên mức lương của người lao động trong vòng 2 năm.
Chi phí nhân công chững lại có thể giúp các công ty Trung Quốc cạnh tranh tốt hơn, đồng thời giúp các doanh nghiệp nước này vượt qua được những biện pháp cải cách cơ cấu mà Bắc Kinh đã cam kết thực hiện để giải quyết tình trạng dư thừa công suất ở nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
“Các nhà lãnh đạo khá thực tế của Trung Quốc đã nhận ra giới hạn của những vấn đề như tăng lương tối thiểu. Không thể kỳ vọng tiền lương tiếp tục tăng mạnh nếu các điều kiện kinh doanh và lợi nhuận đi xuống”, ông Louis Kuijs, chuyên gia kinh tế khu vực châu Á của Oxford Economics ở Hồng Kông, nhận định.
Mấy năm trước, tiền lương tăng mạnh đã giúp Bắc Kinh đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng trong nước, từ đó giúp Trung Quốc giảm bớt sự phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế vào hoạt động xuất khẩu.
Việc làm và thu nhập của người dân là một trong những vấn đề quan trọng nhất được bàn thảo tại kỳ họp Quốc hội Trung Quốc mới đây. Đây tiếp tục sẽ là một chủ đề “nóng” tại Diễn đàn Bác Ngao thường niên với sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, dự kiến diễn ra tại đảo Hải Nam trong tuần này.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đặt mục tiêu tạo 10 triệu việc làm mới trong năm nay, tương tự như mục tiêu đặt ra cho năm 2014 và 2015.
Cho dù tiền lương tăng chậm lại, các chuyên gia kinh tế vẫn dự báo tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc sẽ tăng lên trong năm nay. Cuộc khảo sát của Bloomberg nhận định tỷ lệ thất nghiệp ở các thành phố nước này sẽ tăng lên mức 5,3-5,5% trong năm 2016, từ mức 5,1% trong năm nay.
Những dự báo này về thị trường việc làm của Trung Quốc ít nhiều gây lo ngại, bởi lực lượng lao động của nước này đang suy giảm - một thực tế lẽ ra phải buộc các công ty nước này trả lương cao hơn để thu hút đủ số lao động mà họ cần.
Việc “đóng băng” tiền lương ở nhiều địa phương là nguyên nhân chính khiến tiền lương ở Trung Quốc tăng chậm lại. Quảng Đông, tỉnh có 107 triệu dân và nền kinh tế 1,1 nghìn tỷ USD, là địa phương mới đây nhất ở Trung Quốc tuyên bố “đóng băng” tiền lương của người lao động.
Biện pháp này sẽ được Quảng Đông áp dụng trong 2 năm nhằm giúp các công ty cắt giảm chi phí nhân công. Ba tỉnh khác là Hắc Long Giang, Liêu Ninh và Cát Lâm đã không tăng lương cơ bản từ năm 2013 đến nay.
Đa số các chuyên gia kinh tế được Bloomberg khảo sát dự báo tiền lương người lao động nhập cư từ nông thôn ra thành thị ở Trung Quốc tăng 6,5-6,9% trong năm nay. Một số chuyên gia dự báo mức tăng sẽ ở dưới 6,5%.
Năm ngoái, tiền lương tháng trung bình của 277 triệu công nhân nhập cư ở Trung Quốc tăng 7,2%, đạt mức 3.072 Nhân dân tệ (473 USD). Mức tăng này đã giảm nhiều so với mức tăng 9,8% trong năm 2014 và 13,9% trong năm 2013 - theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc.
Số liệu gần đây nhất cho thấy tiền lương của người lao động nói chung ở Trung Quốc tăng 9,5% trong năm 2014, mức tăng chậm nhất kể từ ít nhất năm 2000.
“Hoạt động xuất khẩu và xây dựng suy giảm sẽ duy trì sức ép đối với tiền lương công nhân nhập cư. Giảm chi phí cho các doanh nghiệp hiện đang là một ưu tiên”, chuyên gia kinh tế về Trung quốc Harrison Hu của Royal Bank of Scotland ở Singapore nhận định.
Còn theo ông Rajiv Biswas, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IHS ở Singapore, Chính phủ Trung Quốc đang phải nỗ lực để tạo ra một sự cân bằng đầy khó khăn. “Liệu họ sẽ cho phép tiền lương tăng nhanh để hỗ trợ tiêu dùng hay hãm sự tăng lương để tránh bào mòn năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu?” ông Biswas đặt câu hỏi.